Thời gian qua, dư luận trong khu vực cũng như trên toàn thế giới đang liên tục dõi theo những diễn biến phức tạp xảy ra trong khu vực tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước tại khu vực Châu Á; trong đó, vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông đặc biệt quan trọng. Việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các nước tại hai vùng biển này giờ đây không còn đơn thuần là việc tranh chấp vì lợi ích giữa các nước trong khu vực có liên quan mà nó còn là sự cạnh tranh giữa các nước lớn; các cường quốc trên thế giới.
Kể từ khi vấn đề biển Đông và Hoa Đông nóng lên, chúng ta có thể thấy rõ mục đích của từng quốc gia có liên quan trong vấn đề này. Với Trung Quốc, đây là một quốc gia có nhiều hành động nhất mà trong đó chủ yếu Trung Quốc sử dụng những hành động ngang ngược thậm chí là sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế để phục vụ cho chính sách “Đường lưỡi bò” vô lý của họ.
Đối với những nước khác có liên quan như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippin, Nhật Bản... được đánh giá là yếu thế hơn trong cuộc tranh chấp này thì chủ trương liên kết, tạo sức mạnh tập thể để kiềm chế những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc trên biển cũng như bắt Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế; cụ thể ở đây là Công ước về luật biển năm 1982, và Bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Đông D.O.C gần đây nhất. Sau quãng thời gian đầu còn nhiều khó khăn, các nước đã dần tìm được tiếng nói chung để cùng nhau đối phó với Trung Quốc.
Về phía Mỹ, có thể thấy đây là cường quốc có sự can thiệp rõ ràng nhất trong việc giúp giải quyết vấn đề tranh chấp căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông thời gian qua. Một phần vì bản thân lợi ích về kinh tế hàng hải giao thương với khu vực Châu Á của nước Mỹ cũng có những ảnh hưởng nếu để Trung Quốc thực hiện các chính sách bành chướng. Bên cạnh đó, với sự trỗi dậy của Trung Quốc những năm qua thì đây cũng là cơ sở để Mỹ có sự can thiệp nhằm để kiềm chế Trung Quốc.
Với những gì đang diễn ra trong các khu vực tranh chấp thì có thể thấy Trung Quốc đã mất dần đi những lợi thế trước đó; cán cân lực lượng đã được cân bằng hơn khi một mình Trung Quốc đối đầu với tất cả những quốc gia còn lại và những hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã được hạn chế nhiều.
Giờ đây, chúng ta có thể thấy mỗi bước đi của Trung Quốc đều phải tính toán hết sức kỹ lưỡng; mang tính chất thăm dò và ngày càng gặp phải những khó khăn. Mới đây, người ta đã nói nhiều về cái gọi là “Vùng nhận diện phòng không - AZID” của Trung Quốc được Nhật Bản đưa ra. Qua đó cho thấy, thông qua những tin tức thu thập được từ nội bộ Bắc Kinh, báo Asahi (Nhật Bản) cho biết các quan chức thuộc lực lượng không quân Trung Quốc đã soạn thảo đề xuất cho ADIZ ở biển Đông. Bản dự thảo đề xuất trên đã được nộp lên giới chức quân sự cấp cao vào tháng 5-2013.
Ngay lập tức, rất nhiều nhà phân tích và các nước đã lên tiếng phản đối điều này. Trong đó có các nước liên quan và Mỹ. Với động thái lần này của mình có thể thấy Mỹ đã khá rắn với hành động này của Trung Quốc. Chính quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Evan Medeiros hôm 30/1 cho biết Mỹ đã đề nghị Trung Quốc không thiết lập một "Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" nữa ở châu Á, cảnh báo động thái đó sẽ khiến quân đội Mỹ thay đổi tình thế của Washington trong khu vực. Đó là phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng Kyodo, ông Medeiros nêu rõ: “Chúng tôi phản đối Trung Quốc thiết lập một ADIZ ở những khu vực khác, trong đó có Biển Hoa Nam (Biển Đông). Chúng tôi đã làm rõ với phía Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ coi đó (việc thiết lập một ADIZ khác) là diễn biến khiêu khích và gây bất ổn, sẽ dẫn đến những thay đổi về sự hiện diện và tình thế quân sự của chúng tôi trong khu vực”.
Với sự lên án mạnh mẽ và những hành động cứng rắn đến từ các nước, Trung Quốc đã có những động thái có thể coi là mềm mỏng nhằm xoa dịu tình hình. Cụ thể, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của báo Nhật Bản nói Trung Quốc có kế hoạch lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và bày tỏ lạc quan về tình hình khu vực này.
Ông Hồng Lỗi cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Bảy rằng "nhìn chung phía Trung Quốc vẫn chưa cảm thấy có bất kỳ mối đe dọa an ninh hàng không nào từ các nước ASEAN và lạc quan về mối quan hệ với các nước láng giềng và tình hình chung trong khu vực Biển Đông. Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có mọi quyền hợp pháp để áp dụng tất cả những biện pháp, bao gồm thiết lập vùng phòng không, để bảo vệ an ninh quốc gia ứng phó với tình hình an ninh hàng không, và rằng không ai có thể đưa ra nhận xét vô trách nhiệm về điều này”. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc và ASEAN chia sẻ một tương lai tươi sáng cho mối quan hệ đôi bên. Ông nói Trung Quốc và ASEAN đang làm việc cùng nhau để thực thi bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông một cách toàn diện và hiệu quả để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cái gọi là thiết lập “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc hẳn là có thật. Những động thái vừa qua của Trung Quốc đã chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy Bắc Kinh đang có những động thái mềm mỏng hơn trước hành động của khu vực và thế giới. Cần phải tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết giữa các nước để kiểm chế Trung Quốc.
Khánh Việt
liệu rằng đây có phải là chiêu bài của Trung Quốc nhằm dò xét các nước???
Trả lờiXóaVùng nhận dạng phòng không (tiếng Anh: Air Defense Identification Zone, viết tắt tiếng Anh: ADIZ) là vùng bầu trời do một quốc gia tự ấn định ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải nhận dạng, minh định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. Vùng nhận dạng phòng không không đồng nghĩa với không phận nhưng được coi như khu vực song hành với an ninh quốc phòng. những hoạt động gần đây của Trung Quốc đều đang làm rõ cái khái niệm này hơn bao giờ hết, chúng có thể phủ nhận nhưng chúng ta cũng cần phải hết sức cảnh giác với cái chiêu trò này của chúng!
Trả lờiXóaVào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương lập ADIZ ở biển Hoa Đông bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, yêu cầu các máy bay bay qua khu vực phải thông báo nhận dạng. tuy nhiên thì gần đây chúng lại tỏ ra khá mềm mỏng trong vấn đề này khi mà những hoạt động ngang ngược của chúng đã và đang giảm đi một cách đáng kể! có lẽ chúng cũng biết rằng việc lập ADIZ sẽ khiến cho những nước lớn như Mỹ cảm thấy bị xúc phạm nên chúng mới lên tiếng phủ nhận như thế!
Trả lờiXóaWashington cảnh báo nếu Bắc Kinh lập thêm vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Đông sẽ khiến cho quân đội Mỹ thay đổi cách ứng xử tại khu vực châu Á! Cũng trong ngày 31.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf ngày 31.1 nói với các phóng viên rằng bất kỳ động thái lập vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc cũng được xem là “hành động đơn phương và gây hấn, làm gia tăng căng thẳng” trong khu vực, theo AFP! phải chăng là bọn Trung Quốc đang sợ điều này mà phủ nhận không dám lên tiếng!
Trả lờiXóaTrung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược trên biển Đông của nước ta nhưng ứng với mỗi lần ấy thay vì hé lộ âm mưu độc chiếm biển Đông và các quần đảo này thì chúng lại lên tiếng phủ nhận thủ đoạn của mình. Trung Quốc sử dụng những hành động ngang ngược thậm chí là sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế để phục vụ cho chính sách “Đường lưỡi bò” vô lý của họ, để đối đầu với sức mạnh từ phía họ thì chúng ta và các nước khác chỉ có thể tập trung đoàn kết sức mạnh để kiềm chế Trung Quốc
Trả lờiXóaTrung Quốc lên tiếng phủ nhận vùng nhận diện phòng không Azid để che đậy cho những âm mưu đen tối của họ, để tránh làm các nước khác phải đề phòng và làm kiềm chế sức mạnh của họ khi mà các nước sẽ đoàn kết lại nhưng thực chất đó là có thật. Do vậy mà Trung Quốc đã dối trá rằng chưa cảm thấy có bất kỳ mối đe dọa an ninh hàng không nào từ các nước ASEAN và lạc quan về mối quan hệ với các nước láng giềng và tình hình chung trong khu vực Biển Đông.
Trả lờiXóaVùng nhận diện phòng không AZID là một hành động ngang ngược của Trung Quốc và cả thế giới lên tiếng phản đối về vấn đề này, Trung Quốc ngày càng có những hành động nganh ngược trên biển Đông, trong đó đã xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta, xâm phạm lợi ích kinh tế trên biển của nước ta, chúng ta cần phải kích liệt lên án những hành động ngang ngược này
Trả lờiXóaVùng nhận diện hàng không AZDI của Trung Quốc đưa ra là một hành động leo thang của trung quốc trong chuỗi các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền của các quốc gia ở Biển Đông, và thế giới đã kịch liệt lên án hành động này, và Trung Quốc cũng đã biết sợ và giờ lên tiếng phủ nhận, qua thực là âm mưu của Trung Quốc quá rõ, chúng ta cần phải cảnh giác và đấu tranh với những âm mưu đó
Trả lờiXóaTrung Quốc đã lên tiếng phủ nhận vùng nhận diện hàng không AZID sau sự lên tiếng kịch liệt của dư luận thế giới, quả thực giờ Trung Quốc đã lộ rõ bản chất, âm mưu của mình với tham vọng trên biển Đông, người ta đã từng bảo rằng AZID là thuốc thử của Trung Quốc dành cho Mỹ và Trung Quốc đã nhận được câu trả lời. hi vọng, dư luận thế giới sẽ cùng với các quốc gia ở biển Đông sẽ đấu tranh kịch liệt, phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc
Trả lờiXóaTrung Quốc giờ đã lên tiếng phủ nhận chính việc mình đã dựng nên, AZID vùng nhận dụng hàng không được Trung Quốc đưa ra để thể hiện hành động ngang ngược của mình ở biển Đông, để thể hiện tham vọng của mình trên biển Đông, nhưng dư luận thế giới đã lên tiếng mạnh mẽ và giờ đây trung quốc cũng phải chịu lùi bước, hành động phủ nhận này của trung quốc đã cho thấy thất bại của trung quốc trên lĩnh vực ngoại giao
Trả lờiXóaTrung Quốc lên tiếng phủ nhận vùng nhận diện hàng không, quả thực đây là một hành động cho thấy sự thất bại của Trung Quốc trên biển Đông, Trung Quốc đã dùng vùng nhận diện hàng không để xem như là một phép thử đối với Mỹ và dự luận thế giới và quả thực trung quốc đã thất bại hoàn toàn, thất bại này cho thấy trung quốc cần phải dè chừng trước những hành động ngang ngược của mình hơn nữa không thì sẽ phải trả giá đắt
Trả lờiXóa