Lâu
nay, Mỹ và phương Tây cho mình cái quyền làm “người phán xử” về vấn đề “dân chủ”,
“nhân quyền”, “tự do tôn giáo”. Cứ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, Bộ ngoại giao
Mỹ đưa ra nhiều báo cáo cáo buộc về vấn đề này của nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Thậm chí có cáo buộc yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam
trở lại nhóm CPC – Nhòm những nước đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo.
Đây
là hoạt động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thế giới
đang trong quá trình hội nhập, nhưng hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Mỹ và
phương Tây mưu đồ toan tính cả thế giới, muốn tất cả đều phải học theo phong
cách Tây, tự do kiểu tây, đó là tham vọng làm bá chủ toàn cầu trong đó Mỹ và
các nước tư bản phương Tây là các nước lớn, còn lại đều phải phục tùng dưới
chướng của họ, các nước trở thành một bản sao thu nhỏ.
Nhiều
nhà rận chủ ở Việt Nam rất sùng bái nước Mỹ, muốn Mỹ can thiệp vào Việt Nam để
giúp đỡ Việt Nam. Nhưng xin thưa, đó là tư tưởng của những kẻ ăn bám mà trước
đây Mỹ đã từng tạo dựng các cậu công tử thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa. Hơn
nữa, Mỹ và các nước tư bản phương Tây đang đối mặt với biết bao khó khăn về
kinh tế, đặc biệt đối mặt với các nguy cơ đe dọa từ khủng bố, rồi vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên, sự phân hóa giàu nghèo, các phúc lợi xã hội… Những vấn đề
trên đang làm đau đầu các chính khác Mỹ, trong khi đó họ vẫn tạo dựng cho mình
một vỏ bọc bên ngoài hào nhoáng, lung linh.
Thực
tế, không thể phủ nhận nền dân chủ tự do của Mỹ, một đất nước hiện đại và đáng
sống. Nhưng điều đó không quyết định được việc Mỹ dựa hơi để đi phán xử về vấn
đề nhân quyền, tự do tôn giáo của các nước khác. Đó là sự xâm phạm một cách thô
bạo vào chủ quyền của một quốc gia độc lập.
Còn
nhớ, trước đây Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an,
tiếp một phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đưa ra một số tấm
ảnh về cảnh sát bảo vệ bịt miệng một bị cáo Nguyễn Văn Lý đang bị xét xử tại
một phiên tòa và cao giọng phán xét rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền, đồng
thời đề nghị Bộ Công an Việt Nam có hình thức xử lý thích đáng với những cảnh
sát này.
Thượng
tướng Nguyễn Văn Hưởng hỏi lại ông ta: “Ngài có nhìn thấy vành móng ngựa bị ông
Linh mục này đạp đổ không? Ngài có cần xem lại băng video quay cảnh ông ta chửi
bới quan tòa, rồi xúc phạm cả lãnh tụ Hồ Chí Minh không?”.
Ông
trưởng đoàn nói: “Tôi có biết ông này đã… lỡ lời. Nhưng có cần thiết phải như
vậy không?”.
Thượng
tướng Nguyễn Văn Hưởng nói thong thả: “Tôi với ngài là người từng trải, bạc cả
đầu rồi. Chúng ta có đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh để kiềm chế trước những hành vi
khiêu khích của ông Linh mục này. Nhưng với những anh Cảnh sát mà chắc chắn
tuổi đời chỉ bằng con, cháu chúng ta thì liệu họ có đủ sức kiềm chế trước những
kẻ coi thường pháp luật, không coi đạo lý ra gì không? Nhất là khi ông ta còn
xúc phạm lãnh tụ của cả dân tộc chúng tôi? Khi tôi còn trẻ, nếu gặp phải trường
hợp như thế này, có khi tôi còn cứng rắn hơn thế đấy”.
Nghe
Thượng tướng nói thế, ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đành gật đầu và cười: “Kể cũng khó
kiềm chế thật?”.
Qua
câu chuyện này mới thấy được tư duy chụp mũ và tư tưởng nước lớn của các cường
quốc trên thế giới. Họ đi phán xét, can thiệp vào nội bộ các nước khác nhưng
chưa khi nào họ hiểu rõ về các vấn đề như vậy. Có trường hợp cực đoan hơn khi
những hình ảnh, những bài viết về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo mà
họ nhận được từ Việt Nam gửi sang đều xuất phát từ nguồn của những đối tượng
cực đoan, chống đối muốn gây nhũng nhiễu đất nước Việt Nam. Do vậy, những phán
xử như vậy là thiếu khách quan và thiếu sự tôn trọng đến một quốc gia mà Mỹ vẫn
thường làm.
Mã Phi Long
Qua câu chuyện này mới thấy được tư duy chụp mũ và tư tưởng nước lớn của các cường quốc trên thế giới. Họ đi phán xét, can thiệp vào nội bộ các nước khác nhưng chưa khi nào họ hiểu rõ về các vấn đề như vậy. Có trường hợp cực đoan hơn khi những hình ảnh, những bài viết về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo mà họ nhận được từ Việt Nam gửi sang đều xuất phát từ nguồn của những đối tượng cực đoan, chống đối muốn gây nhũng nhiễu đất nước Việt Nam. Do vậy, những phán xử như vậy là thiếu khách quan và thiếu sự tôn trọng đến một quốc gia mà Mỹ vẫn thường làm.
Trả lờiXóaTự do tôn giáo là quyền của mỗi công dân nhưng không phải cứ là quyền thì được tự do không giới hạn, được thỏa thích làm những gì mình muốn. Tự do là những gì hợp với quy luật. Nếu ở nước Mỹ Chính phủ Mỹ có quản lý các tôn giáo hay không, hay là cho nó hoạt động một cách tự do, không theo một tổ chức nào? Thế thì đừng bù lu bù loa lên về tình hình tôn giáo của Việt Nam thế nhé, mỗi nước có 1 quan điểm khác nhau, không cùng một thước đo tiêu chí sao so sánh được, hãy khách quan hơn tí được không nào
Trả lờiXóaTại sao lại vu cáo Việt Nam về tự do tôn giáo, quyền tự do tôn giáo đã được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Mỹ không thể lấy ra các trường hợp các đối tượng bị Nhà nước xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật để quy kết Việt Nam không có tự do tôn giáo được. Thử hỏi, nếu không quản lý hoạt động của các tôn giáo mà cứ để thực hiện các mưu đồ chính trị, họ lấy danh nghĩa tôn giáo ra để kích động gây rối an ninh trật tự thì đất nước Việt Nam này sẽ loạn lên hết ak
Trả lờiXóaMọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác…, đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật. Thử hỏi, ở nước Mỹ Chính phủ Mỹ có quản lý các tôn giáo hay không, hay là cho nó hoạt động một cách tự do, không theo một tổ chức nào? Cũng cần nói thêm, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người nhưng nó lại cũng mang tính “chính trị”, tức là nó luôn bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các mục đích, mưu đồ chính trị. Thế cho nên trước khi nói người khác thì hãy nhìn lại mình trước khi đưa ra những bình luận vô căn cứ nữa nhé người Mỹ ak
Trả lờiXóa"Nhân quyền kiểu Mỹ " là cụm từ mà chúng ta hay nhắc tới trên các trang mạng trong thời gian gần đây. Bản chất của nó thì chúng ta đã rõ. Mỹ luôn tự cho mình bảo vệ lẽ phải tham gia vào vấn đề nhân quyền của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng trong chính nước Mỹ lại có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chính phủ Mỹ cho phép các cơ quan an ninh có thể nghe lén, theo dõi người dân của mình, rồi địa ngục Goan-ta-na-mô một trung tâm thẩm vấn và giam giữ khét tiếng các nghi phạm khủng bố. Không hiểu nước Mỹ nghĩ gì về nhân quyền? Trước khi nói người khác có lẽ nên quay lại xem mình trc nhé các vị
Trả lờiXóaCó thể nói không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhân quyền luôn gắn liền với chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia độc lập có quyền lựa chọn riêng cho mình một thể chế chính trị và đi liền với nó là lợi ích của người dân. Nội dung về quyền con người, ngoài các giá trị chung còn mang màu sắc văn hóa và tôn giáo, vì thế nó là vấn đề riêng của mỗi nước, vì thế nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác
Trả lờiXóaQuyền con người đối với đất nước ta là một vấn đề rất quan trọng cần được đảm bảo, mà chúng ta đang cố gắng và đã đạt được điều đấy, vấn đề là các thế lực đế Quốc chúng luôn cho rằng chúng đã làm được tất cả, còn đối với bản thân tôi thì cái gì nó cũng có hai mặt, chưa chắc chúng đã làm được những điều như vậy, chắc gì chúng đã làm được như đất nước ta, chẳng qua là chúng muốn âm mưu chống đối đất nước ta mà thôi. năm 2013, Việt Nam đã được thế giới ghi nhận về thành tích nhân quyền với việc lựa chọn Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền thế giới với 184/192 phiếu thuận (tỉ lệ cao nhất). Đây là bằng chứng không thể chối cãi về thành tựu nhân quyền tại Việt Nam, đập tan những âm mưu, ý đồ thiếu thiện chí vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Trả lờiXóa