Ngày 05.3, một dấu mốc lịch sử
quan trọng đã diễn ra khi lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam từ năm
1975. Đã có rất nhiều người dân, quan chức ngoại giao Việt Nam và thành phố Đà
Nẵng đã ra đón chào 3 tàu chiến Mỹ. Trong
thời gian tại Việt Nam, thủy thủ đoàn đã tham dự nhiều hoạt động giao lưu ý
nghĩa.
Hình ảnh tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam
Đánh giá về
chuyến thăm này, Chuẩn Đô đốc John
Fuller, tư lệnh nhóm tàu sân bay tác chiến, chia sẻ: “Hôm nay là một ngày lịch
sử và chúng tôi rất vinh dự khi nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại đây”. Quả thật đây là một sự kiện
được báo chí quốc tế rất quan tâm. Hầu hết dư luận đều cho rằng, sự kiện trên
là dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác ngày càng phát triển giữa quân đội hai
nước trong tương lai. Phó Đô đốc Philip G.
Sawyer - Tư lệnh Hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, nói: "Tôi mong
muốn hải quân hai nước sẽ có những mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn. Tới đây,
chúng ta sẽ cùng hợp tác trong chương trình đối tác xuyên Thái Bình
Dương". Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam Mary Tarnowka cho biết chuyến
thăm của tàu sân bay Carl Vinson đến Việt Nam thể hiện rằng Washington ủng hộ
một Việt Nam độc lập, mạnh mẽ và thịnh vượng.
“Chúng tôi đến để xây dựng lòng tin”. Duy chỉ có Trung Quốc đã thể hiện thái độ không hài lòng khi tàu sân bay
Mỹ vào Việt Nam.
Vậy, thực sự sự kiện trên có những ý nghĩa gì đáng quan tâm:
Một là, sự kiện trên thể hiện mối quan hệ ngày càng phát triển giữa quân
đội hai nước nói riêng và mối quan hệ hai nước nói chung sang một trang mới.
Hai là, qua sự kiện này người Mỹ có thể quảng cáo sản phẩm vũ khí đó là
tàu sân bay (một biểu tượng của sức mạnh quân đội Mỹ).
Ba là, người Mỹ có thể nhân sự kiện này để gửi gắm một thông điệp tới
Trung Quốc rằng họ đang dần thể hiện vai trò rõ nét hơn ở biển Đông. Việc Mỹ cử
tàu sân bay tới thăm Việt Nam cho Trung Quốc thấy rằng, Mỹ rất coi trọng và
ngày càng phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực biển Đông.
Bốn là, việc tàu chiến Mỹ tới thăm Việt Nam là một lý do rất chính đáng
để có thể đi cắt ngang biển Đông, xuyên qua các khu vực đang có những tranh
chấp chủ quyền mà Trung Quốc không thể
kêu ca cũng như không thể gây căng thẳng.
Tuy nhiên, còn một điều thứ năm đáng quan tâm nữa đó là thông qua sự kiện
này, hải quân Mỹ hoàn toàn có thêm những trải nghiệm và thăm dò được thực tế
việc đưa tàu chiến tuần hành ở khu vực biển Đông như thế nào. Điều này được thể
hiện rất rõ trong câu nói của Philip Sawyer: “Chúng
tôi mong muốn
một ngày nào đó hải quân Mỹ có thể mang tàu ngầm đến thăm Việt Nam”. Thật vậy, một khi tàu ngầm Mỹ có thể vào bờ biển Việt Nam cùng với trước đó
là tàu sân bay, tàu khu trục (đầy đủ các vũ khí lợi hại nhất trên biển của Mỹ)
thì Mỹ hoàn toàn có thể tính toán tới các phương án tối ưu hơn trong việc can
thiệp vào vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Quang Thuận
Đáng chú ý ở chuyến thăm lần này chính là hải quân Mỹ hoàn toàn có thêm những trải nghiệm và thăm dò được thực tế việc đưa tàu chiến tuần hành ở khu vực biển Đông như thế nào. Việt Nam tôi tin rằng cũng đã có những sự chuẩn bị đáp trả.
Trả lờiXóaNHững sự kiện thế này sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn trong quá trình giữ vững chủ quyền lãnh thổ trước những sức ép vô cùng lớn của Trung Quốc. Chỉ cần tiếp tục giữ cái đầu lạnh, đưa ra những chính sách hợp lý cùng với đó là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không thẻ làm gì được chúng ta.
Trả lờiXóa