Tên lửa độc nhất vô nhị S-400 vào trực chiến |
Hàng “độc” S-400 trực chiến
Báo chí Nga ngày 21/3 cho biết, trung đoàn phòng không thuộc Hạm đội Biển Bắc, được trang bị hệ thống S-400 Triumf siêu khủng, đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu tại trường bắn Kapustin Yar ở khu vực Astrakhan.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
“Đêm qua, thiết bị chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã đến địa điểm đóng quân thường trực từ thao trường “Kapustin Yar” ở khu vực Astrakhan, nơi các đơn vị bộ đội của tổ hợp tiến hành diễn tập bắn đạn thật”,- ở Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
S-400 là hệ thống thế hệ mới tầm xa và tầm trung có thể tiêu diệt cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ. Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 có thể phát hiện được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 250 dặm (400 km) như các loại phi cơ ném bom - chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-400 được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
Trong diễn biến liên quan, ngày 21/3, trên phần châu Âu của Nga bắt đầu kết thúc các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, vốn được thực hiện trong khuôn khổ cuộc kiểm tra đột xuất khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và các lực lượng của Hạm đội Biển Bắc, Quân khu Tây và Lực lượng Lính dù, ở Bộ Quốc phòng Nga thông báo. Cuộc tập trận bắt đầu ngày 16/3 theo quyết định của Tổng Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, ông Vladimir Putin. Tập trận được tiến hành với mục đích kiểm tra sự sẵn sàng của Hạm đội Biển Bắc và đánh giá khả năng tăng cường các cụm quân ở Bắc Cực từ những khu vực trung tâm của Nga cùng việc thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện khí hậu phức tạp.
Đại sứ Ukraina tại Mỹ: Quân đội Ukraine đang hấp hối
Trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Policy, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Alexandr Motsyk tuyên bố: Chỉ có vũ khí của Mỹ mới cứu được quân đội Ukraine đang hấp hối.
Theo lời nhà ngoại giao này, những vấn đề của các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh và đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Tuyên bố về tình trạng không đủ năng lực của quân đội Ukraina, ông Motsyk kêu gọi “Washington và các đồng minh của họ” giúp vũ khí cho quân đội. Theo ông, chính vũ khí sẽ thúc đẩy hòa bình ở Ukraina.
Tại hội đàm Minsk cách đây 1 tháng, lãnh đạo 4 bên gồm Ukraine, Nga, Đức và Pháp đã đã thông qua một loạt các biện pháp nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn trong Donbas.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, bản thân giới chức Kiev thừa nhận Ukraine khó có thể nhận được vũ khí trong tương lai gần. Thậm chí, nhiều quan chức Mỹ đã đưa vấn đề cung cấp vũ khí lên Quốc hội Mỹ và Tổng thống Barack Obama, tuy nhiên đến thời điểm này, Nhà Trắng vẫn phản đối các đề xuất trên.
Charlie Hebdo tan tác vì tiền
Sau vụ thảm sát, tạp chí châm biếm Charlie Hebdo như hồi sinh với lượng phát hành tăng gấp hàng chục lần, tiền tài trợ đổ về liên tục, nhưng giờ lại đang lâm vào tình cảnh tan tác.
Có 11 nhân viên của hãng kêu gọi tất cả các nhân viên phải được trở thành cổ đông bình đẳng trong tạp chí. Hành động này được coi là tuyên chiến với ban quản lý hiện tại. Một nhà báo của Charlie Hebdo - Laurent Leger đưa ra ý kiến gây sốc với tất cả ban biên tập báo. Cụ thể, ông Leger yêu cầu lập một nhóm tổ chức đàm phán về việc phân chia cổ phần vốn tạp chí.
Số cổ phần trong Charlie Hebdo được phân chia như sau: gia đình ông Charb – cựu Giám đốc tạp chí Charlie Hebdo bị giết hại trong vụ tấn công ngày 7/1 hiện đang nắm 40% cổ phần công ty, 40% cổ phần thuộc về họa sĩ Riss, hiện đang điều trị trong bệnh viện vì vết thương ở vai, 20% còn lại thuộc về quản lý Eric Portheault.
Một vấn đề khác, sau vụ khủng bố dã man Tòa soạn báo gây chấn động thế giới, tạp chí này đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Ấn bản đầu tiên của Charlie sau vụ tấn công đã bán được 30.000 bản. Ngoài ra, tạp chí này còn nhận được không ít tiền ủng hộ vì đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận.
Charlie Hebdo tan tác vì tiền |
Nhiều người cho rằng trong cái rủi có cái may, đây là tín hiệu tốt trong bối cảnh tạp chí trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, một luật sư giấu tên đại diện cho ban quản lý tạp chí cho rằng: “ Thực chất, số tiền đó lợi bất cập hại”.
Ông nói, “ Riss vẫn đang phải điều trị trong viện. Cổ phần của Charb bị đóng băng vì anh đang nắm quyền thừa kế cổ phần của cha mẹ…”“Số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm khắp thế giới sẽ được chia sẻ cho gia đình các nạn nhân. Chúng tôi sẽ dùng số tiền này để thành lập một quỹ, giảng dậy về các bày tỏ tự do ngôn luận trong các trường học”.
Dù vậy, trong một lá thư gửi tới AFP, ông Leger cho biết, việc phân chia quỹ ủng hộ cần phải được thực hiện “minh bạch”. “Càng nhiều người được sở hữu cổ phần, ý kiến tập thể sẽ càng dân chủ hơn và có lợi cho tất cả mọi người”.
Mỹ hành quân dọc biên giới Nga suốt 10 ngày
Ngày 21/3, các binh sĩ thuộc Trung đoàn thiết giáp số 2 của lục quân Mỹ đang đóng tại châu Âu bắt đầu cuộc hành quân quy mô lớn mang tên Dragoon Ride, dự kiến kéo dài tới ngày 1/4, dọc theo các vùng đất sát biên giới Nga.
Binh lính Mỹ và xe thiết giáp Stryker chuẩn bị tham gia cuộc hành quân Dragoon Ride - Ảnh: NATO |
Đoàn xe mang tên “Dragoon Ride” này sẽ thực hiện chuyến hành trình dài 1.100 dặm (khoảng 1.770km) qua 6 quốc gia đông Âu, giáp biên giới với Nga, bất chấp việc Moscow đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại về việc tăng cường lực lượng của NATO tại khu vực này.
Động thái trên được cho là nhằm thị uy sức mạnh và thể hiện các cam kết hỗ trợ đối với các đồng minh, trong bối cảnh căng thẳng giữa các quốc gia NATO với Nga ngày càng gia tăng, sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Tham gia đoàn xe này gồm binh lính Mỹ thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2, sẽ được các xe bọc thép chiến đấu 8 bánh Stryker hộ tống, trong khi Lữ đoàn chiến đấu đường không số 12 của lục quân Mỹ sẽ yểm trợ trinh sát đường không.
Theo giới phân tích, cuộc hành quân nhằm đáp trả đợt tập trận quy mô toàn quốc đang diễn ra ở Nga, với sự tham gia của 80.000 binh sĩ và hàng ngàn khí tài.
Duy Long (Tổng hợp tin thế giới)
Tôi rất mong các nước hãy kiềm chế và bình tĩnh không nên có những hành động thiếu kiềm chế các hành động đó sẽ là nguyên nhân của những xung đột vũ trang trên thế giới hiện nay làm cho thế giới chúng ta lâm vào tình trạng căng thẳng cho nên các nước hãy giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình ngoại giao.
Trả lờiXóaĐây là một động thái nguy hiểm,nó sẽ khiến cho các nước lâm vào một cuộc chiến mới,nếu các nước này không kiềm chế được thì những hậu quả khôn lường sẽ xảy ra,thế giới sẽ rơi vào một cuộc chiến căng thẳng mà không ai muốn.
Trả lờiXóaCác bên hãy kiềm chế, bất cú động thái nào cũng có thể dẫn đến chiến tranh. Ai cũng hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh. Các nước hãy ngồi lại với nhau, trên tinh thần tôn trọng, hiểu biêt lẫn nhau để xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển.
Trả lờiXóaKinh thật , đọc những bài như thế này mới thấy thêm được rằng quân đội các nước lớn trên thế giới mạnh như thế nào , không chỉ rất đông đảo về số lượng , các loại trang thiết bị , vũ khí chiến đấu vv... thực sự là rất mạnh , đúng là mạnh vì gạo , bạo vì tiền có khác
Trả lờiXóaHay thật đấy nhỉ , nhiều tiền quá cũng khổ đấy chứ , tài thật , tưởng nhiều tiền mà sung sướng đâu chứ , tiền nhiều quá chưa biết chừng là lợi bất cập hại đấy chứ , phải không nhỉ , đôi lúc có nhiều tiền quá nó cũng là một cái gì đó không ổn , không tốt chút nào hết
Trả lờiXóaCũng chẳng còn lạ lẫm gì nữa các cái việc mà các nước có những động thái quân sự , chính trị để trả đũa , răn đe nhau cả , nhưng mà nói chung là để đi đến chiến tranh hì còn khó khăn lắm , còn lâu , cứ hằm hè nhau vậy thôi chứ , động vào chiến tranh thì chẳng ai muốn hết
Trả lờiXóaNga , Mỹ , Nato , có thể nói là những nước , tổ chức quân sự rất mạnh , cộng thêm với cả Trung Quốc nữa thì thực sự là những lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới rồi , những cái việc phô trương thanh thế , chạy đua vũ trang , đáp trả những hành động của đối phương thì cũng là việc xảy ra thường xuyên thôi mà
Trả lờiXóaVấn đề xung quan Ukraina thì thực sự là vẫn rất nóng , tình hình giữa những bên liên quan vẫn không có những dấu hiệu thiên giảm , không những vậy còn tăng cường quân đội , các cuộc tập trận , vv... ai cũng muốn có sự hảnh hưởng của mình với khu vực này mà
Trả lờiXóaxung quanh vấn đề xung đột tại Ukraina thì cho chúng ta thấy được đây là một tình hình hết sức phức tạp nó có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới mà không ai mong muốn
Trả lờiXóa