26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến bao vây cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Chữ Thập, Châu Viên… ngăn chặn lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo. Tàu chiến Trung quốc đã nổ súng tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam, bắn cháy và chìm 3 tàu vận tải quân sự của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân ta đã hy sinh.
Nhân dịp này, Petrotimes sẽ chuyển đến bạn đọc nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc hải chiến 14/3/1988 để thấy rõ hơn hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh những cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã mưu trí, dũng cảm và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phần I: Những dấu hiệu bùng nổ cuộc hải chiến
Đầu năm 1988, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa: chiếm giữ đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ, 28 tháng 2), Xu Bi (23 tháng 3). Các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa được gọi là đảo chìm, đều có chữ đầu là “đá”.
Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đá Tiên Lữ (26 tháng 1), đá Lát (5 tháng 2), đá Lớn (6 tháng 2), đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.
Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. Vì vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân hạ quyết tâm đóng giữ các đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các rạn san hô Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đầu tháng 3 năm 1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Trước tình hình này, ngày 31/3, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.
Lúc 19h ngày 11/3, tàu HQ-604 của Việt Nam rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").
Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3. Sau 29 giờ hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Việt Nam trên đá san hô này.
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.
17h ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Tàu chiến của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.
Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm 13/3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma; tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ bãi đá Gạc Ma.
Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.
Ngày 14/3, chiến sự diễn ra tại khu vực các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.
Phần II: Trung Quốc chủ động tấn công chiếm Gạc Ma và Len Đao
(PetroTimes) - Sáng sớm ngày 14/3, từ tàu HQ 604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 Hải quân phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần.
Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi.
Phía Trung Quốc cho hai xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.
6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lính Trung Quốc dùng lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương. Trước khi chết, anh Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo!".
Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7h30, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
Tại đá Cô Lin, 6 giờ, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ- 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu mở hết tốc lực lao lên bãi đá. Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi thì 2 tàu của Trung Quốc quay sang tấn công. Khi tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu HQ-505 triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3,5 hải lí)
Ở hướng đá Len Đao, 8h20 ngày 14/3, Hải quân Trung Quốc bắn xối xả vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu HQ-605 bị bốc cháy và chìm. Đến 6 giờ ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.
Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu HQ-505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức, một tay bám thành xuồng, một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.
Trận chiến đấu ngày 14/3/1988, thiệt hại của Việt Nam bao gồm ba tàu bị bắn cháy và chìm, ba người hy sinh, mười một người khác bị thương, bảy mươi người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, còn 64 người vẫn mất tích và được xác định là đã hy sinh.
Trong trận Hải chiến Trường Sa, Học viện Hải quân Việt Nam có hai học viên (Kiều Hồng Lập và Nguyễn Bá Cường) hi sinh trong lúc tham gia thực tập và chiến đấu trên tàu HQ- 604, hiện nay vẫn còn lưu giữ hình ảnh tại nhà truyền thống của Học viện.
Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 cho đến nay.
Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc bỏ đi, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.
Phần III: Hiện trạng Trường Sa sau hải chiến 14/3/1988
Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam (khu DK1).
Ngày 5/7/1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gọi tắt là DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6/1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè.
Theo phía Trung Quốc thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung Quốc "bắt buộc phải tự vệ". Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hiệp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Nhưng Liên hiệp quốc thì nói rằng, họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa.
Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước. Nhưng có một điều đáng lên án là khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế..
Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Khi ngư dân vớt được 4 bộ hài cốt nghi là liệt sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đá Gạc Ma (14/3/1988), Quân chủng Hải quân dùng phương tiện hiện đại là xác định ADN đối chiếu với thân nhân 64 liệt sỹ và sau đó chôn cất hài cốt các liệt sỹ tại đất liền và làm lễ tưởng niệm tại đoàn 129.
Các chuyến tàu ra quần đảo Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam từ đó đến nay thường tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện CQ-88 với diễn văn, thắp hương, mặc niệm và thả hoa xuống biển.
Trung Quốc cho rằng, đây là đất của họ, bất kể tính chính xác của luật pháp quốc tế và cũng không quan tâm tới quá trình xác lập chủ quyền của họ tại Trường Sa là có hay không. Điều này ngày càng lộ rõ qua đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) mà phía Trung Quốc coi là lãnh hải của họ.
Năm 1994, Trung Quốc lại có hành động tương tự trên ở đá Vành Khăn do Philippines kiểm soát. Philippines chỉ đưa ra phản đối chính trị chứ không có động thái quân sự nào. Theo Henry L. Stimson Center, Hải quân Philippines quyết định tránh đối đầu vì thấy hậu quả tranh chấp năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Đức Toàn Theo Petrotimes
cuộc chiến nào cũng vậy, cũng sẽ có những người anh hùng thực sự nga xuống, hi sinh thân mình để bảo vệ độc lập, chủ quyền cho đất nước! chúng ta sẽ không bao giờ quên được những công lao to lớn ấy! chúng ta vẫn biết là tình hình chính trị giữa nước ta và Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc công bố cái "đường lưỡi bò" đã không tốt đẹp gì rồi! ấy thế mà có nhiều kẻ lại cứ thích chọc ngoáy vào lịch sử để làm nóng thêm mối quan hệ ấy! có lẽ chúng ta cần nhìn nhận một cách đúng đắn nhất về lịch sử thay vì một hướng suy nghĩ tiêu cực như bọn rận chủ, phản động!
Trả lờiXóađây có lẽ là một trong những trận chiến đã đi vào lịch sử giữ nước của đất nước Việt Nam ta! những công lao to lớn của những người anh hùng liệt sĩ có lẽ chẳng ai có thể quên được! và những gì mà bài viết này nhắc tới đã giúp chúng ta phần nào nhớ lại những trang sử hào hùng ấy của dân tộc! chúng ta nên biết tới lịch sử để học hỏi tinh thần yêu nước của các bậc cha ông, không phải chúng ta học và biết tới lịch sử để nuôi giữ một lòng hận thù hay để phục vụ cho những mục đích chính trị đen tối khác!
Trả lờiXóalịch sử có thể đã là những câu chuyện của ngày hôm qua nhưng chúng ta vẫn phải nhìn về nó, vẫn phải biết tới nó để biết tới truyền thống hào hùng của dân tộc, biết tới tinh thần dựng nước, giữ nước và đặc biệt là lòng yêu nước của cha ông ta! chỉ buồn là nhiều kẻ lại không muốn biết tới lịch sử bằng cách ấy mà lại thích lợi dụng nó cho những âm mưu đen tối của mình, phục vụ cho những mục đích chính trị xấu xa! đáng buồn và đáng thương hại cho bọn rận chủ phản động ấy!
Trả lờiXóatừ xa xưa, ông cha ta đã có lịch sử giữ nước hào hùng, và cho tới nay thì dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước thì nước ta vẫn đang làm mọi cách để tiếp tục phát huy công cuộc dựng nước và giữ nước! vẫn biết gần đây chúng ta cũng đang có rất nhiều bất ổn trên quần đảo này do sự quấy phá của Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta vẫn phải có những đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao hợp lí, chúng ta cần hòa bình để phát triển đất nước chứ không phải một cuộc chiến vô nghĩa nào nữa!
Trả lờiXóaĐất nước ta là một đất nước yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh. Nhưng k phải vì vậy mà chúng ta để bọn xâm lược muốn làm gì thì làm. "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", đã có rất nhiều kẻ nhăm nhe xâm chiếm nước ta và đã phải trả những cái giá đắt cho hành động ngông cuồng đó
Trả lờiXóamọi thứ diễn ra như thế và ai ai cũng biết được bộ mặt thật của Trung Quốc là gì rồi dùng biết bao nhiêu thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Phải chăng chỉ vì lợi ích mà chúng giám làm tất cả mọi thứ đề đạt được mục đích của mình. chúng thực hiện tất cả mọi thứ mạng sống của con người không phải là thứ mà chúng cướp đi được vì thế hãy suy ngẫm lại đi và đừng hành động theo kiểu thú hoang như vậy
Trả lờiXóaThật khâm phục những người lính Trường Sa năm ấy đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của đất nước, đó là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam thân yêu. Trung Quốc đã bất chấp thủ đoạn để có thể đạt được mục đích của mình khi mang cả quân đội đi đánh chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang đóng quân bảo vệ.
Trả lờiXóacả dân tộc luôn hướng về Hoàng Sa và Trường Sa và không lúc nào là không nghĩ tới nhất là trong thời buổi hiện nay khi phía TRung Quốc dùng mọi thủ đoạn và ngày càng trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của to. Chính vì thế chúng ta phải kiên cường chiến đâu nhưng cũng phải đúng cách không thể làm được tùy tiện và không thể để cho những kẻ phá hoại đất nước lợi dụng vấn đề này để thực hiện âm mưu phá hoại đất nước
Trả lờiXóaNhững hành động của Trung Quốc trong cuộc chiến xâm chiếm Hoàng Sa đã là hoàn toàn sai lầm, và sau đó chúng lại nhẫn tâm âm mưu ý đồ xâm chiếm cả quần đảo Trường Sa nữa và chúng ta đã chủ quan khi mà để cho chúng xâm phạm đến chủ quyền của dân tộc, đồng thời chúng ta cũng phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất và đặc biệt là những thiệt hại vô cùng to lớn về người, cụ thể là 64 chiến sỹ đã hy sinh trong khi bảo vệ quần đảo Trường Sa, đây là một trong những chiến sỹ cảm tử nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc khi mà nhìn thấy quân thù đang chĩa sung vào mình nhưng vẫn cố gằng bám trụ lấy đảo
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân đội là hoàn toàn sai trái và đi ngược lại với cách hòa giải trong tư pháp quốc tế. Những việc làm sử dụng súng ống để làm những việc đi chiếm đất của nước khác là những hành động bỉ ổi, chúng ta sẽ không bao giờ quên được những hy sinh mất mát của những người anh hung đã không quên mình xả thân để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Những hành động như vậy sẽ là một động lực cho các thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của các anh, lấy các anh làm những tấm gương trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóa26 năm đã trôi qua nhưng những ký ức đau buồn không thể nào quên của biết bao nhiêu người có quan tâm đến chủ quyền biển đảo. 64 chiến sỹ của chúng ta đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ mảnh đất ở xa Tổ Quốc. Ngày nay chúng ta cần phải học tập tốt hơn nữa, hãy củng cố nền quốc phòng toàn dân, đồng thời luôn phải đấu tranh về mặt ngoại giao cho chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta không nên dùng những hành động bột phát để đấu tranh đòi hỏi chủ quyền, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động.
Trả lờiXóaNhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ, hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á. Cần phải có những biện pháp những chủ trương thật đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề này.
Trả lờiXóa