NGƯỜI MỸ KỈ NIỆM 16 NĂM VỤ KHỦNG BỐ 11.9

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017
Tags:

10 nhận xét:

  1. Khủng bố là điều mà cả thế giới cần lên án và xóa bỏ. Một thế giới hòa bình thì không có chỗ cho chủ nghĩa khủng bố. Nhưng chiều ngược lại, khủng bố là hệ quả, là mặt tiêu cực của những câu chuyện ngoại giao quốc tế. Chính vì vậy, khi nào các nước chưa bỏ qua những toan tính riêng, chưa chung tay thực sự thì chủ nghĩa khủng bố sẽ vẫn còn hiện hữu và thậm chí nó ngày càng phát triển, biến tướng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến an ninh toàn cầu.

    Trả lờiXóa
  2. 16 năm đã trôi qua, nhưng cả thế giới nói chung và người Mỹ nói riêng vẫn không thể quên những giây phút kinh hoàng kể từ thời khắc chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào tòa tháp thứ nhất của Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11/9/2001. 19 tên không tặc cướp 4 máy bay chở khách và tấn công vào các địa điểm quan trọng của nước Mỹ, khiến khoảng 3.000 người từ hơn 90 quốc gia khác nhau thiệt mạng. Quá kinh khủng, hy vọng sẽ không bao giờ có thảm họa này nữa

    Trả lờiXóa
  3. 16 năm sau loạt khủng bố kinh hoàng gây rúng động thế giới, nhiều người có thể vẫn nghĩ mọi việc xảy ra chỉ là cơn ác mộng kinh hoàng. Thử nghĩ nếu không xảy ra vụ khung bố trung tâm TM thế giới này thì bây giờ nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung sẽ đang phát triển như nào. Tôi rất thích có liên tưởng như này. Mong rằng bạo lưc sẽ không xảy ra làm kéo lai sự phát triển kinh tế toàn câù.

    Trả lờiXóa
  4. Khủng bố tại Mỹ không chỉ bắt nguồn từ các phần tử thánh chiến, những phần tử đã làm 95 người thiệt mạng tại Mỹ kể từ vụ khủng bố 11-9-2001. Các cá nhân bị thúc đẩy bởi hệ tư tưởng cực hữu đã làm chết 68 người tại Mỹ trong cùng giai đoạn, trong khi các cá nhân bị thúc đẩy bởi hệ tư tưởng những theo chủ nghĩa dân tộc da màu đã làm tám người chết, theo nghiên cứu của New America. Khả năng phục hồi của al Qaeda tại Syria vẫn đang tiếp diễn và thực tế các nhân tố làm nảy sinh chủ nghĩa cực đoan trên toàn cầu sẽ không biến mất sớm, khiến người ta có thể dự đoán rằng cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu từ sau sự kiện 11-9, vốn đã kéo dài hơn 1,5 thập kỷ sẽ cần nhiều năm nữa mới có thể đi đến hồi kết.

    Trả lờiXóa
  5. Vẫn nhớ như in cái buổi tối đạp xe đạp đi chơi ngoài đường nghe người ta nói khủng bố gì đó, chạy xe vào nhà thằng bạn xem trước tiếp qua tivi và thấy những hình ảnh kinh hoàng về chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi... Nổi cả da gà. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho các nước khi cuộc chiến chống khủng bố mới đang thực sự bắt đầu, hãy thôi những hành động can thiệp trắng trợn, nếu không sự kiện 11/9 sẽ có thể tái diễn bất cứ lúc nào

    Trả lờiXóa
  6. Cho tới 16 năm sau, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục xác định danh tính của hàng nghìn nạn nhân bị chôn vùi trong đống đổ nát của tòa tháp đôi ngày hôm đó. Theo New York Times, có tới 1.112 nạn nhân vẫn chưa được nhận diện. Những căn bệnh mãn tính đeo đẳng người Mỹ 16 năm sau vẫn còn nguyên đó. Lớp bụi từ hiện trường Tháp WTC hôm 11/9 chứa rất nhiều hóa chất độc hại cùng lượng khí thải của hàng trăm nghìn lít dầu diesel bốc cháy. Một tội ác quá kinh khủng

    Trả lờiXóa
  7. Thực tế là 16 năm sau, hơn 1.000 người thiệt mạng trong thảm họa 11/9 vẫn chưa được xác định danh tính, nhiều khúc mắc liên quan vẫn chưa được giải đáp và nước Mỹ vẫn loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố do chính mình khởi xướng. Mỹ đã bị "sa lầy" nhiều năm ở chiến trường Iraq và Afghanistan, còn Trung Đông trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tuy Mỹ và liên quân đã tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, lật đổ chế độ Taliban…, nhưng Mỹ vẫn không thể tiêu diệt tận gốc những mối nguy này. Bên cạnh đó, Mỹ và thế giới lại tiếp tục phải đối mặt với một mối nguy cơ lớn hơn nhiều, đó là nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Còn rất nhiều điều đang đợi thế giới giải quyết để có một môi trường hòa bình, ổn định để cùng phát triển

    Trả lờiXóa
  8. Khủng bố là điều mà cả thế giới cần lên án và xóa bỏ. Một thế giới hòa bình thì không có chỗ cho chủ nghĩa khủng bố. Nhưng chiều ngược lại, khủng bố là hệ quả, là mặt tiêu cực của những câu chuyện ngoại giao quốc tế. Chính vì vậy, khi nào các nước chưa bỏ qua những toan tính riêng, chưa chung tay thực sự thì chủ nghĩa khủng bố sẽ vẫn còn hiện hữu và thậm chí nó ngày càng phát triển, biến tướng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến an ninh toàn cầu.

    Trả lờiXóa
  9. Vậy là đã mười sáu năm, 3000 nhân mạng đã phải chết oan uổng trong ngày đó, những cũng có hàng ngàn nhân mạng khác phải chết đầy oan khiên sau này, khi Mỹ nhân danh chống khủng bố để phân chia thế giới và phát động một cuộc chiến vu vơ vào bất kỳ nơi đâu Mỹ đánh hơi thấy có lợi ích. 3000 người đó được tưởng nhớ, những còn hàng ngàn người khác đã bị lãng quên, cái chết hay thương tật vĩnh viễn đến với họ như một tai họa, có trời mới thấu, chỉ có người Mỹ là không hiểu, bạo lực sữ mãi mãi chỉ sinh ra bạo lực mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Năm nào người ta cũng tưởng niệm về những nạn nhân xấu số ngày 11/9, nhưng liệu đến bao giờ, người ta mới nhớ đến những nạn nhân mà kể từ sau đó, Mỹ phá động cuộc chiến chống khủng bố nhắm vào dân thường một cách trơ trẽn và điên dại. Nói thẳng ra, chính quyền Mỹ mới chính là tên khủng bố lớn nhất, kẻ đầu sỏ của mọi kẻ khủng bố đầu sỏ.

    Trả lờiXóa