Ai trong chúng ta cũng đều mong cuộc
sống bình yên, an cư, lạc nghiệp thế nhưng bão lũ, thiên tai ập đến thì không
ai lường trước được. Và cứ mỗi mùa mưa bão đến, khúc ruột miền Trung, dải đất đầy
nắng và gió lại Trung trở thành nạn nhân hứng chịu những thiên tai nặng nề từ tự
nhiên. Nhìn những ngày vừa qua, bão đổ bộ vào miền Trung và để lại rất nhiều hậu
quả đau lòng. Mặc dù không phải là người con của quê hương miền Trung nhưng những
ngày này trái tim tôi luôn hướng về Miền Trung với niềm xót thương vô hạn.
Thiệt
hại nặng nề sau bão lũ miền Trung
Bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri những
ngày qua đã đi thẳng vào nước ta, rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp độ thảm
hoạ. Và theo nhiều nhà khoa học thì bão số 10 dự báo là cơn bão mạnh nhất 10
năm qua, khi gần vào đến đất liền, sức gió tối đa của Doksuri vào khoảng 130
km/h (cấp 12), giật cấp 15. Dù đã được dự báo trước, cũng như sự vào cuộc quyết
liệt từ TW đến địa phương để ứng phó với bão, nhưng có thể nói cơn bão đã mang
đến quá nhiều nỗi đau với người dân miền Trung.
Cụ thể, theo thống kê từ các địa
phương, đến sáng 16/9/2017, bão làm 08 người chết ở các tỉnh Thanh Hóa (1), Nghệ
An (2), Quảng Bình (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (2). Nguyên nhân chủ yếu là
ngã trong lúc chằng chống nhà cửa trước bão. Cơn bão với sức gió mạnh 133 km/h
(cấp 12) đã giật sập 33 ngôi nhà, làm hơn 120.000 nhà khác tốc mái, chủ yếu ở
Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài ra, trên 6.200 nhà bị ngập ở Hải Phòng (700), Nghệ
An (65), Hà Tĩnh (gần 4.000), Quảng Bình (1.500) và Quảng Trị (17). Cột truyền
hình, viễn thông cao hơn 100 m tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đổ sập. Hàng
nghìn cột điện hạ thế bị đổ gãy gây mất điện trên diện rộng tại 9 tỉnh với 1,3
triệu khách hàng. Do toàn bộ tàu thuyền trong khu vực ảnh hưởng đã được chỉ dẫn
đến nơi trú ẩn nên thiệt hại không lớn, có 10 tàu chìm (Quảng Ngãi 4 tàu; Quảng
Bình 6 tàu). Về nông nghiệp, diện tích lúa mùa cơ bản được thu hoạch trước khi
bão đổ bộ nên chỉ thiệt hại về hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp với tổng diện
tích khoảng 1.000 ha…
Nhìn cái cảnh bà con phải ngồi trên
nóc nhà chờ nước rút, lũ cuốn trôi bao người mất tích, rồi người già, trẻ em nữa,
những người bệnh, người bị thương, kinh tế thì dường như thiệt hại rất nhiều,
nhà cửa, hoa màu bị phá nát, đồ đạc trong nhà bị phá hủy, nhà cửa không còn là
nhà bởi sức tàn phá của bão... mà lòng tôi như ứa nước mắt. Nếu không ở hoàn cảnh
của người dân miền Trung, năm nào cũng đối mặt với thảm họa thiên nhiên, chứng
kiến cái cảnh người dân một nắng hai sương vất vả gieo trồng hạt lúa gần đến
ngày thu hoạch rồi lại còn trắng tay…thì thật sự khó mà hình dung nỗi khổ của
những người dân nơi đây là như thế nào.
Không những vậy, cơn bão đi rồi nhưng
những thiệt hại nó để thì còn đó. Bà con giờ thiếu thốn đủ thứ, cái ăn, cái mặc,
rồi dọn dẹp làm lại nhà cửa, rồi chưa kể dịch bệnh, rồi phải khắc phục kinh tế
để sinh nhai, đủ thứ hết. Có lẽ không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết những
nỗi đau thương, mất mát mà nhân dân miền Trung đang phải hứng chịu.
Hơn lúc nào hết, những người dân miền
Trung cần sự chúng tay giúp đỡ của đồng bào cả nước để trước mắt vượt qua khó
khăn, trở lại với cuộc sống thường ngày. Mong rằng mọi người trong chúng ta hãy
hướng về các tỉnh miền Trung với tình cảm và sự chia sẻ chân thành, thiết thực.
Có lẽ lúc này truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời xưa của dân tộc ta đoàn kết,
tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” mới thật sự được phát huy và khẳng
định tính trường tồn với thời gian của nó.
Cột
tháp truyền hình cao chừng 100m tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị bão quật đổ
Nhiều
biển quảng cáo cỡ lớn cũng không thể đứng vững trước sức tàn phá khủng khiếp của
bão số 10
Bão
số 10 cũng làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà và cây xanh
Người
dân hối hả di dời đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn
Dọc
khắp các tỉnh ven biển từ Hải Phòng, Nam Định đến Quảng Trị, sóng cao gây ngập
nhiều nơi
Tất
cả tan hoang sau bão
Bão
số 10 đã làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, trong đó có nhiều nhà bị sập, tốc mái
hoàn toàn khiến người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất
Bông
Lau
Hơn lúc nào hết, những người dân miền Trung cần sự chúng tay giúp đỡ của đồng bào cả nước để trước mắt vượt qua khó khăn, trở lại với cuộc sống thường ngày. Mong rằng mọi người trong chúng ta hãy hướng về các tỉnh miền Trung với tình cảm và sự chia sẻ chân thành, thiết thực. Có lẽ lúc này truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời xưa của dân tộc ta đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” mới thật sự được phát huy và khẳng định tính trường tồn với thời gian của nó.
Trả lờiXóaThương quá, thời gian gần đây ti vi , báo chí liên tục đưa tin về tình hình bão lụt ở miền Trung , hậu quả của cơn bão để lại nặng nề quá hàng chục người chết và bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị hỏng, sập, ngập chìm trong biển nước. Mong rằng hậu quả của cơn bão sẽ sớm được khắc phục để người dân nơi đây có thể vững vàng mà sống tiếp!
Trả lờiXóaKhông thương, không xót sao được khi mỗi người miền Trung đều là người dân Việt Nam, nỗi đau của người dân nơi đây đều là nỗi đau của cả dân tộc, của mỗi người dân Việt Nam ta. Tôi nghĩ, sức vóc, khả năng của mình là quá nhỏ bé, ít ỏi nhưng với truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao, phi thường. Những hành động nhỏ bé của tôi và của mọi người sẽ có ý nghĩa nhân văn, giá trị về tinh thần, vật chất vô cùng lớn. Tôi hành động, bạn hành động, mọi người dân hành động, dân tộc Việt Nam hãy cùng hành động hướng về miền Trung yêu dấu!
Trả lờiXóaToàn thể nhân dân Việt Nam đều xót thương cho miền Trung ruột thịt, vì năm nào cũng phái gánh chịu những cơn bão đi qua tàn phá, gây ra những thiệt hại lớn về người và của, khiến cho cuộc sống của nhân dân miền Trung trở nên khó khăn. Cả năm trời, họ cố gắng làm ăn, xây dựng lại nhà cửa nhưng rồi những cơn bão đến và cuốn đi tất cả. Chúng ta cần có những hành động ủng hộ miền Trung để phần nào khắc phục những khó khăn sau cơn bão.
Trả lờiXóaDải đất miền Trung của đất nước là nơi luôn phải hứng chịu sự phá hủy nặng nề của những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Từng cơn bão là từng sự phá hủy kinh hoàng mà những con người miền Trung phải ngày đêm gồng mình chống đỡ. Cứ mỗi cơn bão qua đi để lại sau lưng nó là miền Trung tiêu điều, xơ xác, là hàng nghìn người dân miền Trung rơi trong cảnh màn trời chiếu đất. Thật sự là thương lắm miền Trung ơi. Hi vọng với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, sẽ có thêm nhiều tấm lòng hảo tâm đến với nhân dân miền Trung, giúp nhân dân miền Trung vượt qua nỗi đau thương, mất mát này.
Trả lờiXóaMiền trung quê tôi bốn mùa nắng gió, vất vả, thăng trầm, nhưng điều đó không là lý do làm cho người dân gục ngã mà càng rèn dũa cho họ tính quả cảm hơn. Miền Trung là nơi có nhiều thiên tai của thiên nhiên, là cái rốn của cả đất nước. Nhưng điều đó không bao giờ làm cho người dân chán nản, mà họ càng cố gằng phấn đấu nhiều hơn, những người con ngoan trò giỏi, những người con hiếu học vẫn luôn luôn lớn lên trưởng thành ở mảnh đất này.....chúc cho đồng bào miền Trung luôn mạnh khỏe và vượt qua khó khăn trước mắt
Trả lờiXóaThiên nhiên vốn dĩ hiền hòa là thế ban tặng cho muôn loài nhiều điều quý giá cho cuộc sống nhưng thiên nhiên cũng thật dữ dội và vô tâm khi trút xuống dãi đất miền Trung từng đợt cuồng phong mưa dữ, mỗi lần thiên nhiên giận giữ như vậy thì cuốn trôi bao nhiêu thứ của mảnh đất miền quê thùy dương này và để lại là bao nhiêu nỗi đau vô bờ bến cho con người nơi đây. Đồng bào cả nước đang nắm tay nhau giúp đỡ nhân dân miền Trung khắc phục hậu quả sau cơn bão đi qua. Bão đã đi qua, nhưng những cơn mưa nặng hạt vẫn xối xả đổ xuống dải đất miền Trung. Một chút lắng lòng đau thắt trước những mảnh đời cơ cực và cuộc sống khó khăn của bà con vùng bão lũ.
Trả lờiXóa