(PetroTimes) - Nga và phương Tây đang tìm mọi cách để kéo Ukraina về phía mình. Vì lợi ích gì mà Matxcơva lại phải lao tâm khổ tứ đến thế?
Các sân bay chính tại Crimea đã bị một nhóm vũ trang khoảng 50 người chiếm đóng trong sáng 28/2
Một cộng đồng rất đông người Nga hiện đang sinh sống tại Crimea thuộc Ukraina. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Kiev đang biến khu vực Crimea này trở thành điểm nóng. Ngày 27/2, một nhóm vũ trang ủng hộ Nga đã xông vào tòa nhà quốc hội vùng tự trị Crimea ở thủ phủ Simferopol, giải tán chính quyền và bổ nhiệm một thủ tướng mới. Dự kiến một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này sẽ được tổ chức vào ngày 25/5.
Đến sáng nay (28/2), tình hình tại đây trở nên căng thẳng khi một nhóm vũ trang khoảng 50 người đã chiếm các sân bay chính ở Crimea. Đài tiếng nói nước Nga cho biết: “Quân đội Nga không tham gia vào các cuộc phong tỏa sân bay sân bay ở Crimea”.
Phát ngôn viên hạm đội Biển Đen của Nga cho biết với hãng thông tấn Interfax rằng lực lượng của hạm đội này không được triển khai ở những điểm nóng trên và an ninh đã được thắt chặt quanh các căn cứ hiện nay tại Crimea. Hạm đội Biển Đen của Nga đã duy trì căn cứ quân sự chính tại cảng Sevastopol thuộc Crimea và nhiều cơ sở hải quân khác tại bán đảo này nhiều thập kỷ qua.
Crimea từng là một phần của Nga trong gần 200 năm, kể từ khi Nga sáp nhập khu vực này vào năm 1783. Tuy nhiên, Crimea được chuyển giao cho Ukraine năm 1954 dưới thời Liên Xô. Một số người dân tộc Nga xem đó là một sai lầm lịch sử.
Crimea (tiếng Việt: Crưm) là một nước tự trị miền nam của Ukraina nằm trên một bán đảo cùng tên phía bắc của biển Đen. Lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử, như dân Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Crimea. Nối tiếp là Hãn quốc Crimea và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18, và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20. Thời thuộc Liên Xô, Crimea thuộc thành phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga rồi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.
Crimea nay là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong thành phần Ukraina, được chi phối bởi Hiến pháp Crimea và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Crimea có diện tích 26.200 km vuông và dân số vào năm 2007 là 1.973.185. Các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính. Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina, nên các thứ tiếng khác không là chính thức. Tuy nhiên, các công việc công ở Crimea chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga, nên nó là ngôn ngữ chính thức trên thực tế. Tiếng Crimea Tatar cũng được sử dụng.
Người Tatar Crimea là một dân tộc thiểu số tại Crimea. Người Tatar Crimea đã bị lãnh đạo Liên Xô trục xuất hàng loại đến Trung Á vào năm 1944 với lý do họ đã hợp tác với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ quay trở lại Crimea khi Liên Xô tan rã năm 1991, dẫn đến nhiều căng thẳng với người Nga về quyền đất đai. Theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, 58,5% dân số tại Crimea thuộc dân tộc Nga, và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina.
Bản đồ khu vực Crimea
Đối với các nước thuộc khối Liên Xô cũ, Ukraina có một vị trí quan trọng hơn cả đối với Nga. Trước hết, nền kinh tế hai nước có quan hệ mật thiết. 25% lượng xuất khẩu của Ukraina được tiêu thụ ở Nga. Ukraina phụ thuộc gần như toàn phần vào khí đốt và dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, đây không phải là lý do hàng đầu khiến Ukraina có ý nghĩa hết sức quan trọng với nền chính trị nước Nga. Vì nếu Nga không nhập khẩu hàng từ Ukraina thì có thể nhập từ nước khác và ngược lại. Vấn đề địa lý-kinh tế-chính trị của Ukraina mới là điều Nga đáng quan tâm. Nga và Ukraina có quan hệ lâu đời về lịch sử. Với Nga, Ukraina giống như một người anh em, một láng giềng gần gũi. Do vậy, việc quan hệ tốt với chính quyền Kiev sẽ giúp Nga tạo được bức tường bảo vệ trước những mưu đồ của các thế lực bên ngoài khác. Chính vì thế, từ lâu Nga luôn tìm cách có được mối quan hệ thân thiện với Ukraina.
Th.Long (tổng hợp)
Vì Ukraina trước đây là một phần của liên bang Xô Việt chính vì thế quan hệ giữa Nga và Ukraina là quan hệ rất thân thiết hơn nữa lại là hai nước láng giềng chính vì thế có quan hệ càng mật thiết với nhau hơn, trong cuộc khủng khoảng này của Ukraina chắc chắc là không muốn điều đó xảy ra vì như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến Nga và nhân đó Mỹ và các nước khác sẽ nhân cơ hội này để tìm cách bám sát biên giới nước Nga
Trả lờiXóaNgay sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn đề xuất của Putin đưa quân tới Crimea, quyền Tổng thống Ukraina Aleksander Turchinov đã lệnh cho quân đội đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu cao. Lực lượng an ninh Ukraina cũng tăng cường bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân, sân bay và các cơ sở hạ tầng chiến lược khác.Nga quý ukaina thoai :D
Trả lờiXóaNgoại trưởng Andriy Deshchytsya cho biết ông đã gặp các quan chức châu Âu và Mỹ và đã gửi một yêu cầu đến NATO nhằm "kiểm tra tất cả các khả năng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina". Ông nói rằng Kiev theo đuổi giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột và mời các đại diện của các tổ chức quốc tế đến Ukraina để đảm bảo rằng không xảy ra bạo lực với dân tộc thiểu số.
Trả lờiXóatình hình chính trị ở Ukraina thực sự đang nóng hơn bao giờ hết, khi mà liên tục các nhóm vũ trang đứng lên giải tán chính quyền, cùng với đó là những hành động quá khích khác như đánh chiếm nhiều vị trí trọng yếu! Nga có lẽ cũng đang rất đau đầu vì vấn đề này vì trước đây Ukraina cũng từng là một phần của Liên bang Xô viết, cùng với đó thì việc bạo loạn chính trị xảy ra sẽ rất có lợi cho các nước như Mỹ, để có điều kiện tiến gần hơn nữa, áp sát hơn nữa vào biên giới Nga!
Trả lờiXóaTình hình Ukraina đang rất tồi tệ, nó là một trong những điểm nóng trên thế giới hiện nay, và hầu hết các nước đều quan tâm đến tình hình ở đây. Phe Mỹ và đồng mình cũng như Nga đều muốn lôi kéo Ukraina về phía mình. Với Mỹ, nếu Ukaraina theo mình thì họ sẽ có những lợi thế nhất định trong cuộc đối đầu với Nga, và Nga cũng như thế, Ukraina như là một tấm lá chắn bảo vệ cho họ vậy.
Trả lờiXóaTình hình ở Ukraina trở nên như vậy chính là do các thế lực xấu ở ngoài kích động vào và sự tranh chấp giữa các đảng phái, cả phe đối lập và phe của tổng thống đều muốn làm lãnh đạo của đất nước, nên bên nào cũng tìm cách tạo ra sự ảnh hưởng của mình. Bên thì dùng tiền để mua chuộc người dân đứng ra biểu tình, ủng hộ mình, bên thì dùng vũ lực để giải quyết. cuối cùng, những người có lợi không phải người dân mà chính là những kẻ gây ra cuộc biểu tình này, chúng chỉ lợi dụng người dân mà thôi
Trả lờiXóaSự hỗn loạn tại Ukraine hiện nay là sự tranh đấu giữa hai thế lực đó là Mỹ + Phương tây và Nga, Mỹ muốn dựng lên một chính quền bù nhìn thân Mỹ tạo đây để kiềm chế Nga nhưng diễn biến lại đang diễn ra phức tạp! Trong điều kiện mà chính quyền Mỹ và các nước EU có dấu hiệu buông xuôi trước những diễn biến khôn lường ở Nga, thì đây cũng là lúc người Nga đang dần trở lại. Hy vọng đó là một kết quả có hậu, và thế giới sẽ có thêm niềm tin về công lý! Thêm một lần nữa người Ukraine sẽ nhận ra Mỹ và phương Tây cũng như những giá trị giả hiệu của họ không phải là lựa chọn tối ưu cho đất nước của họ!
Trả lờiXóa