ĐI LỄ THỜI SUY THOÁI

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
Tags: ,

22 nhận xét:

  1. Lễ chùa, lễ hội là các nét văn hóa truyền thống của nước ta và nó tồn tại trong đó niềm tin của người dân vào một năm mới no đủ, hạnh phúc hơn, nhưng tôi thấy một điều rằng, dần dần những lễ hội, những nét văn hóa đấy có chút gì đó bị phai màu đi, khi mà người đi lễ đã có những hành động không đúng mực rồi các nét truyền thống cũng dần dần bị mất đi, sớ chữ nhỏ giờ có thể thay bằng sớ đánh máy...

    Trả lờiXóa
  2. Thời kỳ suy thoái thì tôi thấy người ta đi lễ càng nhiều, người ta cầu may cho năm sau, mong năm sau tốt đẹp hơn năm cũ nhưng tôi càng thấy việc đi lễ càng ngày càng mất đi nét truyền thống của dân tộc, khi mà người kính lễ dâng lễ đã có những hành động không phù hợp và việc này đã được báo chí rồi các phương tiện truyền thông trong nước lên tiếng mong rằng người đi lễ sẽ hiểu và sẽ không phạm phải những vấn đề đấy nữa

    Trả lờiXóa
  3. thời kỳ suy thoái mà, cái gì cũng cần phải tiết kiệm chứ, nhưng tôi nghĩ thế này tiết kiệm thì tiết kiệm nhưng tôi nghĩ cũng phải nên tính toán chứ, việc bà con đi lễ những không giữ nét truyền thống, tiền lẻ đi rải khắp nơi trong khi đó những nét văn hóa đẹp cổ xưa, ông đồ, câu đối thì mọi người không giữ gìn, quả thực là quá buồn cho đi lễ khi mà kinh tế thị trường cũng đã tác động đến nó

    Trả lờiXóa
  4. tôi thấy việc đi lễ giờ đây nó bị tác động nhiều quá bởi lối sống thực dụng mà kinh tế thị trường đã tác động đến nước ta, thời xưa đi lễ làm gì có tiền mà rải thế, rồi giấy tờ làm gì có hình này hình nọ,...nhưng đã thế nét văn hóa cũ văn không giữ được, sớ chữ nho, câu đối, thầy đồ,...đã dần dần bị lãng quên, Và vấn đề này đòi hỏi ý thức giữ gìn của người đi lễ và cũng cần phải có sự tuyên truyền của chính quyền để người dân ý thức được

    Trả lờiXóa
  5. có vẻ như cuộc sống con người càng tiến bộ, càng hiện đại thì lại càng có nhiều cái không hay phát sinh thêm thì phải! nhớ là ngày mình còn bé, bố mẹ có dẫn đi xin chữ đầu năm, xin chữ xong bố mẹ phải nói mãi ông đồ mới chịu lấy 5000 đồng! ấy thế mà bây giờ thì gần như là đi bán chữ! còn chuyện đi lễ chùa đầu năm cũng vậy, nó có quá nhiều cái biến thể đi, việc cũng bái rồi thắp hương, đốt vàng mã, nó cũng trở lên quá rắc rối! tóm lại là chúng ta cần phải biết rằng việc đi chùa là lòng thành của mỗi người chứ không phải là vấn đề vật chất!

    Trả lờiXóa
  6. Dù đang sống trong vòng quay khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, dù ngay tại trung tâm kinh tế của cả nước nhưng những ngày đầu năm, đến các đền, chùa, phủ vẫn thấy rõ cái không khí “tháng giêng là tháng ăn chơi” của người Việt Nam. tuy nhiên thì có lẽ nó cũng là ảnh hưởng của một nền kinh tế suy thoái nên cũng có khá nhiều những câu chuyện bi hài xung quanh vấn đề này! như bài viết trên có lẽ cũng cho ta thấy được phần nào những câu chuyện ấy! cũng là một câu chuyện nhưng có lẽ mỗi người cần phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này!

    Trả lờiXóa
  7. Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, nhiều người đi chùa nhưng không biết lễ Phật thế nào, dâng lễ ra sao, mà có khi lại chỉ là đi để lấy may hay đi để du xuân, thưởng thức nốt những ngày nghỉ, tháng " ăn chơi" của năm! và đáng buồn hơn là dần dần việc này lại tạo ra một lối suy nghĩ xấu cho người dân, rằng việc đi chùa là để mong cho việc làm ăn thế nọ thế kia, nó không còn xuất phát từ lòng thành tâm hay là mong muốn sức khỏe bình an như trước nữa!

    Trả lờiXóa
  8. Càng ngày người dân lại có có những hành động đi lễ chùa, khấn vái cho dù nền kinh tế hiện nay gặp không ít những khó khắn. Tiền dù chưa nhiều nhưng có rất nhiều người dân bỏ bao công sức để đi lễ chùa. Sự mê tín và thành tâm của việc đi lễ chùa đang bị lạm dụng. Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn về nó

    Trả lờiXóa
  9. Thật là buồn cười, chúng ta cần xem lại ý thức của mỗi con người. Chúng ta đang dần dần mê tín và có những hành động sùng bái hơi quá thì phải. Có những người bỏ cả công việc, bỏ cả những việc quan trọng để đi chùa, đi đền cầu may. Đó đang trở thành những thói quen của không ít người.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi thấy rằng rất nhiều những người xấu, trong tâm không hề hướng thiện nhưng họ vẫn đi lễ, đi chùa. Chắc chắn rằng họ đi cầu may chứ không hề đi để nahanj tội về mình. Gio thì ai ai cũng có xu hướng muốn đi chùa, đi đền. Đều này đang bị ảnh hưởng và lạm dụng quá mức, dẫn đến rất nhiều hệ lụy xấu, cần phải có sự tuyên truyền để hợp lý hơn

    Trả lờiXóa
  11. Là mộ phong tục quen thuộc của người Việt Nam, những ngày đầu tháng giêng mọi người đi lễ chùa cầu an, hy vọng bước sang năm mới một năm an lành và may mắn. Nhưng năm nay không phải là việc đi cầu an cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế mà ngay từ đầu năm thì tết của nhân dân ta cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế rồi, sức mua yếu hẳn,ngay cả tiền mừng tuổi cũng ít hơn, trong khi tiền vẫn mất giá, một năm kinh tế còn buồn hơn nhiều so với năm ngoái.

    Trả lờiXóa
  12. Đấy nhìn cuộc sống xung quanh thì biết mà, làm gì mà dân tình có tiền đâu, kinh tế thì đói kém, âu cũng là vì kinh tế năm nay quá buồn, cứ xem táo quân thì biết, một năm kinh tế mà bao nhiêu doanh nghiệp muốn chết mà không chết được, ai cũng than phiền, nền kinh tế của ta còn yếu nên chúng ta không biết phải làm sao , thôi đành chấp nhận sống chung với lũ kinh tế vậy chứ biết làm sao được bây giờ.

    Trả lờiXóa
  13. Ra đường ai cũng bảo năm nay kinh tế đói kém, tiền mừng tuổi cũng chẳng khác năm ngoái là mấy, rồi người ta đi lễ đầu năm thì cũng hạn chế mua những thứ không cần thiết đi. Người dân Việt Nam thì khi có tiền trong người là biết ngay, khi đi chùa đi lễ là không ngại chi vì lúc nào cũng nghĩ là mình dâng lên các thánh thì các thánh cũng phù hộ cho mình, nhưng năm nay thì đa phần là muốn dâng lên các thánh nhưng cũng không có mà dâng nữa.

    Trả lờiXóa
  14. Dù là kinh tế có suy thoái hay không nhưng những việc như thế này nên được diễn ra dù là kinh tế có phát triển hơn đi chăng nữa. Quan trọng của người đi lễ chùa đầu năm là phải có tâm, chứ chẳng phải là cứ lễ to là được may mắn nhiều đâu. Nên là đi chùa cùng lắm là cầm ít tiền lẻ, ít hương hoa thôi và có lòng thành kính là được, như thế mới thể hiện cái sự văn minh, tiết kiệm chứ

    Trả lờiXóa
  15. Cứ gặp phải cảnh khó khăn gian khổ thì người dân mới biết tiết kiệm trong chuyện đi lễ chùa, chứ như những năm trước thì đúng thật là không thể chấp nhận được sự hoang phí của các đại gia, hay những người lắm tiền. Nào là đồ lễ đồ sộ, rồi là tiền lễ cũng rất cao, hương khói thì nghi ngút.. Vì họ quan niệm là đi lễ chùa càng hoàng tráng, càng nhiều đồ, càng nhiều tiền thì trong năm họ sẽ được thần linh phù hộ cho

    Trả lờiXóa
  16. Nói chung là đi chùa đầu năm thì chủ yếu là lòng thành tâm của mình chứ đâu phải cứ lễ lạc to, tiền cũng nhiều, hương khói nghi ngút là được. Chúng ta cần phải có lối hành xử văn hóa ở những nơi linh thiêng như thế này, chứ không được mang cái lối của đời sống xã hội, tiền bạc vào đây, làm cho sự linh thiêng mất đi giá trị

    Trả lờiXóa
  17. không riêng gì người dân nước ta mà nhân dân phương Đông đều có tục lệ những ngày đầu tháng giêng mọi người đi lễ chùa cầu an, hy vọng bước sang năm mới một năm an lành và may mắn. Thế nhưng trong một năm mà kinh tế suy thoái thì người ta lại đi lễ với một tâm thế mới khi khách đến lễ bái thì nhiều nhưng bày lễ lại rất ít. Khác hẳn mọi năm, để tìm được một ô nhỏ để bày khay lễ là rất khó, tất cả đều không quá cầu kì mà thành tâm là chủ yếu

    Trả lờiXóa
  18. những ngày đầu năm là những ngày mà dân chúng thường dành thời gian để đi lễ bái đình chùa cầu an cho một năm mới. Thế nhưng đã không còn cái cảnh chen lấn xô đẩy, đông nghịt người với những hành động xô bồ, cầm lễ vật đến tấp nập, gây nên một hình ảnh không hay ho gì chốn linh thiêng thế này thì thay vào cái không khí rất trật tự, rất thành tâm của người dân, quà cúng bái cũng không được mang đi dày đặc như trước nữa, không còn cái cảnh không có một không gian để sắp lễ như trước, đó cũng là một tín hiệu tích cực

    Trả lờiXóa
  19. Chùa chiền là những nơi thanh tịnh, là nơi để con người đến để hưởng thụ cuộc sống yên bình, tránh xa trần thế, chứ không phải là nơi để người ta mua xắm đủ thứ đến để quẫy nhiễu đâu. Đừng có tưởng là cứ lễ to, tiền nhiều là được nhiều phước, nhiều lộc sao? Không có chuyện đó đâu, tất cả là do chúng ta chứ chẳng có thần linh nào cả, mọi người nên biết điều ấy mà nên tiết kiệm và văn minh hơn trong những lần đi lễ chùa của mình

    Trả lờiXóa
  20. Người lớn làm kiểu này người nhỏ phải gánh vác,sao ở chốn trong hình trên cảm thấy một điều lộn xộn quá múc đến báo động rồi đó, phải không các bạn?

    Trả lờiXóa
  21. “Đi lễ chỉ để xin là tâm chưa được giác ngộ. Khi chúng ta không đạt đến sự giác ngộ đạo thì cửa Phật có thanh cao bao nhiêu, năng lượng của các vị thần vị thánh, của các liệt tổ liệt tông có mạnh đến nhường nào thì cái lễ đó sẽ không diệu ứng, hoàn toàn vô nghĩa. đó là những gì mà nhà tâm linh Phan Oanh nói! và có lẽ đúng là như vậy, chúng ta cũng không thể cứ quá coi trọng việc ấy, cũng như tới cửa Phật những tâm không thanh, lòng không tịnh thì cũng là vô ích!

    Trả lờiXóa
  22. Đi lễ chùa là nét đẹp, đặc biệt là dịp đầu năm mới, đó cũng là điều tốt, hướng tới điều thiện của nhiều người. Ngoài cầu cho bản thân, gia đình và người thân những điều tốt đẹp, may mắn thì họ còn cầu cho “quốc thái dân an” là điều rất tốt đẹp. Hiện nay, có rất nhiều chùa chiền, đình, miếu mạo... với rất nhiều lễ hội trong năm, và tập trung vào dịp đầu năm mới âm lịch, tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn diễn ra cảnh bát nháo, lộn xộn. Nếu không uốn nắn, sắp xếp lại thì rất đáng phải phê phán.

    Trả lờiXóa