Vấn đề UKRAINA đang bước vào những giai đoạn quan trọng nhất va mang tính bước ngoặt. Ngày hôm nay, khoảng 1,5 triệu công dân Crưm đủ tư cách đã đi bỏ phiếu để đưa ra quyết định; một là sáp nhập Nga và hai là tiếp tục là một vùng tự trị trong lòng Ukraina nhưng có nhiều quyền hạn hơn. Với sự kiện này, vấn đề UKRAINA bước vào giai đoạn mang tính bước ngoặt đó là chia tách hoặc giữ nguyên. Tuy nhiều tờ báo và một số quốc gia châu Âu và Mỹ đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý này nhưng thực tế cho thấy vẫn có những quốc gia khác ở khu vực châu Âu quan tâm và cho đó là hợp hiến pháp CRIME và luật pháp quốc tế. Đã có 135 quan sát viên quốc tế thuộc 23 quốc gia EU đã tới CRIME để giám sát cùng với 1.240 quan sát viên địa phương. Trước khi cuộc trưng cầu dân ý này diễn ra và tới cả thời điểm hiện tại (tuy chưa có kết quả chính thức) nhưng người ta đa dự đoán việc CRIME sáp nhập trở lại Nga là khả năng lớn có thể xảy ra vì đây vốn là vùng đất thuộc Liên Bang Nga trước đây và người dân Nga cũng chiếm đến gần 60%.
Tuy nhiên, Mỹ và một số nước châu Âu đã lên tiếng phản đối sự kiện chính trị lớn này tại CRIME và cáo buộc điều này vi phạm luật pháp quốc tế. Với quan điểm như vậy, các nước có quan điểm đối lập với Nga đã có những hành động cụ thể như là hứa tăng cường viện trợ, thuyết phục UKRAINA và CRIME bằng kinh tế; đồng thời cũng gây sức ép với Nga về mặt kinh tế với việc đưa ra một loạt những biện pháp cấm vận, phong tỏa tài sản… và cũng có những hoạt động quân sự sát với biên giới UKRAINA.
Sự việc UKRAINA giờ đây được người ta coi như là sự đối đầu giữa một bên là Nga và một bên là Mỹ và một số nước EU và người ta cũng có cơ sở để lo lắng về một cuộc đụng độ vũ trang có thể xảy ra.
Vẫn có những động thái khiêm tốn kể từ khi cuộc khủng hoảng ở UKRAINA bắt đầu; nhưng hôm qua, Trung Quốc, một nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có những phát biểu chính thức; trong đó, Trung Quốc muốn trở thành trung gian hòa giải vấn đề khủng hoảng tại UKRAINA hiện nay. Theo ý kiến đệ trình của phía Trung Quốc, thì vấn đề UKRAINA sẽ được giải quyết như sau: Trung Quốc đưa ra một giải pháp ba bước cho vấn đề Ukraine; đó là: Thứ nhất, lập ra một cơ quan điều phối quốc tế càng sớm càng tốt, bao gồm đại diện của tất cả các bên liên quan, để giải quyết một cách toàn diện các khả năng về một giải pháp chính trị. Thứ hai, các bên phải kiềm chế mọi hành động có thể dẫn đến leo thang hơn nữa của cuộc xung đột. Thứ ba, các tổ chức tài chính quốc tế cần xây dựng một chiến lược để duy trì ổn định kinh tế và tài chính của Ukraine. Đại sứ Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có ý định hòa giải và tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các bên.
Những giải pháp mà Trung Quốc đưa ra hết sức cơ bản mà bất kỳ một cuộc khủng hoảng ở bất kỳ đâu cũng phải cần đến; thế nhưng với tình hình đang diễn ra ở UKRAINA thì biện pháp này của Trung Quốc là không đủ sức nặng để giải quyết bởi vì tính chất của sự việc giờ đây đã hoàn toàn khác. Giờ đây, vấn đề UKRAINA hoàn toàn quyết định bởi cuộc chưng cầu dân ý ở CRIME. Dường như Trung Quốc đã đưa ra lộ trình giải quyết hơi muộn so với diễn biến của nó. Có vẻ như cũng giống như vấn đề Syria, Trung Quốc vẫn quyết tâm không đi đầu; cẩn thận quan sát tình hình các bên và đưa ra hành động khôn ngoan để có lợi nhất cho mình mà vẫn giữ được hình ảnh của nước lớn với danh nghĩa là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Khánh Việt
đúng là tình hình hiện nay có lẽ những giải pháp mà Trung Quốc đưa ra là quá chung chung và không thể có tác dụng tức thời được! vấn đề chính trị ở Ukraina đang diễn ra hết sức căng thẳng, việc họ sắp có một bước ngoặt lớn trong việc giải quyết vấn đề này khi sắp có một cuộc trưng cầu ý dân để đưa ra quyết định cuối cùng cho đất nước! mong rằng cuộc chưng cầu dân ý này diễn ra suôn sẻ để đất nước này có thể trở lại với cuộc sống bình yên!
Trả lờiXóacó lẽ đây cũng là một vấn đề hết sức nan giải và không thể thực hiện ngay những giải pháp mà Trung Quốc đã đưa ra được! Mỹ và Nga từ trước tới nay luôn có những hiềm khích và họ luôn chọc phá những hoạt động của nhau! khi mà Ukraina chỉ là một vật trung gian gánh chịu hậu quả của sự giằng xé giữa hai nước lớn này thì có lẽ họ nên tự giải quyết vấn đề của mình, hơn là cứ trông chờ và phụ thuộc quá nhiều vào những nước lớn ấy!
Trả lờiXóaTrung Quốc là một nước lớn nhưng với những gì mà Trung Quốc góp ý để giải quyết vấn đề khủng hoảng ở Ukraina mà cụ thể là giải quyết vấn đề Crimea. Đó là những vấn đề hết sức cơ bản, điều đó cho thấy Trung Quốc hết sức khôn ngoan khi có hành động như vậy, nó không làm mất lòng bất kỳ một nước nào có liên quan mà lại không ảnh hưởng đến danh tiếng, tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Trả lờiXóacuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lại của mình tại bán đảo tự trị Crimea là hợp hiến pháp Crimea và luật pháp quốc tế. Thế nhưng vì lo ngại đến quyền lợi của mình sẽ bị xâm phạm sau khi bán đảo Crimea chính thức trở thành nước Cộng hòa tự trị thuộc lãnh thổ Nga chứ không phải Ukraina nữa nên Mỹ và EU đã lên tiếng phủ nhận và phản đối. Còn Trung Quốc một lần nữa thận trọng thể hiện kêu gọi hòa giải của mình với tư cách là thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhưng họ lại quá chậm chạp, biện pháp không đủ sức gây ảnh hưởng đến tình hình nữa
Trả lờiXóatuy Trung Quốc đã lên tiếng để hòa giải vấn đề Ukraina nhưng có thể thấy họ rất khôn ngoan trong động thái của mình khi sự hòa giải ấy diễn ra quá muộn so với tình hình đã gần ngã ngũ, hơn nữa những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra chỉ là chung chung và không thể áp dụng, giải quyết được trong tình hình hiện tại. Nhưng họ vẫn làm để vẫn giữ được hình ảnh của nước lớn với danh nghĩa là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trả lờiXóa