Mới đây, cộng đồng mạng kháo nhau rằng, ngày 4/3/2018, trong
cái gọi là Hội nghị “Vietnam Cyber Dialogue”,
đám cờ vàng ở hải ngoại đã quy tụ lại với nhau, nói xấu, bôi lem tình
hình quyền tự do Internet, tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nghe qua thì có vẻ
rất dân chủ, rất tiến bộ, vì mục tiêu chung là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền
ở Việt Nam. Nhưng có lẽ nó cũng chỉ là vỏ bề ngoài của một thứ thối nát, mục ruỗng
mang tên “dân chủ cuội” mà thôi.
Cái gọi là hội nghị Vietnam Cyber Dialogue, Valencia,
Tây Ban Nha hôm 4/3/2018
Tại cái hội nghị này, đám rận đã thi nhau chém gió, vu khống
tình hình ở trong nước: “tự do internet ở Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ do sự
gia tăng bắt bớ và đe dọa”, hay “tình hình đàn áp truyền thông tại Việt Nam tệ
hại hơn cả Lào và Campuchia”… Chúng kháo nhau sẽ phải nhanh chóng đề ra các hướng
giải quyết hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang bị đàn áp,
cũng như thảo luận các phương pháp kỹ thuật để vô hiệu hoá các chiêu thức theo
dõi và kềm kẹp Internet của chế độ…
Nực cười thay, hội nghị quy tụ các giới chuyên môn trong lĩnh
vực nhân quyền và an toàn mạng từ nhiều quốc gia là đây ư? Hãy nhìn vào thành
phần tổ chức và tham dự các bạn sẽ biết ngay. Nào là Hoàng Tứ Duy, Angelina
Trang Huỳnh, Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, Lê Quý Đôn, Trần Đức Tuấn Sơn của tổ chức
khủng bố Việt Tân; nào là Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cùng 1 số tổ chức
phi chính phủ khác.
Mục đích của họ ngoài việc xuyên tạc, vu khống tình hình tự
do Internet, tự do nhân quyền, hay như việc PR hình ảnh bản thân, thu hút nguồn
kinh phí tài trợ từ các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ra thì thực sự
không thấy có 1 nỗ lực nào để giúp cải thiện môi trường mạng tại Việt Nam cả.
Xin hỏi các “chuyên gia” trong lĩnh vực nhân quyền và an toàn
mạng các bạn đã đến Việt Nam chưa? Các bạn có biết với những thành tựu về tự do
ngôn luận, tự do báo chí nói chung, dân chủ, nhân quyền nói riêng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc
đẩy và bảo vệ tự do báo chí, tự do Internet ở Việt Nam, gắn liền với quyền bày
tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở chấp pháp xứng đáng với những
đánh giá cao của dư luận quốc tế.
Xin thưa rằng, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; tuy nhiên, luật pháp Việt
Nam cũng có những biện pháp để không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền tự do
ngôn luận, dân chủ, sử dụng mạng Internet để vi phạm pháp luật. Việc bắt và xử
lý các đối tượng sử dụng Internet vì mục đích chống Nhà nước thời gian qua cũng
chỉ vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng, nhằm đảm bảo sự thượng tôn của pháp
luật mà thôi.
Vẫn kịch bản cũ, mô tuýp cũ là đơn giản chỉ là treo băng rôn,
khẩu hiệu, chụp hình và nhận tiền ra về. Suy cho cùng, đây chỉ là màn kịch kệch
cỡm, bế tắc của đám “dân chủ cuội” mà thôi.
Bông
Lau
Chúng kháo nhau sẽ phải nhanh chóng đề ra các hướng giải quyết hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang bị đàn áp, cũng như thảo luận các phương pháp kỹ thuật để vô hiệu hoá các chiêu thức theo dõi và kềm kẹp Internet của chế độ
Trả lờiXóahội nghị Vietnam Cyber Dialogue, Valencia, Tây Ban Nha hôm 4/3/2018 cũng chỉ là cái trò dân chủ quen thuộc của hội những người mà tự cho mình là hoạt động vì "nhân quyền". Thật nực cười. Toàn đi nói xấu quê hương!
Trả lờiXóaBọn này bày ra những chiêu trò cũ rích kia cái cốt cũng chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi, moi tiền từ các tổ chức phản động mà thôi. Còn kết quả thế nào thì chúng ta đều thấy, không những người dân không tin vào bọn này mà ngược lại niềm tin người dân đặt vào Đảng, Nhà nước ngày càng tăng thêm
Trả lờiXóaThật sự xấu hổ với những con người ngày ngày chỉ ăn chơi trác táng, quay lại chống phá sự bình yên của nhân dân yêu chuộng hòa bình, chống lại tình cảm dân tộc. Khi những nhà "dân chủ" hết giá trị sử dụng rồi, chiêu bài này Mỹ không thể áp dụng với Việt Nam được, ai cũng hiểu rằng, muốn làm người khác tin, thì trước nhất họ phải làm được, đằng này cái đám tự nhận mình là con người "hoạt động vì nhân quyền" lại là những kẻ lừa lọc, kiếm lợi dựa trên chính danh nghĩa Nhân dân?
Trả lờiXóaNhân quyền là giá trị chung của nhân loại nhưng vẫn có những khác biệt về tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị và trình độ phát triển. Đây là thực tiễn bình thường trong quan hệ quốc tế, điều quan trọng là chúng ta cần sẵn sàng hợp tác trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại về quyền con người với một số nước và các đối tác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở những cơ hội hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người. Chúng tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, toàn diện, công bằng về những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người.
Trả lờiXóaNhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ tự do báo chí, tự do Internet, đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, gắn liền với quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, xứng đáng với những đánh giá cao của dư luận quốc tế. Cái trò mèo diễn đi diễn lại của đám chống Cộng ở hải ngoại chỉ làm rõ bản chất trí trá của các đối tượng mà thôi, hãy dành thời gian để mà tu thân tích đức đi thì tốt hơn
Trả lờiXóaThật sự quá kệch cỡm với những màn đồng ca của đám rận chủ cuội này. Những chuyện này không phải là mới bởi nó đã được các nhà rận chủ cuội diễn đi diễn lại trong suốt những năm qua. Những màn kịch vụng mà diễn viên và kịch bản quá quen thuộc, công luận đã biết tỏng từ đời nào rồi cái bản chất thật của vở kịch ấy.
Trả lờiXóaMặc dù còn đến gần hai năm nữa mới đến lần rà soát định kỳ của Việt Nam những các đối tượng chống đối đã bày ra nhiều chiêu trò để phá hoại ngay từ bây giờ. Một trong những hoạt động chính mà chúng hướng đến là tổ chức chiến dịch vận động nhân quyền UPR với mục tiêu trục lợi cá nhân và hạ thấp uy tín của Việt Nam. Những kẻ đang thực hiện những hoạt động đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc dù chúng núp bóng dưới danh nghĩa là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền hay danh nghĩa gì nữa thì cái hậu quả mà chúng phải nhận cũng sẽ là những bản án xứng đáng và ngồi bóc lịch đấy thôi. Lưới trời tuy rộng nhưng khó thoát, bản chất chống phá đất nước cũng như trục lợi cá nhân của chúng sẽ bị lột tẩy mà thôi. Có vậy thôi
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaThực tế không thể phủ nhận là thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có Internet. Con người, do tiếp xúc và sử dụng Internet, đã có nhiều thay đổi cả về tập quán sinh hoạt, phương thức tư duy cũng như cách thức hành động. Có chăng là cách thức và mức độ quản lý Internet ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Nhưng đó là luật pháp quốc gia và do quốc gia đó xây dựng nên.
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Theo số liệu được công bố hồi năm ngoái của Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số, đứng thứ 6 ở châu Á về số người sử dụng Internet, chỉ sau Trung Quốc (674 triệu người), Ấn Độ (354 triệu người), Nhật Bản (114,9 triệu người), Indonesia (73 triệu người), Philippines (47,1 triệu người). Đấy là không tự do ư
Trả lờiXóaNếu so với số người sử dụng Internet ở Việt Nam trước năm 2000 (chỉ ở mức khoảng 200.000 người), sau hơn 15 năm, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng hơn 200 lần.
Trả lờiXóaRiêng với trang mạng xã hội Facebook, Việt Nam hiện được xếp trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về mức độ tăng trưởng số người sử dụng. Đây là một kênh chia sẻ thông tin với nhiều tiện ích được nhiều người ở Việt Nam ưa chuộng và thu hút hầu hết giới trẻ tham gia
Thử hỏi nếu Nhà nước ngăn cấm thì có thể như vậy được hay không!
Đảm bảo tự do báo chí và tự do Internet luôn là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việt Nam không cấm mạng xã hội, nhưng hạn chế những mặt trái do mạng xã hội gây ra, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của người dân cũng như những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, tình hình an ninh-chính trị của đất nước.
Trả lờiXóaTrước những mặt trái của mạng xã hội, đòi hỏi người sử dụng Internet phải tỉnh táo, biết kiểm soát, chọn lọc thông tin để khai thác tối đa lợi ích, tránh những tác động tiêu cực. Đặc biệt là ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng để bóp méo, xuyên tạc sự thật nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người dân. Tự do không thể nào đồng nghĩa với vô chính phủ.
Trả lờiXóaVới chính sách cởi mở với Internet và các mạng xã hội ở Việt Nam, các cơ quan truyền thông nước ngoài trước khi phê phán Việt Nam cần tìm hiểu thông tin một cách toàn diện để tránh đưa những thông tin lệch lạc, sai sự thật, ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ Internet ở Việt Nam là một thực tế sinh động và đầy sức thuyết phục để bác bỏ mọi sự vu cáo, xuyên tạc về sự hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với việc tiếp cận Internet và mạng xã hội của người dân./.
Trả lờiXóaHẳn ai cũng biết, đã nhiều năm nay Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh trên thế giới (Năm 2017, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng internet cao nhất tại châu Á với hơn 50 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới). Xứ sở mất tự do là vậy đó.
Trả lờiXóaCũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam phải quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng. Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet ở Việt Nam nhưng bảo đảm được các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, an ninh quốc gia, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Đó là những việc làm cần thiết và đương nhiên.
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân được ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội, đe dọa an ninh quốc gia
Trả lờiXóađối với đám rận chủ thì coi internet như là công cụ hữu hiệu trong việc giúp họ trở thành những “anh hùng bàn phím” trong công cuộc chống phá cách mạng. Những trang “lều báo” đua nhau xuất hiện với hàng loạt các bài viết sặc mùi phản động, tuyên truyền xuyên tạc sự thật; nhiều fanpage, trang facebook cá nhân… thường xuyên kêu gọi tập hợp lực lượng, tụ tập biểu tình trái pháp luật…nên chúng rất sợ bị quản lý là đúng thôi.
Trả lờiXóa