Trong bản trình bày trước Ủy ban
Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 9 vừa qua, Daniel
J. Kritenbrink, người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Hà Nội thay Đại sứ hiện tại là Ted Osius sắp hết nhiệm
kỳ đã có một phát biểu được cho là phương châm của ông này trong nhiệm kỳ Đại
sứ của mình tại Việt Nam sắp tới. Daniel J.
Kritenbrink nói: “Nhân quyền là một
trong những quan tâm của ông trên cương vị là tân Đại sứ Mỹ tại Việt
Nam”. Phát biểu này ngay lập tức được đám báo lá cải
đăng tải và bình luận rầm rộ. Như kiểu “bắt được vàng”, “nắng hạn gặp mưa rào”.
Daniel J. Kritenbrink
“Nhân quyền” luôn là thứ mà Mỹ dùng đễ đe nẹt những nước nhỏ và là thứ vũ
khí lợi hại trong quan hệ quốc tế. Bất cứ đâu mà Mỹ thấy cần thiết phải tái
thiết hệ thống chính trị của quốc gia đó theo quỹ đạo của Mỹ thì ngay lập tức
cây gậy “nhân quyền” được sử dụng. Nó có thể vươn ra bất kỳ đâu nếu chính phủ
Mỹ muốn. Ngay ở Việt Nam cũng vậy thôi. Mặc dù quyền lợi của người dân luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đảm bảo nhưng chính phủ Mỹ và một số chính
khách của họ vẫn phủ nhận và cố tính xuyên tạc điều đó. Vì thế, câu nói của ông
Kritenbrink là điều dễ hiểu. Ở một góc độ khác, có thể hiểu câu nói của Kritenbrink là
một thứ xúc tác cổ vũ cho đám rận chủ cuội đang dần chết yểu vì chông chờ vào
Mỹ.
Nhưng hãy nghe cho hết. Kritenbrink chỉ nhắc đến “nhân quyền” rất ngắn
trong khi cái mà ông ta nhấn mạnh đó là những vấn
đề khác mà ông sẽ cố gắng thực hiện trong cương vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
gồm an ninh, đầu tư - thương mại, các vấn đề nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Ông
Kritenbrink cũng đã nhấn mạnh rằng quan hệ Việt- Mỹ
đã thay đổi rất sâu sắc trong thời gian 40 năm qua, và bây giờ Việt Nam đã trở
thành đối tác toàn diện của Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh rằng có được quan hệ tốt đẹp
đó đến nay là nhờ cố gắng của các chính phủ tiền nhiệm nhằm thiết lập quan hệ
ngoại giao với một quốc gia quan trọng ở châu Á.
Rõ ràng rằng, quan điểm của Mỹ trong mối quan hệ với Việt Nam ngày càng
thay đổi rõ rệt. Mối quan hệ ngày càng được tăng cường. Điều đó chứng minh
rằng, chính phủ Mỹ sẽ đủ thông minh để hiểu về mối quan hệ hữu ích này. Chỉ sợ
đám rận chủ cuội hy vọng càng nhiều thì sẽ thất vọng càng nhiều. Vì hoàn cảnh
của đám rận chủ hiện nay tượng tự như những con rối không hơn không kém. Khi
múa rối không còn ai xem nữa thì chắc chắn sẽ không còn đất để diễn.
Quang Thuận
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong đảm bảo quyền con người. Hiến pháp 2013 ra đời, trong đó có một chương quy định về quyền và nghĩa vụ công dân. Sau khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua, nhiều đạo luật quy định trực tiếp về các quyền con người đã được thông qua hoặc đang được xây dựng, như Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật về Hội, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin… Trên thực tế, các quyền công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, lập hội… đều được đảm bảo. Vậy nhưng, dường như phía Mỹ vẫn không đề cập gì tới điều đó. Họ vẫn những giọng điệu, lối viết cũ, vẫn lặp đi lặp lại cái luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp nhân quyền. Xem ra, chính người Mỹ đang cố tình đi ngược lại với tuyên bố chung của hai nước.
Trả lờiXóaVấn đề nhân quyền ở mỗi quốc gia, không kể hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế và văn hoá đều có những giá trị chung giống nhau, không thể chia cắt và phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời mang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hoá và tôn giáo. Liên hợp quốc tuyên bố: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hoá và tôn giáo”. Có vẻ như Daniel J. Kritenbrink đang cố tình quên đi điều này hay sao ý. Thật nực cười
Trả lờiXóaCần khẳng định, không có mô hình thực hiện nhân quyền cho mọi quốc gia và không thể sao chép nguyên si mô hình bảo đảm nhân quyền của Hoa Kỳ hay của một quốc gia nào đó vào Việt Nam. Mỗi nước có mô hình riêng, đó là lẽ phải không ai chối cãi được, nó đã trở thành những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong các bản Tuyên ngôn, các Công ước quốc tế về nhân quyền. Mong Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những sự khác biệt ở Việt Nam, cũng như Việt Nam tôn trọng Hoa Kỳ
Trả lờiXóaỞ Mỹ, chính phủ Mỹ cũng thẳng tay trừng trị, đàn áp những kẻ chống đối chính phủ để bảo vệ cho lợi ích của nhà nước Mỹ. Thế nhưng, người Mỹ có bao giờ tự nhận mình là vi phạm nhân quyền. Cảnh sát Mỹ mỗi năm giết chết hàng nghìn người không rõ lý do, tại sao họ không cho rằng đó là vi phạm nhân quyền? Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam ban hành những quy định để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, bắt giữ những kẻ vi phạm pháp luật núp dưới danh nghĩa hoạt động “dân chủ”, “nhân quyền” thì họ lại vu cáo rằng Việt Nam đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, vi phạm nhân quyền.
Trả lờiXóaThật buồn cười khi một nước như Mỹ lại cho mình cái tư cách đi đáng giá nước khác, trong khi chính Mỹ mới là quốc gia cần xem xét đặc biệt về vấn đề nhân quyền. Thử hỏi, quyền của người da đen ở Mỹ đã được đảm bảo chưa khi mà cảnh sát có quyền kết thúc sinh mạng của một người mà chả cần thông quá cái Tòa án nào hết, nhà tù thì điển hình là Goantanamo giam giữ vô tôi, tra tấn rã man, quyền của công dân ở đâu khi mà họ bị chính phủ nghe lén điện thoại,… một cách có hệ thống. Xin hãy nhìn lại Việt Nam, một đất nước người dân đang sống trong sự bình yên và hạnh phúc không một cuộc chiến mà Mỹ lại có cái nhìn phiến diện về tình hình xã hội tại Việt Nam. Mỗi cách hiểu đều có những giá trị hợp lý riêng phù hợp với hoàn cảnh riêng của từng nước nên thiết nghĩ không nên bắt ép tất cả các nước đều phải theo một cách tiếp cận của mình.
Trả lờiXóaKhi đưa ra những nhận định, những phán đoán các ông phải có căn cứ cụ thể. Các ông đã hiểu gì về tình hình Việt Nam, đã chứng kiến những thành tựu trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam chưa? Thế mà các ông lại buông ra những lời lẽ hoàn toàn định kiến, thiếu căn cứ và xuyên tạc, bịa đặt như vậy. Mong rằng, với một người ngồi vào chiếc ghế đại sứ Mỹ tại Hà Nội như ông Daniel J. Kritenbrink khi phát ngôn cần suy nghĩ cho cẩn thận, đừng có nói những lời vô căn cứ như vậy?
Trả lờiXóa