Việt Nam ra sao, Việt Nam như thế nào hẳn ngươi dân Việt Nam rất hiểu. Cũng giống như các nước trên thế giới, Tôn giáo cũng là một phần đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Ngươi Việt Nam có tính cách thân thiện, giàu sự thương yêu nên những mong muốn về một cuộc sống, một xã hội nhân văn và giàu lòng nhân ái luôn được đề cao. Chính vì thế, đời sống văn hóa tinh thần trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo được người dân hết sức quan tâm. Từ các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo… tới những tín ngưỡng văn hóa dân gian bản địa như tục thờ mẫu, các nghi lễ cổ truyền dân gian đang ngày càng làm sống động giá trị tinh thần cho cộng đồng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới đời sống tinh thần đó. Từ Hiến pháp tới các văn bản pháp quy như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo được ban hành thì nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt Nam ngày càng được đảm bảo. Chính từ điều này mà tình hình các tôn giáo ở Việt Nam luôn được ổn định.
Mỗi đất nước có một đặc thù và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo ở mỗi nơi cũng khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo được nhu cầu tâm linh chính đáng này thì cần phải hiểu được đặc điểm khác nhau đó và như vậy, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo nếu hiểu không đúng ở đây thì sẽ cho là đáp ứng tất cả những gì thuộc về tôn giáo và đáp ứng tất cả những gì mà tôn giáo cần. Quan niệm như vậy là sai lầm bởi ngày nay, mọi hoạt động phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước. Tín ngưỡng, tôn giáo là đời sống tinh thần cần thiết và chính đáng của người dân nhưng đó cũng chỉ là một mặt nhu cầu trong rất nhiều nhu cầu của xã hội; có khác là ở chỗ đó là nhu cầu tâm linh. Và với những đất nước pháp quyền thì mọi thứ cần có chuẩn mực đạo đức nhưng phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật ấy do người dân hoàn thiện và nó để phục vụ cho lợi ích của chính họ. Với nhận thức đúng đắn như vậy nên người dân Việt Nam đã tạo nên một bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đa dạng, hòa bình và mang đậm bản sắc dân tộc.
Một số tổ chức, một số chính phủ có những quan điểm chưa chính xác về sự thực bức tranh ấy. Họ cho rằng Việt Nam là một quốc gia kìm hãm sự phát triển của tôn giáo và không đảm bảo và tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Cái lý do mà họ đưa ra phần thì dựa trên những căn cứ sai thực tế; phần thì được áp đặt theo quan điểm và hoàn cảnh giống nước họ. Những điều như vậy chúng ta có thể coi là bình thường bởi quan điểm mỗi người, mỗi đất nước là khác nhau và họ sẽ nhận thấy điều ấy khi họ hiểu chúng ta giống như chúng ta hiểu họ. Tuy nhiên, nếu cứ khăng khăng bảo thủ, cố chấp và áp đặt; sư dụng tôn giáo vào các mục đích chính trị, ngoại giao thì là điều đáng chê trách.
Vừa qua, 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới trong đó, ông này đã có những đánh giá và hiểu biết sai lầm về Việt Nam. Không có nhiều người như ông ấy nhưng có một người hiểu sai cũng gây ra những hậu quả rất lớn đối với hình ảnh của Việt Nam. Christ Smith đã phát biểu rằng “Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi”
Đây hoàn toàn là những phát biểu hoàn toàn sai lầm của Christ Smith.
Nếu như đó là những sự hiểu lầm thì không nên chuyện nhưng khi nghe tiếp những lời phát biểu thì chúng ta sẽ thấy con người này có dụng ý không tốt với Việt Nam. Ông ta nói:
“Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi mà chưa có tự do tôn giáo. Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế giới.”
Với vai trò là một dân biểu, những sai lầm của Christ Smith thật sự đáng ngại. Một người dân biểu như ông hơn ai hết cần có những cái nhìn, đánh giá khách quan bất kỳ một vấn đề gì; đặc biệt, điều đó lại liên quan đến đối ngoại; tới danh dự và hình ảnh của một quốc gia. Người dân Việt Nam sẽ thông cảm cho ông về sự thiếu hiểu biết khách quan nhưng sẽ không chấp nhận cho ông có bất kỳ ý đồ xấu nào đối với Việt Nam. Hãy là người dân biểu đúng nghĩa.
Nguyễn Nga
Hoa Kỳ lúc nào cũng muốn dồn ép chúng ta, cho dù chúng ta có tự do dân chủ nhân quyền, cho dù chúng ta có tự do tín ngưỡng tôn giáo thì chúng vẫn cố làm khó chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự thiếu hiểu biết khách quan Christ Smith là một ví dụ
Trả lờiXóaCó thể khẳng định rằng đất nước ta luôn có tự do dân chủ nhân quyền và tự do tín ngưỡng tôn giáo mà tại sao Christ Smith lại có thể có những động thái như thế chứ. Không thể vì Mỹ từng thất bại trước Việt Nam mà có những hành động không khách quan như vậy được
Trả lờiXóaông này không biết về tình hình ở Việt Nam rồi. Chém gió thôi.
Trả lờiXóaTrong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân dân. Do vậy mà nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo luôn được phát huy tối đa tính gần gũi của nó. Chính vì vậy, để đảm bảo được nhu cầu tâm linh chính đáng này thì cần phải hiểu được đặc điểm khác nhau đó và như vậy, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng nhưng mọi hoạt động phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, nếu không những kẻ xấu sẽ lợi dụng để gây rối tình hình đất nước ta
Trả lờiXóaTín ngưỡng, tôn giáo là đời sống tinh thần cần thiết và chính đáng của người dân nhưng đó cũng chỉ là một mặt nhu cầu trong rất nhiều nhu cầu của xã hội; có khác là ở chỗ đó là nhu cầu tâm linh. Và với những đất nước pháp quyền thì mọi thứ cần có chuẩn mực đạo đức nhưng phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật ấy do người dân hoàn thiện và nó để phục vụ cho lợi ích của chính họ. Với nhận thức đúng đắn như vậy nên người dân Việt Nam đã tạo nên một bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đa dạng, hòa bình và mang đậm bản sắc dân tộc.
Trả lờiXóa