Dù là tôn giáo nào cũng được sinh ra từ mong muốn được thỏa mãn về tâm linh của số đông quần chúng. Và dù các tôn giáo ấy có khác nhau về những quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan, về người sáng lập, hay những bối cảnh xã hội sinh ra nó, nhưng chúng vẫn có những điểm tương đồng. Điểm tương đồng đó được sinh ra từ tư duy triết học của con người. Đó chính là những yếu tố cấu thành tôn giáo.
Thiên đường và Địa ngục
Khái niệm Thiên đường và Địa ngục hầu hết được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo trên thế giới. Trong chuyện cổ tích Ấn Độ và những đoạn trích từ Kinh Thánh của đạo Hinđu, đều có những bàn luận tỉ mỉ về Thiên đường và Địa ngục. Theo Kinh Vệ đà, mục tiêu lớn nhất là được tới Thiên đường. Điều này có thể đạt được thông qua sự tiến hành các nghi lễ cúng tế.
Tất cả những điều ước đều được thỏa mãn khi ở trên Thiên đường và thậm chí con người có được niềm hạnh phúc khi gặp mặt tổ tiên của chính họ. Sau này, khái niệm về sự cứu rỗi linh hồn (moska) đã trở nên mạnh mẽ hơn khái niệm Thiên đường. Chúa Krishna (đạo Hinđu) đã coi ước muốn (kama), sự tức giận (krodh) và lòng tham (lobh) là ba cánh cửa dẫn tới địa ngục.
Khái niệm Thiên đường và Địa ngục tồn tại trong cả hai đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Trong suốt những giai đoạn đầu của đạo Cơ đốc, ý nghĩ về Địa ngục là người hung tàn giam hãm và hành hạ các linh hồn sau khi chết, nhưng sau đó suy nghĩ này đã dần được giảm đi.
Trong Hồi giáo, Thiên đường và Địa ngục được xem như là những trạng thái cuối cùng của đời người. Con người sẽ được tới Thiên đường hay bị vào Địa ngục là phụ thuộc vào những hành động của họ. Những người được lên Thiên đường, sẽ nhìn thấy Chúa và được hưởng niềm hạnh phúc thần tiên.
Kinh cầu nguyện và cách thức thờ cúng thần linh
Kinh cầu nguyện, sự thờ cúng và các nghi thức chiếm giữ một vị trí quan trọng trong tất cả các tôn giáo trên thế giới.
Kinh cầu nguyện và sự thờ cúng giúp thiết lập sự gần gũi giữa con người và Chúa trời. Kinh cầu nguyện là biểu hiện sự vâng phục của con người đối với Chúa trời. Cũng có thể gọi đây là sự biểu lộ lặp đi lặp lại lời cam kết của con người với Chúa.
Trong cuốn sách Kinh cầu nguyện của Fredrick Heeler có viết: “Kinh cầu nguyện là mối quan hệ đang tồn tại giữa con người và Chúa. Đó là mối quan hệ rất sâu sắc, một cuộc đối thoại, một vấn đề tâm linh, một sự cứu rỗi. Trong khi cầu nguyện, mối quan hệ trực tiếp này sẽ được thiết lập giữa cá nhân con người và Chúa. Con người mở lòng mình hướng tới Chúa trong suốt buổi cầu nguyện.”
Những yếu tố và hình thức của kinh cầu nguyện trong tất cả các tôn giáo hầu như đều giống nhau về những điểm thiết yếu. Tất cả những người cầu nguyện kết hợp sự nhún nhường và sự hàng phục đối với Đấng Tối cao. Họ cũng tán dương Đấng quyền uy và nói lời khẩn cầu xin Người cứu giúp họ thoát khỏi nỗi khổ đau buồn phiền và đạt mong ước nhận được lòng thương và ân huệ của Chúa mọi lúc.
Trong đạo Hinđu, sự thờ cúng, kinh cầu nguyện và sự hòa giải giữ vai trò quan trọng. Thánh ca được tìm thấy trong đầy đủ các bài hát của Kinh Vệ đà. Thánh ca không chỉ là tài sản của tôn giáo mà còn là tài sản của văn học. Một mặt, những bài thánh ca miêu tả sự huy hoàng của Chúa, mặt khác chúng cũng thể hiện sự tự nguyện phục tùng Chúa của con người. Tất cả thần thánh và tạo hóa đều là danh tiếng của Linh hồn Tối cao.
Câu thần chú dưới đây mở đầu Isha Upanishad (một trong những phần kinh cầu nguyện ngắn nhất gồm 17 hoặc 18 câu trong bản văn triết học của đạo Hinđu) là một trong những bài thánh ca phổ biến nhất.
“Tất cả các môn phái trong Vedanta (trường phái triết học tại Ấn Độ) đều coi Brahma (Phạm Thiên – một trong ba vị thần linh tối cao của Ấn Độ giáo) là đấng quyền lực duy nhất.”
Qua câu thần chú này ta có thể thấy, bản chất của Brahma là hình thành nên nền tảng của đạo Hinđu, triết lý, cơ cấu xã hội, văn học và nghệ thuật của tôn giáo này. Do đó, đạo Hinđu vô cùng đa dạng và phong phú trong chủ đề thờ cúng, cầu nguyện và thánh ca. Đạo Hinđu có nhiều luật lệ cho việc thờ cúng, cầu nguyện và những suy tư sâu lắng cho các hình thức không được quy cho hoặc được quy cho là của Chúa.
Trong lễ cầu nguyện và hòa giải, con người đầu hàng tất cả những lo lắng cũng như ước muốn của họ trước Đấng Toàn Năng. Trong Gita (Kinh thánh Hinđu), Shrikrishna nói với Arjuna về bốn loại tín đồ đó là: những người có ước muốn trần tục, những người tuyệt vọng, những người phải chịu đựng nguy hiểm hoặc lo lắng và những người tìm kiếm trí tuệ họ đều cầu nguyện.
Trong đạo Công giáo, lễ thờ cúng Chúa trời là tiến hành hình thức cầu nguyện. Nói cách khác, đây là một cuộc đối thoại với Chúa. Trong kinh cầu nguyện, trước hết miêu tả danh tiếng của Chúa, sau đó là những đặc điểm chi tiết, cuối cùng là những lời cầu khẩn của người sùng bái.
Đây là một trong những lời kinh cầu nguyện của đạo Công giáo:
“Cha của chúng con là Đấng sáng tạo trên Thiên đường
Linh Thiêng là tên của Người.
Vương quốc của Người đến
Nó sẽ được thực hiện trên trái đất như khi trên Thiên đường
Mang đến cho chúng con những ngày thức ăn no đủ.
Và tha thứ cho sự xâm phạm của chúng con
Như khi chúng con tha thứ cho những ai xâm phạm chống lại chúng con
Đưa đường chỉ lối chúng con thoát khỏi cám đỗ.
Nhưng hãy cứu giúp chúng con thoát khỏi điều xấu
Vì có Thiên đường, Quyền lực, Hào quang mãi mãi”
Đạo Công giáo cho rằng chỉ cách duy nhất thông qua cầu nguyện thì mới có thể đạt được hòa bình và sự rửa tội.
Lễ cầu nguyện có hai hình thức là cá nhân và tập thể. Đạo Công giáo cũng như đạo Hồi đều có hai hình thức cầu nguyện này. Trong đạo Công giáo, lễ cầu nguyện tập thể diễn ra trong Nhà thờ Thiên chúa, còn trong đạo Hồi, lễ cầu nguyện tập thể diễn ra trong nhà thờ Hồi giáo. Hoạt động thờ cúng và các nghi lễ công cộng cũng đóng vai trò quan trọng trong đạo Hinđu.
Trong đạo Hồi, mọi tín đồ đều phải ngồi cầu nguyện (Namaz) 5 lần trong một ngày.
Mục đích chính của Namaz cũng giống như mục đích cầu nguyện của các tôn giáo khác. Đó là bày tỏ ước mong được nhận ân huệ của Thánh Allah và nguồn cảm hứng thúc đẩy con người đi theo con đường đúng đắn của Thánh Allah cũng như được đấng tối cao ban phát cho nhiều sức mạnh hơn.
Giới thiệu những thành quả của Namaz, người ta cho rằng một người khi đọc Namaz với một thân thể và tâm hồn trong sạch, sẽ được Thánh Allah cho lên Thiên đường và tội lỗi của người đó sẽ được tha thứ.
Namaz cũng truyền cảm hứng tới những người tôn thờ (namazi) đi theo con đường của tôn giáo và luật pháp. Đồng thời, nó cũng cứu giúp con người tránh xa những hành động tội lỗi.
Cũng giống với đạo Hinđu có huấn thị buộc người cầu nguyện phải có thân thể và tâm hồn trong sạch, thì trong đạo Hồi, một namazi phải đọc Namaz để tẩy sạch thân thể và tâm hồn. Có một sự tương đồng ngạc nhiên giữa lời chào (Sajda) của Namaz trong đạo Hồi và phần tỏ lòng tôn kính (Sashtang Dandvat) trong đạo Hinđu – hai tư thế khi làm lễ thờ cúng trong hai tôn giáo.
Trong Phật giáo, nghi lễ thờ cúng ngay thuở ban đầu chưa được đặt ra, nó chỉ có sau khi Đức Phật nhập diệt. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, nghi lễ thờ cúng lại là yếu tố quan trọng, thể hiện tính sống động của sinh hoạt Phật giáo nói chung và thể hiện tính đặc trưng của mỗi hệ phái Phật giáo nói riêng trong hoạt động tôn giáo của mình. Bên cạnh đó, Kinh sách để tụng niệm (dạng thức có tính tương đồng với cầu nguyện của các tôn giáo khác) vẫn nắm giữ một vai trò then chốt trong đạo Phật. Tuy nhiên, thuở đầu, không có bản giao kèo nào cho việc thờ cúng hay cầu nguyện trong đạo Phật. Theo lời Đức Phật, riêng cách chỉ dẫn đạo đức tốt là hành động tôn giáo chính nhưng với sự trải qua thời gian, thì nghi lễ thờ cúng, kinh cầu nguyện và hòa giải đã được hòa nhập vào đạo Phật.
Thánh địa và hành hương
Thánh địa có thể được hiểu là nơi phát tích các nhân vật khởi tạo nên tôn giáo. Là nơi các đấng khai sáng các tôn giáo sinh ra, hay giáng thế, hoặc tái sinh, hay thành đạo. Theo quan điểm chung của tín đồ các tôn giáo, Thánh địa là nơi đất thiêng, có vai trò quan trọng trong cuộc sống tu hành của các chức sắc và tín đồ các tôn giáo. Theo họ, Thánh địa lưu giữ những điều tốt lành, linh thiêng gắn với người khai sáng, có năng lượng hỗ trợ tín đồ trong cuộc sống, hành đạo và hướng tới Thiên đàng. Được hành hương thánh địa sẽ giúp cho các tín đồ được gần với đấng toàn năng, với Chúa Trời, Thượng đế, Niết Bàn… của các tôn giáo. Mecca của đạo Hồi, Bethleham của Kitô giáo, Bồ Đề đạo tràng của Phật giáo là những thánh địa nổi tiếng.
Cuộc hành hương là một phần quan trọng của đạo Hinđu nhưng cuộc hành hương tới Thánh địa Mecca cũng là một phần tất yếu trong đạo Hồi. Theo kinh Thánh, cuộc hành hương cũng được xem như một phương thức xuất sắc để nhận ra Chúa. Nghĩa của Tirth (cuộc hành hương) là mang tới sự cứu rỗi linh hồn. Cuộc hành hương tới vùng đất thánh và không khí trong sạch đã lột bỏ những ảnh hưởng độc nhất lên cơ thể con người. Trong suốt cuộc hành hương, quan trọng là phải giữ được tâm hồn, lời nói và hành động trong sạch. Tương tự như vậy, trong suốt Haji (cuộc hành hương tới Thánh địa Mecca), những người hành hương nên giữ mình thoát khỏi những mong muốn thực dụng, tình dục, suy nghĩ xấu và hành động xấu. Những tín đồ đạo Công giáo cũng tiếp tục nhiều cuộc hành hương, đặc biệt là tới Bethleham, nơi sinh của Chúa Giêsu Kitô. Trong đạo Phật cũng vậy, các tín đồ tiếp tục hành hương tới Bồ Đề đạo tràng và các địa điểm khác có liên quan tới Đức Phật.
Cơ sở thờ tự, nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo cộng đồng
Một điểm tương đồng lạ lùng nữa tồn tại giữa các tôn giáo khác nhau là cơ sở thờ tự. Buổi cầu nguyện có thể được cho phép ở nhà hoặc ở các cơ sở thờ tự của các tôn giáo. Các đền chùa, tu viện, nhà tăng, nhà thờ, thánh thất,… là những nơi mà con người có thể cầu nguyện cùng với người khác trong cộng đồng.
Những địa điểm này cũng trở thành trung tâm diễn ra các hoạt động tôn giáo, xã hội và văn hóa. Kiến trúc của các cơ sở thờ tự khác nhau là tài sản của loài người. Trong cách trang trí các cơ sở thờ tự, có thể thoáng thấy mức độ cao nhất về tài năng nghệ thuật của con người. Dù là của tôn giáo nào thì cơ sở thờ tự và việc xây dựng nó luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng tín đồ không chỉ về tiền của mà còn cả những cảm hứng nghệ thuật. Và không ít những cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã trở thành những công trình nghệ thuật quan trọng của quốc gia và của nhân loại.
Tôn giáo là thiên hướng bẩm sinh tự nhiên của loài người. Các hoạt động thờ cúng, cầu nguyện, hòa giải và tập trung là những quá trình tự nhiên của con người. Con người vẫn thiết tha nhằm đạt được sự hoàn hảo và để đạt được điều đó, cần phải có sự cầu viện đối với tôn giáo. Những tôn giáo khác nhau trên thế giới đưa ra nhiều phương thức khác nhau để đạt được sự hoàn hảo đó theo cách riêng của mỗi tôn giáo.
Bản chất tự nhiên của loài người đều giống nhau. Con người nghĩ theo cùng một cách về các chủ đề, bất chấp quốc gia, tín ngưỡng và cộng đồng. Đó là những suy nghĩ tự nhiên. Dòng suy nghĩ tự đến từ thời kỳ nguyên thủy. Bản chất tự nhiên của con người giống nhau; điều này lý giải tại sao có sự tương đồng trong các suy tư triết học của họ. Tôn giáo là kết quả của sự suy tư triết học này. Và những tương đồng của các tôn giáo về những yếu tố bản chất là dễ hiểu./.
Yên Sơn-Tuyết Lan
Tôn giáo nào thì cũng đều là mong muốn cho giáo dân con dân của mình có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc chứ chẳng có gì là sai trái. Tuy nhiên việc các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện những âm mưu những hoạt động chống phá phá hoại làm ảnh hưởng đến đất nước đến chính quyền cũng như chính tôn giáo ấy. Vậy nên để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải có một chiến lược cụ thể lâu dài hợp lí để nó thực sự mang lại hiệu quả.
Trả lờiXóađúng là hầu hất các đạo giáo trên thế giới đều có những nét tương đồng và các nhà truyền giáo chân chính chắc chắn sẽ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho những tín đồ, giáo dân của minh, sẽ hướng họ tới những điều thiện, điều đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu! đất nước ta cũng như bao đất nước khác trên thế giới, luôn tạo điệu kiện tốt nhất, có những chính sách hợp lí nhất giúp cho các tôn giáo trong nước được phát triển và được mở rộng!
Trả lờiXóaTôn giáo ở nước ta được tự do hoạt động nhưng phải thực hiện và hoạt động theo pháp luật của nước ta. Các tôn giáo luôn coi những giáo lý của mình là chuẩn chính vì vậy có khá nhiều tín đồ tôn giáo vì sùng tín quá nên đã vi phạm pháp luật. Và những phần tử xấu đã lợi dụng những điều như vậy để phục vụ mục đích của chúng là chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóavấn đề tự do tôn giáo tín ngưỡng luôn luôn là một vấn đề nóng không chỉ ở trong nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới! các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề này, lợi dụng sự cuồng tín của một bộ phận bà con giáo dân để tuyên truyền xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân, gây mất trật tự công cộng, có những hoạt động xấu, gây ảnh hưởng tới quần chúng nhân dân, tới đất nước! đó có lẽ là những vấn đề lớn còn tồn tại trong lĩnh vực tôn giáo này!
Trả lờiXóacông tác tôn giáo ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo ra sự đoàn kết, yên tâm của tín đồ, chức sắc tôn giáo, với phương châm “tốt đời, đẹp đạo” hoạt động tôn giáo đi theo xu hướng tuân thủ pháp luật; các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhanh chóng bị lộ diện và bị lên án mạnh mẽ! đó là những dấu hiệu tốt và mong rằng nó sẽ được phát huy tốt hơn nữa trong thời gian tới!
Trả lờiXóacác thế lực thù địch trong và ngoài nước ta vẫn đang tiếp tục lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo để chống phá Đảng và nhà nước ta, lấy vấn đề tôn giáo để chống phá nước ta, lấy vấn đề tôn giáo làm căn cứ giải quyết quan hệ song phương, đa phương trên những lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, văn hóa, chính trị…Hoạt động đó còn tạo chỗ dựa cho một số phần tử phản động, cực đoan tăng cường các hoạt động chống phá! chính vì thế chúng ta cần có những chủ trương, chính sách quản lí tốt hơn về vấn đề này để tránh những hậu quả không đáng có!
Trả lờiXóaTrong những năm qua, có hiện tượng một vài tôn giáo hoặc đạo lạ thâm nhập vào những nơi người dân từ bao đời nay có truyền thống thờ ma, thờ thần, thờ ông bà, tổ tiên đã bắt người dân phải bỏ bàn thờ tổ tiên gây ra mâu thuẫn, làm mất đoàn kết trong mỗi gia đình, trong dòng họ và cộng đồng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân! chính vì thế mà công tác tuyên truyền, chính sách phát triển tôn giáo của Đảng và nhà nước cần phải được công bố rộng rãi trong quần chúng nhân dân, để họ có thể cảnh giác, đối phó với những chiêu trò của bọn xấu!
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc, tôn giáo đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc! đó có lẽ cũng là do nước ta có những chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng hợp lí và phù hợp với đất nước!
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay đang diễn ra khá phức tạp! chính vì thế mà chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo học một cách đồng bộ và thông thoáng hơn. Đồng thời, quan tâm đến khu vực đào tạo cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo mà đội ngũ hiện đã khá đông đảo. Đầu tư, quan tâm hơn việc nghiên cứu cơ bản về Tôn giáo học, lịch sử tôn giáo cũng như các vấn đề luật pháp tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Trả lờiXóaChính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước ta thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. và có lẽ cũng như bao đất nước khác, nước ta luôn hướng cho các tôn giáo trong nước tới những điều tốt đẹp nhất!
Trả lờiXóaLẽ tất nhiên là các tôn giáo trên thế giới có những đặc điểm giống nhau vì cùng chung một mục đích hoạt động cũng như các quy tắc riêng của từng tôn giáo đó, ví dụ như phật giáo được xuất phát từ Ấn Độ và dân dần phát triển mạnh mẽ sang các nước châu Á khác như Trung Quốc, Việt Nam ... và đã có từ hàng ngàn năm nay chính vì vậy có rất nhiều người theo tôn giáo này và ngày càng phát triển không ngừng, tôn giáo cũng là một cách để mọi người tu tâm dưỡng tích để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn
Trả lờiXóaViệc mọi người theo các tôn giáo không có gì là sai nhưng nếu chúng ta quá sùng tôn giáo đó thì lại là một việc khác, vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước, và càng nguy hiểm hơn khi có những phần tử phản động lợi dụng những tín đồ của tôn giáo nào đó làm theo chúng để chống phá Đảng và Nhà nước thì thất là vô cùng nguy hiểm
Trả lờiXóatôn giáo sinh ra là để phục vụ nhu cầu tâm linh của con người, là một vấn đề tốt mà con người tạo ra, nó giúp con người có niềm tin hơn vào cuộc sống nhưng hiện giờ tôn giáo đang dần dần trở thành công cụ của một số thế lực xấu để phục vu âm mưu thâm độc của bọn chúng, bọn chúng đang lợi dụng lòng tin của tín đồ vào tôn giáo để từ đó kích động họ làm những chuyện xấu, đi ngược lại với luật pháp của quốc gia, đạo đức của công dân
Trả lờiXóavấn đề tôn giáo là một vấn đề rất phực tạp là đúng rồi bạn ak, hiện nay đã có rất nhiều kẻ xấu muốn lợi dụng tôn giáo, rồi các tổ chức gián điệp nước ngoài muốn lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta, chúng luôn chui sâu nằm trong nội bộ của lãnh đạo các tôn giáo rồi từ đó có những lời lẽ, hành động kích động người dân khiến người dân có những hành động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến tình đoàn kết lương giáo trong nước ta
Trả lờiXóavấn đề tự do tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, và đã có luật pháp quy định quyền tự do tôn giáo của người dân rất rõ ràng, nhưng hiện nay vẫn có mốt ố kẻ xấu đang lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta, chúng lợi dụng một số lợi dụng giáo dân vi phạm pháp luật và bị chính quyền xử lý và từ đó chúng kích động những giáo dân khác bằng những lời lẽ dối trá khiến cho những giáo dân có những hành động sai trái, vi phạm pháp luật, gây mất trật tự
Trả lờiXóatôn giáo khia sinh của nó là đem lại niềm tin hơn vào cuộc sống của con người bằng cách dựng nên những hình tượng hình mẫu siêu nhiên để bảo vệ con người, và nó là điều hết sức tốt đẹp, nhưng hiện giờ, một số kẻ đã và đang lợi dung tôn giáo để phục vụ âm mưu thâm độc của chúng, chúng ngụy trang bằng các vỏ bọc là lãnh đạo của các tôn giáo từ đó chúng có những hành động kích động người dân làm theo chúng, vi phạm pháp luật, chống đối Nhà nước, ảnh hưởng lớn tình đoàn kết lương giáo
Trả lờiXóacon người cần tôn giáo, xã hội cần tôn giáo, tôn giáo đó là cuộc sống tâm linh của mỗi một con người mà không ai có thể ngăn cấm được con người, nói về sự lớn mạnh của các tôn giáo trên thế giới chúng ta không thể không nhắc đến thiên chúa giáo, hindu, đạo hồi.... những tôn giáo rộng khắp trên thế giới, sự ảnh hưởng của tôn giáo đến cuộc sống của người dân đã đem đến cho xã hội nhiều nét văn hóa, tôn giáo không thể tách rời cuộc sống của người dân.
Trả lờiXóaHoạt động tôn giáo trên thế giới đang trở thành những hoạt động phát triển nhất trên thế giới. với nhiều tôn giáo khác nhau du nhập và phát triển trong đời sống của người dân và đang trở thành điểm dựa về mặt tinh thần giúp con người vượt qua sợ hãi khó khăn,
Trả lờiXóaMột điểm tích cực của tôn giáo là tạo cho con người đức tin, tin vào tôn giáo góp phần củng cố tư tưởng của người dân, tạo ra những nét văn hóa độc đáo của mỗi loại hình tôn giáo
Suy cho cùng thì tôn chỉ và mục đích của các tôn giáo cũng chỉ là mong muốn làm cho cho mọi người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn chứ vốn dĩ nó không có điểm gì xấu. Cái xấu ở đây đó chính là có một số kẻ đã lợi dụng vấn đề này để mà thực hiện những âm mưu những hành vi sai trái phục vụ cho lợi ích của bản nên đã làm ảnh hưởng xấu đến tôn giáo. Vậy nên trong vấn đề này ta cũng cần phải nhìn nhận nó cho đúng đắn cho hợp lí để có những cách giải quyết tốt nhất.
Trả lờiXóaTôn giáo cũng chỉ là một hình thức mang lại cho cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú hơn về đời sống tình thần cũng như là cách đề giáo dục cho con người ta hướng thiện trở nên hoàn mĩ. Tuy nhiên ngày nay tôn giáo đã bị một số kẻ lợi dụng bóp méo để thực hiện những hành vi sai trái những mục đích cá nhân hay mục đích đen tối nào đó và nó đã gây ra những ảnh hưởng xấu rất lớn đối với tôn giáo và nếu không có những biện pháp ngăn chặn hợp lí thì nó cực kì nguy hiểm.
Trả lờiXóaMình thấy tôn giáo cũng có nhiều điểm đúng đắn mới khiến con người ta phải học nó. Nhưng vì khi mà người ta quá hâm mộ nó thì nó lại trở thành một điều mà bị lợi dụng cho chiêu trò chống phá nhà nước. Vậy nên dù sao thì trong bất cứ ở đâu với bất kỳ bạn và người bênh cạnh bạn là ai thì cũng hãy yêu nước và có những việc làm có ích cho đất nước cái đã, từng nghe theo người xấu
Trả lờiXóaTôn giáo suy cho cùng nó cũng như là một bộ luật vậy nó giúp cho con người ta hoàn thiện những phẩm chất đạo đức cũng như hành vi của bản thân cho đúng đắn hơn cho tốt đẹp hơn chứ nó không phải là cái gì xấu xa cả. Chỉ có điều hiện nay có những kẻ đã lợi dụng vấn đề này để thực hiện những hành vi sai trái của bản thân phục vụ cho những âm mưu đen tối. Vậy nên chúng ta cần phải nhìn nhận nó cho đúng đắn chứ không nên đánh đồng 2 việc này với nhau.
Trả lờiXóacác tôn giáo, tín ngưỡng đều có điểm tương đồng là chúng được sinh ra từ tư suy triết học của con người ngay từ những ngày đầu con người ra đời, đó là những suy nghĩ mặc định khi cho rằng không chỉ có thế giới này mà còn có nhiều thế giới khác đang đồng hành cùng họ. Họ cho rằng đây là cuộc sống phàm trần nên sẽ có cuộc sống tươi đẹp trên thiên đàng hay tối tăm dưới địa ngục, hay sau thoát khỏi kiếp sống này thì họ tiếp tục sẽ đến với kiếp khác nên họ luôn cầu tự, thờ cúng sao cho mình sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn bên thế giới khác
Trả lờiXóaBản thân các tôn giáo đó không hể sai,chỉ có những con dân của họ là sai mà thôi,tôn giáo nào cũng chỉ mong các con dân của mình được sống hạnh phúc và có một cuộc sống như ước nguyện,tâm linh là chuyện không có gì sai cả.nhưng họ bị cuồng tín và nhiều người lợi dụng cái đó của họ để thay đổi tư tưởng lại là một chuyện không hề đúng chút nào.
Trả lờiXóa