Đây không phải là câu
chuyện được nói đến lần đầu. Đã từ lâu, người ta bình phẩm nhiều về việc tập
tục đốt vàng mã của người Việt Nam. Tục đốt vàng mã có từ lâu đời, là một trong
những nét văn hóa của người Việt. Nhưng vài nhiều năm trở lại đây, tục đốt vàng
mã này đang biến chuyển theo một chiều hướng rất tiêu cực. Nhiều người đã quá
lạm dụng và mê tín dẫn đến việc đốt vàng mã vỗ tội vạ, làm ảnh hưởng mỹ quan,
môi trường, gây ra tốn kém và những hiểm họa khác. Mới đây câu chuyện một gia
đình đốt vàng mã ở cạnh cây xăng dẫn đến tàn tro bay vào đầy vòi bơm của xe chở
xăng đang đổ xăng vào bồn làm bốc cháy dữ dội khiến dư luận về câu chuyện đốt
vàng mã quá trớn lại được đem ra bàn luận.
Từ đầu năm đến nay, Giáo
hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo đi đầu về việc đề nghị bỏ tục lệ này
đặc biệt là trong các nhà chùa. Nhiều ngôi chùa thời gian qua đã làm rất quyết
liệt vấn đề này khiến không gian tĩnh lặng, trong lành của chùa được trả lại
nguyên vẹn.
Sự lãng phí và nhiều hiểm họa từ tục đốt vàng mã hiện nay
Đa số các ý kiến đều
cho rằng, chúng ta nên bỏ tục đốt vàng mã và đó là một điều văn minh. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ “đối với không gian thờ tự của Phật giáo nói chung thì
việc khuyến khích người dân xóa bỏ việc đốt vàng mã là một quyết định đúng đắn.
Tục đốt vàng mã không thuộc về ý thức của Phật giáo mà thuộc về Đạo giáo, về
thờ cúng nhiều hơn.
Khởi thủy của tục đốt vàng mã là tục thiêu đồ vật, tài sản khi có người
chết, khi đó, thủ lĩnh hoặc một người trong bộ tộc chết đi thì những người
trong tộc họ sẽ hỏa táng những tài sản, những đồ vật của họ. Khi tôn giáo phát
triển, họ thấy những việc làm này rất là lãng phí nên họ làm giả những đồ vật
của người chết bằng những vật liệu khác như đất, gỗ,… để tiết kiệm.
Đến khi ở phương Đông bắt đầu có giấy, họ sử dụng giấy làm nguyên liệu cho
những đồ vật để hóa, chủ yếu là tiền và vàng… Nhưng lúc đó thì việc đốt vàng mã
đã trở nên phổ biến và trở thành một trào lưu. Tác hại của nó ngoài là việc ảnh
hưởng đến môi trường sống, lãng phí tiền của, còn đẩy xã hội vào sự mê tín,
thiếu lành mạnh trong khi chúng ta hướng đến việc xây dựng một xã hội văn minh”.
Như vậy rõ ràng, đốt vàng mã đã bị biến chất và lạm
dụng quá nhiều hiện nay. Mặc dù đó là một nét văn hóa truyền thống dân gian
nhưng trên con đường xây dựng một đất nước văn minh, chúng ta cũng cần nghiêm túc, xem xét lại và có những biện pháp nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực của tục lệ này.
Quang Thuận
Đốt vàng mã đã bị biến chất và lạm dụng quá nhiều hiện nay. Mặc dù đó là một nét văn hóa truyền thống dân gian nhưng trên con đường xây dựng một đất nước văn minh, chúng ta cũng cần nghiêm túc, xem xét lại và có những biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tục lệ này.
Trả lờiXóaKhông thể chối cãi một điều hạn chế đốt vàng mã là một việc làm tốt, vừa cải thiện môi trường vừa tránh lãng phí. Tuy nhiên đây là một phong tục đã có từ xa xưa của dân tộc việt, không thể nói bỏ là bỏ được.
Trả lờiXóaNếu như chúng ta sử dụng ở mức độ vừa phải thì hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng dường như càng ngày vàng mã càng bị sai lệch đi giá trị của việc đó. Nhiều người chấp nhận chi cả một đống tiền để đốt vàng mã để mong muốn 1 năm nhiều may mắn, thà rằng chúng ta dùng tiền đó để làm việc khác còn có ích hơn nhiều. Chưa kể đốt vàng mã quá lớn còn có thể mang đển những hiểm họa như hỏa hoạn, cháy nhà.
Trả lờiXóaĐể đầy lùi, loại bỏ hành vi đốt vàng mã cần có thời gian, sự chung sức của các cơ quan, ban ngành, đặc biệt từ các phương tiện truyền thông để người dân thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của mình
Trả lờiXóaChúng ta cần làm tốt công tác truyền thông, làm tốt công tác dân vận và cái gì có lợi cho dân thì dân sẽ ủng hộ. Nếu quá đường đột cấm đoán sẽ dễ tạo hiệu ứng ngược, nguy cơ và biến tướng từ việc đốt vàng mã trong người dân càng khó kiểm soát hơn.
Trả lờiXóaĐã có nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng do người dân đốt vàng mã từng diễn ra tại Bình Định, TP. Huế, Hải Dương khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng...
Trả lờiXóaKhâu đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, vận động để người dân không đốt vàng mã tràn lan; kiên quyết ngăn chặn việc buôn bán, sử dụng vàng mã ở các cơ sở thờ tự, địa điểm công cộng và tư gia.
Trả lờiXóaMuốn làm được điều này, bên cạnh quyết tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn cần sự vào cuộc của các tôn giáo khác và các ban, ngành chức năng; sự chung sức đồng lòng của các nhà văn hóa và hưởng ứng của toàn xã hội.
Trả lờiXóaTục đốt vàng mã có từ lâu đời, là một trong những nét văn hóa của người Việt. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, phong tục đốt vàng mã đã bị lạm dụng và biến chất nhiều. Do đó cần có những biện pháp loại bỏ những hành vi lạm dụng trong phong tục đốt vàng mã. Và đưa phong tục này trở về giá trị và nét đẹp của nó.
Trả lờiXóaPhong tục đốt vàng mã nét đẹp trong truyền thống của nước ta. Nhưng vài nhiều năm trở lại đây, tục đốt vàng mã này đang biến chuyển theo một chiều hướng rất tiêu cực. Nhiều người đã quá lạm dụng và mê tín dẫn đến việc đốt vàng mã vỗ tội vạ, làm ảnh hưởng mỹ quan, môi trường, gây ra tốn kém và những hiểm họa khác. Do vậy, hơn bao giờ hết cần có những giải pháp hạn chế sự lạm dụng phong tục này.
Trả lờiXóaNhiều năm trở lại đây, tục đốt vàng mã này đang biến chuyển theo một chiều hướng rất tiêu cực. Nhiều người đã quá lạm dụng và mê tín dẫn đến việc đốt vàng mã vỗ tội vạ, làm ảnh hưởng mỹ quan, môi trường, gây ra tốn kém và những hiểm họa khác. Hơn bao giờ hết không chỉ là những giải pháp từ cơ quan chức năng trong hạn chế đốt vàng mã mà mỗi người hãy tự nâng cao thức của mình, không nên lạm dụng nó. Góp phần đưa phong tục đốt vàng mã trở thành nét đẹp của phong tục truyền thống.
Trả lờiXóasử dụng ở mức độ vừa phải thì hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng dường như càng ngày vàng mã càng bị sai lệch đi giá trị của việc đó. Nhiều người chấp nhận chi cả một đống tiền để đốt vàng mã để mong muốn 1 năm nhiều may mắn, thà rằng chúng ta dùng tiền đó để làm việc khác còn có ích hơn nhiều.
Trả lờiXóa