Sau 35 năm tham gia và là thành viên chính thức, Quốc hội Việt Nam ngày càng thể hiện là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
Từ giữa thế kỷ XIX, những người đấu tranh vì hòa bình thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã đưa ra ý tưởng tập hợp các nghị sĩ của tất cả các quốc gia trong một tổ chức quốc tế. Theo sáng kiến của hai nghị sĩ William Randal Cremer (1828 - 1908) người Anh và Frédéric Passy (1882 - 1912) người Pháp, Hội nghị quốc tế đầu tiên của các nghị sĩ đã được tổ chức tại Paris trong hai ngày 29 và 30/6/1889. Tham gia Hội nghị có 96 nghị sĩ của 9 quốc gia là: Pháp, Anh, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Mỹ và Liberia. Sau hai ngày làm việc, Hội nghị kết thúc bằng việc thông qua Nghị quyết thành lập tổ chức liên nghị viện với tên gọi là Hội nghị Liên Nghị viện về Trọng tài (Inter-Parliamentary Conference for Arbitration). Đến năm 1899, đổi tên là Liên minh Nghị viện Thế giới (Inter-Parliamentary Union - IPU).
Mục tiêu ban đầu của tổ chức này là giải quyết các cuộc xung đột thông qua trọng tài. Qua quá trình hình thành và phát triển, IPU đã trở thành một tổ chức quốc tế của các nghị viện quốc gia có chủ quyền, là trung tâm đối thoại và là diễn đàn ngoại giao nghị viện toàn cầu để các nhà lập pháp bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, góp phần gìn giữ hòa bình và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, nhằm thiết lập các thể chế dân chủ đại diện bền vững.
Là cơ quan lập pháp của một quốc gia độc lập có chủ quyền, Quốc hội Việt Nam có đầy đủ điều kiện để tham gia IPU, phù hợp với Điều 3 của Điều lệ IPU. Quá trình tham gia IPU của Quốc hội Việt Nam diễn ra trong hơn 20 năm, qua các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn thứ nhất (1957-1969). Sau khi Hiệp định Genène được ký kết ngày 20/07/1954, hòa bình được lập lại trên bán đảo Đông Dương, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong giai đoạn này là tranh thủ các diễn đàn quốc tế để đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam với các nước. Ngay từ những năm đầu mới giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương tham gia IPU.
Tháng 09/1957, tại kỳ họp Đại hội đồng IPU lần thứ 46 ở London, do tác động của các Đoàn Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa, Hội nghị đã quyết nghị sẽ xem xét việc gia nhập IPU của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi đó, Hội nghị cũng đã chấp nhận Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) vào IPU. Trước tình hình lúc bấy giờ, các Đoàn Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Tiệp Khắc đã nhiều lần đề nghị Quốc hội Việt Nam nên gia nhập IPU. Sau khi xem xét vấn đề này, Ban Thường trực Quốc hội đã bàn thảo và cho rằng, nếu Quốc hội ta gia nhập IPU thì “sẽ có lợi về chính trị trong việc nâng cao uy tín và vị trí quốc tế của nước ta, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta”.1 Nhưng việc tham gia IPU khi đó còn gặp một số trở ngại:
Thứ nhất, khi bỏ phiếu trong IPU thì phải nói rõ, Quốc hội Việt Nam đại diện cho bao nhiêu dân số. Quốc hội ta do nhân dân toàn quốc bầu ra, nhưng nếu ta tự nhận là đại diện cho 25 triệu nhân dân cả nước thì chưa ổn. Còn nếu ta tuyên bố đại diện cho 14 triệu nhân dân miền Bắc thì như là chúng ta đã thừa nhận sự chia cắt của nước nhà.
Thứ hai, do hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội ta 13 năm chưa được bầu lại. Các thế lực phản động có thể lợi dụng điểm đó để vận động bác bỏ đơn xin gia nhập IPU của Quốc hội nước ta.
Vì những lý do trên, nên Ban Thường trực Quốc hội đã tạm gác vấn đề gia nhập IPU lại.
Mùa xuân năm 1959, tại kỳ họp lần thứ 48 của Đại hội đồng IPU họp ở Warsaw, Đoàn Liên Xô và Ba Lan lại đề cập vấn đề gia nhập IPU của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì vậy, Ban Thường trực Quốc hội đã quyết định đưa vấn đề này ra để báo cáo xin ý kiến Quốc hội.
Tháng 05/1959, tại kỳ họp thứ lần thứ 10 của Quốc hội khóa I, họp tại Hà Nội, trong phiên họp riêng vào lúc 19 giờ 30 ngày 25/05/1959, Quốc hội đã bàn thảo vấn đề gia nhập IPU. Phiên họp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chủ trương gia nhập IPU của Quốc hội nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số lãnh đạo Quốc hội đã tham gia Đoàn Chủ tịch phiên họp. Ông Trần Đình Tri, Thư ký kỳ họp đã báo cáo và cho rằng: “Điều kiện khách quan biến chuyển có lợi cho ta. Còn về chính sách đối ngoại của ta lúc này là cần ra sức tranh thủ tham gia nhiều diễn đàn và các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp quốc và các các tổ chức tiến bộ khác để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.2 Vì vậy, Ban Thường trực Quốc hội thấy cần nêu vấn đề này ra để “Quốc hội xem xét, nếu cân nhắc có lợi thì ta gia nhập IPU”.3
Sau khi nghe ông Trần Đình Tri báo cáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra ý kiến để Quốc hội bàn bạc dân chủ và đề nghị: “Quốc hội chỉ thảo luận tập trung vào vấn đề Quốc hội ta có nên gia nhập hay không nên gia nhập IPU”.4 Sau khi thảo luận, Quốc hội nhất trí là: “Quốc hội ta nên gia nhập IPU để tỏ cho thế giới thấy thiện chí của ta với mọi hoạt động quốc tế có tính chất đoàn kết nhân dân các nước, đẩy mạnh sự hợp tác hòa bình cũng là một dịp để nêu cao ý nghĩa Quốc hội ta là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam”.5
Cuối phiên họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết6 về việc thành lập Đoàn đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 231 đại biểu tham gia Liên minh Quốc hội. Quốc hội cũng thông qua Nội quy của Đoàn gồm 10 điều và Ban chấp hành với 16 thành viên, gồm Chủ tịch là ông Hoàng Văn Hoan (Phó Chủ tịch Quốc hội), 4 Phó Chủ tịch (ông Tôn Quang Phiệt, ông Xuân Thủy, ông Phạm Văn Bạch, ông Dương Đức Hiền), Thư ký là ông Trần Đình Tri và 10 ủy viên.
Thực hiện Nghị quyết trên, Ban chấp hành Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Chủ tịch IPU Giuseppe Codacci-Pisanelli và Tổng Thư ký André de Blonay để gia nhập IPU. Nhưng lúc bấy giờ, trên thực tế, tổ chức IPU bị các thế lực thù địch thao túng nên đã trì hoãn xem xét việc xin gia nhập IPU của Quốc hội nước ta, lấy lý do là để tìm hiểu thêm. Sau này, do hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội ta không đặt vấn đề gia nhập IPU nữa.
Giai đoạn thứ hai 1969-1979. Đến đầu năm 1969, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến mới. Ngày 10/01/1969, Đảng đoàn Quốc hội đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh và nhận định rằng: “Tổ chức IPU đã và đang bị các thế lực phản động thao túng, trên thực tế không có ảnh hưởng và tác dụng bao nhiêu”.6Vì vậy, Đảng đoàn Quốc hội nhất trí không đặt vấn đề gia nhập IPU.
Ngày 6/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Ngày 27/1/1973, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, các đoàn Liên Xô, Tiệp Khắc và Tổng Thư ký IPU Pio Carlo Terenzio đã gợi ý Quốc hội ta nên gia nhập IPU. Ngày 15/6/1973, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và nhận định rằng: “Việc gia nhập IPU trong thời điểm này chưa thuận lợi, vì lúc đó có đại diện của Ngụy quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa) trong IPU, nếu Việt Nam dân chủ Cộng hòa cũng vào IPU thì xem như tự phủ nhận vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.7
Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất. Ngày 25/6/1976, Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Ngày 02/07/1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào thời gian đó, Tổng Thư ký IPU Pio Carlo Terenzio gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, bày tỏ mong muốn “Quốc hội Việt Nam sẽ đến nhận ghế của mình tại IPU”.8 Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 08/01/1977, Ủy ban Đối ngoại đã họp để xem xét nội dung bức thư của ông Pio Carlo Terenzio và nhất trí đề nghị Quốc hội ta gia nhập IPU. Nhưng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Ủy ban Đối ngoại nhận thấy còn có một số điểm phân vân nên đề nghị Quốc hội tạm hoãn việc gia nhập IPU.
Ngày 20/09/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Vào thời gian này, trước những biến chuyển mới của tình hình trong nước và quốc tế, Ủy ban Đối ngoại nhận định: “Tương quan lực lượng trên thế giới có lợi cho lực lượng hòa bình và dân chủ. Trong IPU, phe đế quốc không còn có thể dùng đa số để áp đảo trào lưu tiến bộ. Về phía ta, vào IPU ta có dịp tranh thủ thêm sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trước những âm mưu, thủ đoạn bành trướng, thôn tính của các lực lượng phản động quốc tế”.9
Như vậy, đến thời điểm này, điều kiện khách quan và chủ quan đã thuận lợi cho việc gia nhập IPU của Quốc hội nước ta. Trong hai ngày 30/6 và 01/07/1978, Ủy ban Đối ngoại đã họp để chuẩn bị việc gia nhập IPU. Đến ngày 30/10/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh để nghe báo cáo về việc Quốc hội nước ta gia nhập IPU. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí “tán thành đề nghị của Ủy ban Đối ngoại về việc Quốc hội ta nên gia nhập IPU”.10
Tháng 12/1978, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI, trong phiên họp toàn thể tại Hội trường Ba Đình do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Đăng Khoa chủ trì, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hoàng Minh Giám đã đọc báo cáo nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc gia nhập IPU: “Một diễn đàn dư luận quốc tế ta có thể sử dụng có lợi cho ta để nói lên lập trường, quan điểm chính nghĩa của mình, bác bỏ sự tuyên truyền xuyên tạc của bọn đế quốc và phản động quốc tế, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của nước ta và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình”.11 Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Đối ngoại, Quốc hội đã thảo luận và nhất trí tán thành gia nhập IPU.
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và đề nghị của Ủy ban Đối ngoại đã được Quốc hội tán thành trong kỳ họp tháng 12/1978, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh đã ký Nghị quyết số 436 NQ/QHK6 ngày 03/02/1979: “Tán thành việc thành lập Đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để gia nhập IPU”.12 Trên cơ sở Nghị quyết này, 267 đại biểu Quốc hội nước ta tham gia Đoàn Việt Nam trong IPU đã họp để thông qua Nội quy và bầu Ban chấp hành. Nội quy gồm 9 điều, Điều 1 khẳng định: “Các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập IPU hợp thành Đoàn Việt Nam trong IPU theo Điều 1 và Điều 3 của Điều lệ IPU”.13 Ban chấp hành gồm Chủ tịch là: Ông Xuân Thủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 3 Phó Chủ tịch là: Ông Hoàng Tùng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; ông Trương Tấn Phát, Chủ nhiệm Ủy ban dự án Pháp lệnh của Quốc hội, ông Hoàng Minh Giám, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Thư ký kiêm thủ quỹ là ông Nguyễn Ngọc Hà, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và 12 ủy viên.
Ngày 15/02/1979, Chủ tịch Ban chấp hành Đoàn Việt Nam trong IPU Xuân Thủy đã gửi thư cho Tổng Thư ký IPU Pio Carlo Terenzio, bày tỏ nguyện vọng gia nhập IPU của Quốc hội Việt Nam.
Tính đến năm 1979, có gần 80 đoàn nghị viện quốc gia là thành viên IPU, trong đó có 11 đoàn các nước xã hội chủ nghĩa, 35 đoàn các nước tư bản chủ nghĩa và phụ thuộc, còn lại là đoàn các nước không liên kết. Tháng 2 năm 1979, Hội nghị tư vấn Chủ tịch các Đoàn các nước xã hội chủ nghĩa thành viên IPU họp tại thủ đô Bucharest (Romania), bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, Quốc hội Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức IPU tại Hội nghị mùa Xuân Praha tháng 4/1979.
Trong những năm 1980, IPU thường họp mỗi năm hai kỳ vào mùa Xuân và mùa Thu nên gọi là hội nghị mùa Xuân và hội nghị mùa Thu. Hội nghị mùa Xuân của IPU (kỳ họp lần thứ 124 Hội đồng IPU) họp tại thủ đô Praha (Tiệp Khắc) từ ngày 16 đến 21/4/1979. Tham gia Hội nghị có 76 Đoàn đại biểu Nghị viện thành viên IPU. Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hoàng Minh Giám, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Đoàn Việt Nam trong IPU làm Trưởng đoàn và ông Nguyễn Ngọc Hà, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại, Thư ký kiêm thủ quỹ Ban chấp hành Đoàn Việt Nam trong IPU. Cùng đi còn có ông Phạm Quốc Bảo, Chuyên viên Phòng Đối ngoại Văn phòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 16/4/1979, trong phiên họp lần thứ 180, Ban chấp hành IPU gồm 11 thành viên đã nhất trí thông qua Nghị quyết chấp nhận Quốc hội Việt Nam là thành viên IPU. Tiếp đó, trong phiên họp ngày 21/4/1979, dưới sự Chủ tọa của ông S. Mokaddem - Chủ tịch Quốc hội Tunisia, quyền Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng IPU đã xem xét báo cáo của Ban chấp hành và nhất trí thông qua Nghị quyết chấp nhận Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên IPU.
Sau lời phát biểu chào mừng của ông S. Mokaddem, ông Hoàng Minh Giám đã phát biểu cảm ơn sự ủng hộ của đại diện Quốc hội các nước và bày tỏ hài lòng trước việc Việt Nam được chấp nhận là thành viên IPU. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hoàng Minh Giám cũng khẳng định, Việt Nam sẽ cùng với các thành viên IPU tích cực hoạt động vì hòa bình, hợp tác quốc tế và xây dựng một thế giới tự do và hội nhập. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình và có quan hệ hữu nghị với nhiều nước trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của tất cả các dân tộc đang phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Qua 20 năm (1959-1979) kiên trì theo đuổi mục tiêu hội nhập quốc tế, ngày 21/4/1979, Quốc hội Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh Nghị viện Thế giới, một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị của nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Quá trình hội nhập này gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Năm tháng đi qua, nhưng Hội nghị mùa Xuân Praha 1979 đã đi vào lịch sử của Liên minh Nghị viện Thế giới và để lại dấu ấn sâu đậm trong Quốc hội Việt Nam.
Trong quá trình từ khi Quốc hội nước ta đặt vấn đề gia nhập IPU (năm 1957) tới nay cũng đã gần 60 năm, trong đó có một chặng đường hơn 20 năm đấu tranh kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu hội nhập quốc tế. 35 năm qua, từ khi gia nhập IPU đến nay, với trách nhiệm của nghị viện thành viên IPU, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta luôn chủ động và có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Đại hội đồng IPU và tích cực đóng góp hiệu quả trên diễn đàn liên nghị viện toàn cầu này. Chủ tịch Quốc hội nước ta đã đi dự Hội nghị cấp cao các vị đứng đầu Cơ quan lập pháp các nước trên thế giới lần thứ nhất (năm 2000) và lần thứ hai (năm 2005) do IPU tổ chức tại Trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York. Phó Chủ tịch Quốc hội nước ta đã đi dự Hội nghị cấp cao Nghị viện toàn cầu lần thứ ba do IPU tổ chức tại Genène, Thụy Sĩ (năm 2010).
Với uy tín và vị thế của Việt Nam, Nghị viện các nước đã bầu đại diện của Quốc hội nước ta làm Phó Chủ tịch IPU - đại diện cho Nhóm nước châu Á - Thái Bình Dương (nhiệm kỳ 2010-2011) và Ủy viên Ban chấp hành IPU (nhiệm kỳ 2007-2011). Điều đó đã khẳng định những thành tựu quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Việc lần đầu tiên Quốc hội nước ta đăng cai tổ chức kỳ họp lần thứ 132, Đại hội đồng IPU tại Hà Nội vào mùa xuân năm 2015 với chủ đề “Nghị viện trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sau 2015” là một sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động của một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta và không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế./.
-------------------------------------
- 1, 2, 3 Đề án về việc thành lập một Đoàn đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để xin gia nhập Liên minh Quốc hội.
- 4, 5, Biên bản phiên họp riêng ngày 25/5/1959, kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I.
- 6 Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa I ngày 25-5-1959 về việc thành lập Đoàn đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Liên minh Quốc hội (Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III).
- 7, Tờ trình Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng giêng năm 1969.
- 8, 9, 10 Báo cáo về việc Quốc hội ta xin gia nhập Liên minh Quốc hội các nước (do Ủy ban Đối ngoại trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30-10-1978).
- 11 Biên bản phiên họp lần thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI ngày 30 và 31-10-1978.
- 12, Báo cáo về việc đại biểu Quốc hội ta tham gia Liên minh Quốc hội (do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoàng Minh Giám trình bày tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa VI, ngày 23-12-1978 ).
- 13, Nghị quyết số 436 NQ/QHK6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 03-02-1979.
- Nội quy của Đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội.
- Danh sách Đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội.
- Danh sách Ban chấp hành Đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội.
- Thư của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội Xuân Thủy gửi Tổng thư ký Liên minh Quốc hội Pio Carlo Terenzio ngày 15-02-1979.
- Biên bản Hội nghị mùa Xuân Praha, CL/124/79/2 - 18/4/1979 mục 2, tr.1. Đề nghị gia nhập và tái gia nhập Liên minh, Báo cáo của Ban chấp hành. Chủ đề III Chương trình nghị sự. (Bản tiếng Anh).
- Biên bản CL/124/79/SR- 20 june 1979. Kỳ họp lần thứ 124 Hội đồng Liên minh Quốc hội. Ngày 21/4/1979. Praha, Quốc hội Liên bang. Tr.10. Nghị quyết của Hội đồng Liên minh Quốc hội. (Bản tiếng Anh).
- Bài phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hoàng Minh Giám tại Hội nghị tư vấn Chủ tịch các Đoàn Liên minh Quốc hội các nước XHCN, Bucharest, ngày 20-22/02/1979.
- Tuyên bố của Hội nghị tư vấn các Đoàn Liên minh Quốc hội các nước XHCN, Bucharest, ngày 20-02-1979.
- Việt Nam gia nhập Liên minh Quốc hội - Tạp chí Thông tin Quốc hội tháng 5-1979.
- Liên minh Nghị viện thế giới, Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Hà Nội - 2003.
việc tham gia liên minh này đã ngày càng chứng tỏ việt nam ngày càng có vị thế trên trường quốc tê... và con đường phát triển của việt Nam hiện nay là vô cùng đứng đắn... chúng ta phải biết hòa nhập với thế thới... nhưng không được phép hòa tan và nó.
Trả lờiXóaĐây là 1 sự kiện đáng để chúng ta nên tự hào ... điều này cho chúng ta thấy được vị thế của việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế... từ sau chiến trang bắt đầu gần như là con số 0 mà chúng ta đã có những cố gắng vượt bậc để vươn mình ra thế giới..
Trả lờiXóaMột sự kiện lớn của thế giới được tổ chức ở Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè quốc tế. Đồng thời cũng củng cố thêm vị trí của Việt Nam trên trường ngoại giao thế giới.
Trả lờiXóađây rõ ràng là thành tích đáng ghi nhận và tự hào của Việt Nam,đất nước chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn gian khổ,giờ đây với sự phát triển của mình thì việc gia nhập vào các tổ chức như liên minh nghị viện thế giới chứng tỏ được vị thế của chúng ta,
Trả lờiXóahội đồng liên minh nghị viện thế giới là một tổ chức có quy mô toàn cầu và vai trò của nó cũng là rất to lớn,việc chúng ta gia nhập liên minh nghị viện thế giới cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ cũng như là vai trò của Việt nam trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaThời gian tới nước ta sẽ đăng cai tổ chức kỳ họp Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới IPU, càng cho thấy Việt Nam đã có một chỗ đứng nhất định trong cộng đồng thế giới, được thế giới công nhận, và vị thế ấy chắc chắn sẽ còn được nâng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Trả lờiXóaĐây là một sự kiện, một dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việt Nam, một đất nước bước ra từ chiên tranh , nghèo đói và lạc hâu. Nhưng bằng tình yêu nước, sự đồng lòng nhất chí của toàn Đảng, toàn dân đã đưa đất nước đi tù thắng lợi này đến tháng lợi khác. Khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như trong lòng bạn bè thế giới.
Trả lờiXóaTrên con đường phát triển Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành công. Sự phát triển vững chắc và ổn định về chính trị là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và trong mắt bạn bè thế giới.Hội nghị APEC, ASEAN và đăng cai tổ chức Hội đồng liên minh Nghị viện quốc tế IPU là minh chứng hùng hồn về những thay đổi của Việt Nam. Từng bước, từng bước vững chắc, Việt Nam trở thành điểm hẹn, đất nước có nền chính trị ổn định và hòa binh nhất trên thế giới.
Trả lờiXóaĐây là một hành động đáng mừng của chúng ta,tham gia liên minh cũng là một cách khẳng định bản thận trước quốc tế.Hội nghị càng quan trọng thì chúng ta lại càng phải cẩn thận trong vấn đề bảo vệ an ninh để hội nghị diễn ra tốt đẹp.
Trả lờiXóaĐây là một điều rất đáng tự hào vì khi gia nhập liên minh này thì chúng ta đã khẳng định được vị thế của đất nước trên toàn thế giới,và cũng mang lại cho đất nước nền hòa bình ổn định,liên kết với các quốc gia trên thế giới bảo vệ hòa bình chung.
Trả lờiXóaĐất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển việc ra nhập Liên minh Nghị viện Thế giới sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển đất nước tận dựng những cơ hội từ bên ngoài để phát triển đất nước cũng như là bảo vệ tổ quốc và việc tham gia Liên minh Nghị viện Thế giới cũng rất phù hợp với quan điểm sáng suốt tài tình của Đảng ta lãnh đạo đất nước ta phát triển.
Trả lờiXóaviệc được chọn để đăng cai hội nghị IPU lần này đã chứng tỏ được vị thế , vai trò của nước ta trên trường quốc tế , khẳng định được thực tế lập pháp của Quốc hội Việt Nam ta là tốt như thế nào , cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước đến đông đảo bạn bè quốc tế
Trả lờiXóasự kiện lần này có thể cho thấy Việt Nam chúng ta đã xây dựng được tầm vóc không nhỏ trong mắt bạn bè quốc tế , Quốc hội Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống nghị viện thế giới , là cơ quan lập pháp tiêu biểu , điều đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của Quốc hội ta suốt thời gian qua
Trả lờiXóađây là một cơ hội để chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình , ổn định , sẵn sàng hội nhập để phát triển đến toàn thế giới , điều đó không chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn có nhiều ý nghĩa về kinh tế sau này , do đó cần tập trung tổ chức thật tốt hội nghị lần này
Trả lờiXóatrong thời gian vừa qua, từ khi tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, việt nam đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới. Những nỗ lực của việt nam là không ngừng nghỉ. Bởi vậy việc gia nhập liên minh nghị viện thế giới là một kết quả tất yếu
Trả lờiXóaTừ khi tiến hành cải cách mở cửa cho đến nay, Việt Nam đã có những bước phát triển thần kì trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, cho đến văn hóa, khoa học kĩ thuật,...Sự phát triển đó đã được các nước trên thế giới thừa nhận và chúng ta đã thành công khi gia nhập liên minh nghị viện thế giới
Trả lờiXóaĐây là một thành công lớn của việt nam mở ra một bước ngoặt phát triển lớn cho đất nước. Điều này chứng tỏ vị thế của việt nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Quan điểm đối ngoại của đảng và nhà nước là việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới
Trả lờiXóaViệc gia nhập liên minh nghị viện thế giới của việt nam là một thành công lớn. Điều này thể hiện sự lãnh đạo tài tình của đảng và nhà nước với đường lối, chính sách, sách lược hoàn toàn đúng đắn. Điều này cũng cho thấy rằng vị thế của việt nam đang ngày càng được nâng cao
Trả lờiXóaQuả thực đây cũng là một sự kiến rất đáng mừng đối với Việt Nam chúng ta , thông qua đó Việt Nam chúng ta ngày càng khẳng định được vị trí , khẳng định được tiếng nói của mình trên trên quốc tế cũng như thế giới , hi vọng rằng chúng ta sẽ ngày càng phát triển
Trả lờiXóaTrong xu thế toàn cầu hóa , xu hướng thế giới phẳng , chúng ta cũng không thể nào cứ mãi thờ ơ , không chịu chuyển biến mình , không chịu hòa nhập với cộng đồng thế giới được , đó là một xu hướng phát triển của toàn cầu rồi , và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ
Trả lờiXóa