"Trả Alaska cho Nga" – đơn kiến nghị do nhóm công dân Mỹ chuẩn bị đã được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng và trong thời gian ba ngày đã nhận được 14.000 phiếu bầu.
Sau đó đơn kiến nghị này đã biến mất khỏi danh sách các tài liệu, mặc dù theo pháp luật Hoa Kỳ nếu có chữ ký của ít nhất 150 người thì phải đảm bảo khả năng ký vào bản kiến nghị. Các chuyên gia nhấn mạnh, tất nhiên, không thể nói về xu hướng Hoa Kỳ bị tan rã. Mặt khác, không nên coi những văn kiện tương tự chỉ là trò chơi vui vẻ.
Một cư dân của Anchorage – thành phố lớn nhất ở bang Alaska – đã đăng tải đơn kiến nghị "Hãy trả Alaska cho Nga" vài ngày sau khi Crưm ra khỏi thành phần Ukraina và trở về với Nga. Để giải thích yêu cầu này, ông trích dẫn dữ liệu về bối cảnh lịch sử: người châu Âu đầu tiên đặt chân trên đất Alaska vào năm 1732 là các thành viên thủy thủ đoàn của tàu Nga "Thánh Gabriel". Hoa Kỳ đã mua Alaska từ Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la với một số điều kiện nhất định. Sau đó Mỹ đã không chỉ một lần vi phạm các điều kiện này. Vì vậy, tác giả đơn kiến nghị kêu gọi cư dân địa phương bỏ phiếu ủng hộ "Alaska ra khỏi thành phần Hoa Kỳ và sáp nhập Nga".
Rõ ràng là, đơn kiến nghị này chỉ là một nỗ lực để chính phủ Mỹ nhận thức được về sự bất mãn của một phần cư dân bang Alaska đối với chính sách của chính quyền liên bang và địa phương. Tại trang web của Nhà Trắng đang có những bản kiến nghị tương tự từ 29 trong tổng số 50 bang Mỹ. Phó Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược Nga Dmitry Abzalov nói: “Thực tiễn cuộc sống cho thấy rằng, hầu hết các quốc gia tập trung chủ yếu vào chính sách đối ngoại đã bỏ qua những quá trình quan trọng đang diễn ra trong nội bộ nước. Hiện nay, Washington nên tập trung vào các vấn đề nội bộ: đó là các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ngân sách nhà nước và món nợ nước ngoài. Đối với người dân Hoa Kỳ, các vấn đề đó là quan trọng hơn tình hình ở Ukraina, mà Washington rất lo lắng về số phận của nó còn phần lớn người dân Hoa Kỳ không biết gì cả về đất nước này”.
Chắc là, trong tương lai sẽ gia tăng số đơn kiến nghị đòi ra khỏi quốc gia này hay quốc gia khác. Nói chung, toàn thế giới vẫn chưa thể ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do các ngân hàng Mỹ gây ra. Ở nhiều quốc gia, người dân đang có khó khăn và bằng cách này cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà chức trách.
Sau đây là ý kiến của Giám đốc Trung tâm đánh giá chiến lược Sergei Grinyaev: “Vấn đề là ở chỗ, trong những năm gần đây, lãnh đạo của nhiều quốc gia đã thực thi chính sách không hiệu quả. Chứng tỏ về điều đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho một số nước bị phá sản. Rõ ràng là, phần lớn dân số thế giới không chấp nhận tình hình như vậy. Và làn sóng phản đối có những hình thức khác nhau”.
Bây giờ xin nói cụ thể về Hoa Kỳ. Nếu đến ngày 20 tháng Tư, dưới đơn kiến nghị "trả Alaska cho Nga" sẽ có 100 nghìn chữ ký, thì chính quyền Mỹ phải có phản ứng cụ thể. Mặc dù ngay từ trước đã rõ cách phản ứng sẽ là như thế nào. Ví dụ, năm 2012, ký dưới bản kiến nghị đòi bang Texas ra khỏi thành phần Hoa Kỳ đã có hơn 125 nghìn người. Và các nhà chức trách đã trả lời rằng, trong pháp luật Hoa Kỳ không có điều khoản cho phép làm như vậy.
Về hành động của phương Tây dùng vũ lực để phân chia Nam Tư và sau đó cả Serbia (cũng trái với pháp luật của các quốc gia này),thì chính quyền Mỹ không muốn nhớ tới.Để xoa dịu sự bất mãn trong nước, Washington phải cấp thêm tiền để giải quyết vấn đề ngân sách. Nội bộ nước Mỹ không có nguồn tài chính bổ sung. Có nghĩa là, Hoa Kỳ sẽ phải lấy nhiều tiền hơn từ phần còn lại của thế giới.
Tiếng nói nước Nga
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét