CẢM NGHĨ VỀ PHÚC TRÌNH TÔN GIÁO CỦA MỸ

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017
Tags:

35 nhận xét:

  1. Ở Việt Nam cũng như bao quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và cách thể hiện niềm tin tôn giáo cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật; không có ngoại lệ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là một cụ thể hóa cho những cố gắng của chính quyền trong việc đảm bảo tối đa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân. Những hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật và lợi dụng tôn giáo để thực hiện những âm mưu chính trị xấu, chống phá Nhà nước sẽ bị xử lý. Điều đó không đồng nghĩa với “đàn áp tôn giáo”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay sau khi bản phúc trình thường niên nói trên được công bố, nhiều quốc gia bày tỏ thái độ bất bình về việc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Không ít quốc gia nói rằng: Thay vì tán phát “những tài liệu vô căn cứ”, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Hoa Kỳ hãy “lo chuyện nội bộ của mình”. Chẳng hạn như vụ bạo lực ở Charlottesville (bang Virginia, Mỹ) ngày 12-8 vừa qua khiến 1 người chết thê thảm và hàng chục người bị thương. Thống đốc Virginia Terry McAuliffe đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

      Xóa
  2. Mỗi năm chính phủ Mỹ công bố một bản phúc trình về tôn giáo được hiểu là những quốc gia mà Mỹ cho rằng có sự đàn áp, áp bức tôn giáo. Thoạt nghe thôi đã thấy có vấn đề chính trị ở đây. Vì những bản phúc trình chẳng dựa trên cơ sở nào cả; thậm chí là có sự xuyên tạc nghiêm trọng ở đây

    Trả lờiXóa
  3. có thể thấy, Mỹ luôn không ngừng các hoạt động chống phá các nước trên thế giới về lĩnh vực tôn giáo và nhân quyền, trong đó có Việt Nam thông qua các tổ chức với vẻ bề ngoài "hợp pháp" nhưng thực chất là hình thành để chống phá các nước khác trên lĩnh vực tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 giành một chương với nhiều quy định như “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 của Việt Nam cũng nêu rõ: “Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo;…”.

      Xóa
  4. Cái gọi là Ủy hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo Quốc tế- USCIRF vào ngày 27 tháng 9 công bố phúc trình mới về tình hình tự do tôn giáo- tín ngưỡng tại khu vực các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN. Trong đó, nội dung về Việt Nam tiếp tục là một sự xuyên tạc trắng trợn tình hình tôn giáo ở nước ta. Bản phúc trình dựa trên những cơ sở không khách quan mà đa phần từ luận điệu của đám rận chủ ở bên ngoài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc một số cá nhân hoặc một số nhóm tôn giáo bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự, trấn áp như bắt Hoàng Đức Bình, hoặc nhắc nhở linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục trong vụ việc cố tình tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên Quốc lộ 1A ở Diễn Châu, Nghệ An với lý do là “đòi Fomosa bồi thường”, vào tháng 4-2017 (sau vụ Fomosa gây ô nhiễm diện rộng…) là điều tất nhiên, là vì họ vi phạm pháp luật chứ hoàn toàn không phải vì lý do tôn giáo vì họ có đạo. Sự trừng phạt này là vì lợi ích chung của cả xã hội.

      Xóa
  5. Ở Việt Nam, tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một quyền căn bản của người dân. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Người theo đạo hay không theo đạo, những người theo các tôn giáo khác nhau bình đẳng trước pháp luật và nếu bất kỳ ai vi phạm pháp luật thì đều phải gánh chịu sự nghiêm khắc của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  6. Thực tế có những tôn giáo du nhập vào từ hàng ngàn năm, có tôn giáo ra đời mới chỉ vài chục năm và khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Bởi vậy, chỉ những ai đến Việt Nam mới nhận thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam luôn sôi động. Từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 cho đến Hiến pháp 2013 các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam đều được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Đặc biệt, Hiến pháp 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định gắn với quyền con người, do đó được bảo đảm tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Phát biểu về sự kiện này nhiều người cho rằng, Hoa Kỳ luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xã hội từ việc thiếu tôn trọng và bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền bình đẳng của người da màu, người nhập cư và người theo đạo Hồi. Cựu Ngoại trưởng John Kerry thì cho rằng, vụ việc tại Charlottesville phải gọi là “thù hận, tội ác, phân biệt chủng tộc và cực đoan nội địa” (ở Hoa Kỳ).

    Trả lờiXóa
  8. Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới” và “Phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới” thường niên do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn ra đời từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong thời kỳ đó, thế giới bị chia thành hai hệ thống xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hai hệ thống xã hội này không chỉ khác biệt mà còn đối đầu với nhau. Tình hình ngày nay đã khác. Các quốc gia với hệ tư tưởng, thể chế chính trị xã hội khác nhau, không còn đối lập nhau nữa. Hoa Kỳ và Việt Nam ngày nay đã trở thành đối tác toàn diện. Văn kiện “Đối tác toàn diện” được nguyên thủ hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc các bên “tôn trọng” Hiến chương Liên hợp quốc và thể chế chính trị của nhau.

    Trả lờiXóa
  9. ngày 15/8, đương kim Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã công bố bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới”. Nhưng điều đáng nói, với những nội dung được đề cập trong bản phúc trình này về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam thì quả thật quá chán, nó nhàm, nhạt tới mức không thể tả nổi.

    Trả lờiXóa
  10. phía Mỹ còn đưa ra rất nhiều những dẫn chứng cụ thể để quy chụp tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như: mục sư Ksor Xiem thuộc Giáo phái Tin Lành Dega bị cấm ở Việt Nam hay mục sư Nguyễn Công Chính, bị kêu án 11 năm tù vì tội tuyên truyền và âm mưu lật đổ Chính phủ…

    Trả lờiXóa
  11. ngài Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng ở Mỹ các tôn giáo của các vị có chịu sự quản lý của Nhà nước hay không? Còn riêng với Việt Nam, Nhà nước đã quy định rõ các tổ chức tôn giáo phải đăng kí để quản lý theo đúng các quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  12. Có lẽ ngài Ngoại trưởng nên hiểu một chân lý là tôn giáo cũng là một thực thể của xã hội, do con người sinh ra, do đó tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, của xã hội.

    Trả lờiXóa
  13. Chúng ta biết rằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm 9 chương, 68 điều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo…

    Trả lờiXóa
  14. ngài Rex Tillerson ở cách xa Việt Nam gần nửa vòng trái đất nên không biết rõ về tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có nhiều hệ phái Tin lành, nhưng tuyệt nhiên không có hệ phái “Tin lành Dega”, đây thực chất là một tổ chức lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên.

    Trả lờiXóa
  15. Trước khi vào tù, Nguyễn Công Chính được biết đến là một kẻ “mượn đạo tạo đời”, hoạt động từ chống phá chính quyền đến dâm ô, lừa đảo, tích cực nói xấu Đảng, Nhà nước; lợi dụng danh nghĩa mục sư để tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan.

    Trả lờiXóa
  16. Tựu chung lại tự do tôn giáo cũng phải trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia. Không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối. Dường như Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những giọng điệu, lối viết cũ, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo.

    Trả lờiXóa
  17. lợi dụng danh nghĩa mục sư để tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan. Hành vi phạm tội của Nguyễn Công Chính gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động tôn giáo chân chính được pháp luật quy định.

    Trả lờiXóa
  18. Cũng như phúc trình về tự do tôn giáo thế giới những năm trước, phần viết về Việt Nam tuy có đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn thể hiện sự kỳ thị và xuyên tạc tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định: “Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 (hiệu lực vào tháng 1-2018).

    Trả lờiXóa
  20. luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc

    Trả lờiXóa
  21. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó một số tôn giáo du nhập từ bên ngoài, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo... và một số tôn giáo ra đời trong nước, như: Cao Ðài, Hòa Hảo...

    Trả lờiXóa
  22. chỉ những ai đến Việt Nam mới nhận thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam luôn sôi động.

    Trả lờiXóa
  23. nếu một quốc gia nào đó (được cho là) không kiểm soát tín ngưỡng, tôn giáo thì xã hội thường phải trả giá đắt. Theo tin nước ngoài, cảnh sát Hoa Kỳ đã từng giải cứu hơn 400 đứa trẻ thuộc giáo phái Đa thê[1] ở bang Texas, Mỹ.

    Trả lờiXóa
  24. Phát biểu về sự kiện này nhiều người cho rằng, Hoa Kỳ luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xã hội từ việc thiếu tôn trọng và bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền bình đẳng của người da màu, người nhập cư và người theo đạo Hồi. Cựu Ngoại trưởng John Kerry thì cho rằng, vụ việc tại Charlottesville phải gọi là “thù hận, tội ác, phân biệt chủng tộc và cực đoan nội địa” (ở Hoa Kỳ).

    Trả lờiXóa
  25. ở châu Phi, Trung Đông những lực lượng đối lập được nước ngoài trợ giúp cũng đã từng biểu tình “bất bạo động” gây rối trật tự công cộng để lật đổ chế độ xã hội hiện hữu và tạo cớ cho nước ngoài can thiệp. Đây là kịch bản “kinh điển” của “cách mạng sắc màu” thập kỷ trước mà Việt Nam không thể lơ là.

    Trả lờiXóa
  26. Hoa Kỳ và Việt Nam ngày nay đã trở thành đối tác toàn diện. Văn kiện “Đối tác toàn diện” được nguyên thủ hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc các bên “tôn trọng” Hiến chương Liên hợp quốc và thể chế chính trị của nhau.

    Trả lờiXóa
  27. Thực chất, phần về Việt Nam trong bản phúc trình của USCIRF vẫn giữ những luận điểm cũ, xáo mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế, phiến diện, không khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam khi tiếp tục cáo buộc Việt Nam “hạn chế tự do tôn giáo”, “kiểm soát, ngăn cấm hoạt động của các tổ chức tôn giáo không được thừa nhận”… Thậm chí, bản phúc trình này còn có cách đánh giá mang tính phủ nhận những tiến bộ trong bộ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 11/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Chả hiểu các bạn ý đi khảo sát tình hình thực tế ở đâu mà chém gió như thật ý, đúng là chỉ đút chân gần bàn, di chuột đã bình được thiên hạ các ông bà ak

    Trả lờiXóa
  28. Thực tế cho thấy, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, không như những gì trong bản phúc trình về tình hình tự do tôn giáo- tín ngưỡng ở Đông Nam Á của phía Mỹ rêu rao. Dường như Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những giọng điệu, lối viết cũ, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo. Thiết nghĩ, thay vì bổn cũ soạn lại thì Bộ Ngoại giao Mỹ nên đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tự do tôn giáo trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  29. Đối với những cá nhân như Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng, A Dao, Y Bet,... mà USCIRF cho là các nạn nhân tiêu biểu của việc “sách nhiễu, đàn áp tôn giáo” thực chất chỉ là số đối tượng có những hoạt động vi phạm pháp luật bị khởi tố điều tra, xử lý đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng thực thi trên thực tế. Chính điều này đã tạo nên đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú và sinh động của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  30. Hàng năm đều có đưa ra những bản phúc trình về tình hình tự do tôn giáo của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thử hỏi những đánh giá, nhận định về tình hình tự do, tôn giáo của Ủy ban này được thực hiện với tư cách gì, lấy tư cách gì để đưa ra phán xét về một quốc gia khác, đó liệu có phải đang là điều vi phạm nhân quyền hay không? Một thực tế rằng tự do do tôn giáo kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với những người theo Hồi giáo... Đúng là lấy ngoài nuôi trong có khác, bôi xấu nước khác để lờ đi tình hình của mình, đúng là đám USA ma mãnh

    Trả lờiXóa
  31. Ta thấy rằng trong phúc trình mới về tình hình tự do tôn giáo - tín ngưỡng tại khu vực các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN, các dẫn chứng được đưa ra các báo cáo khảo sát cụ thể, các trường hợp nêu ra đều không khách quan, bởi đó là các trường hợp vi phạm pháp luật, thách thức chính quyền, nếu không xử lý sẽ gây họa, gây bất ổn về an ninh của các quốc gia. Nếu thử hỏi là ở Mỹ thì các vị tính toán thế nào đây??? Không hiểu các vị dân biểu, bộ ngoại giao Mỹ nghĩ gì khi đưa ra những sự việc mà không có bằng chứng như vậy, không thấy hổ thẹn hay sao???

    Trả lờiXóa
  32. Chúng ta đều hiểu rằng, vấn đề tôn giáo ở mỗi nước là khác nhau; tự do tôn giáo ở mỗi quốc gia đều chỉ là tương đối bởi nó cũng chịu sự điều hảnh của pháp luật và ngay bản thân nước Mỹ cũng vậy. Nước Mỹ chẳng có tư cách gì để đại diện cho một chuẩn mực và chính vấn đề tôn giáo ở Mỹ cũng còn đang chứa đựng đầy bất công. Nếu Việt Nam không phải là quốc gia tự do tôn giáo thì có lẽ không có quốc gia nào là quốc gia được coi là tự do tôn giáo cả. Nên những báo cáo đó cũng không có cơ sở gì cho thực tế. Đúng là trò hề, một sự can thiệp trắng trợn mà

    Trả lờiXóa