Ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc
Ma hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định chủ quyền
của Tổ quốc. Hình ảnh đó đã đi vào lịch sử của dân tộc, một hình ảnh bi tráng,
sau này được coi như “vòng tròn bất tử”, bài học vô giá cho thế hệ trẻ hôm nay
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
30 năm (14/3/1988-14/3/2018) là quãng thời gian không dài với
đời người, những thực sự nó đã chạm tới trái tim của biết bao con người. Cuộc hải
chiến Gạc Ma đã đi qua, 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến bảo vệ
chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trước khi xảy ra sự kiện Gạc Ma, chúng ta đều biết tháng
2/1979, Trung Quốc đem 60 vạn quân xâm lấn 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Đến
tháng 3, Trung Quốc rút quân về nước nhưng từ đó, ngày nào họ cũng dùng pháo cối
100 li,120 li nã sang Việt Nam. Đến năm 1987 thì Trung Quốc bắt đầu gia tăng hoạt
động ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trường Sa có diện tích khoảng
160.000 km2 gồm 100 đảo đất, đá, và bãi san hô. Năm 1988, Việt Nam
đang quản lý 9 đảo đất và 12 bãi san hô ngầm.
Trung Quốc cho tàu trinh sát đi liên tục suốt nhiều năm để
tìm và chiếm đóng những bãi san hô có ý nghĩa chiến lược. Đến tháng 3/1988, họ
đã chiếm đóng Thập Châu Viên, Su Bi, Ga Ven và ngày 14/3/1988 thì chúng ta bị mất
đảo Gạc Ma.
Thực chất Gạc Ma không phải là đảo mà là bãi đá ngầm nhưng nó
có một vị trí chiến lược vì nằm ở giữa các đảo mà chúng ta đang quản lý. Nếu Trung
Quốc chiếm được Gạc Ma thì họ đã đưa được thế cài răng lược vào giữa vùng đảo của
Việt Nam.
Trước việc tàu chiến Trung Quốc xâm nhập vùng biển Trường Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam, tháng 3/1988 Việt Nam thực hiện chiến dịch CQ-88, cử
các tàu vận tải HQ-604, 605, 505 cùng công binh ra cắm cờ tại cụm đảo chìm Gạc
Ma, Cô Lin và Len Đao.
Đến tối 13/3/1988, trên đảo có 48 chiến sĩ công binh. Khi
lính Trung Quốc đổ bộ thấy cờ Việt Nam cắm ở đó thì xông đến để nhổ cờ, dập xuống
nước. Các chiến sĩ của ta cố sức bảo vệ lá quốc kỳ nên xảy ra xô xát bằng dao
găm. Ngay lập tức, lính Trung Quốc đứng đó không xa dùng tiểu liên bắn quét tất
cả 48 anh em chiến sĩ trên đảo.
Cách đảo khoảng 5-6 km lúc đó đang có 2 tàu vận tải cỡ 400 tấn
mang số hiệu HQ 604 và HQ 605 là hai tàu
chuyên chở các chiến sĩ công binh lên đảo. Đây chính là tàu Trung Quốc đã viện
trợ cho ta trong chiến tranh chống Mỹ. Tàu chiến Trung Quốc đã nã pháo bắn chìm
luôn hai tàu này, làm 16 cán bộ và chiến sĩ trên tàu hi sinh. Còn một số chiến
sỹ kịp lên các xuồng cao su sau đó được Bộ Tư lệnh hải quân cử tàu mang cờ chữ
thập đỏ đến cứu.
Trong trận chiến Gạc Ma 30 năm trước ấy, 64 chiến sĩ của
chúng ta đã anh dũng hi sinh. Việt Nam giữ được hải đảo Cô Lin và Len Đao, còn
Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ đó.
Cuộc chiến đấu ở Gạc Ma là một trong những sự kiện bi hùng,
có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong lịch sử dân tộc. Đó cũng là nơi mà chủ
nghĩa anh hùng dân tộc được thể hiện một cách hào hùng nhất, bi tráng nhất, khi
64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã bất khuất hy sinh, đi vào lịch sử từ
cuộc chiến đấu vốn chênh lệch mọi phương diện (cả lực lượng và vũ khí), một cuộc
chiến mà ngay khi chưa bắt đầu họ đã biết sẽ “một đi không trở lại” nhưng không
hề nao núng. Để rồi, 64 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để
bảo vệ từng tấc đất trên đảo, từng con sóng trên vùng biển quê hương.
Nhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là
thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo
dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.
Bông
Lau
Nhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.
Trả lờiXóaNhắc tới Gạc Ma, chúng ta phải nhắc tới chiến dịch CQ 88 để thế hệ trẻ ngày nay hiểu được sự nỗ lực, cố gắng trong hoàn cảnh khó khăn lúc đó của toàn Đảng, toàn dân ta với ý chí bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ. Từ đó, tránh việc các thế lực phản động và lũ rân chủ trong nước xuyên tạc sự hi sinh của các anh hùng liệt sỹ, của các thế hệ cha ông đi trước.
Trả lờiXóaCác hoạt động tưởng niệm luôn được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quan tâm thực hiện, đồng thời với việc làm đó là tri ân đến gia đình các liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa. Tuy nhiên người dân nên tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa thực tế do chính quyền tổ chức, không nên nghe theo lời kích động của những đối tượng xấu lợi dụng việc tưởng niệm để tiến hành các hoạt động phá hoại.
Trả lờiXóaKhi tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Gạc Ma, xin đừng quên những cán bộ chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm tại Cô Lin và Len Đao, những phi công can đảm bay hàng trăm km từ đất liền ra Len Đao để răn đe tàu chiến Trung Quốc, những cán bộ kỹ thuật đã chuẩn bị cho chuyến bay an toàn của Su-22M và rất nhiều người khác góp công trong CQ-88.
Trả lờiXóaChiến tranh đã lùi xa, nhưng cái ác, tham nhũng, và những mưu đồ độc chiếm, tranh giành lãnh thổ của các nước láng giềng vẫn chưa khi nào nguôi. biên giới, biển cả vẫn đêm ngày dậy sóng. Có hàng nghìn người lính trẻ hôm nay lại viết tiếp câu chuyện của cha ông, gác lại đời tư và cuộc sống bình yên chốn phồn hoa đô hội để đến với biên giới, biển đảo. Không chỉ gian nan, vất vả, trên thao trường giữa thời bình mà máu của người lính vẫn tiếp tục đổ vì sự bình yên của Tổ quốc.
Trả lờiXóaHình ảnh vòng tròn bất tử sẽ không bao giờ phai trong tâm trí người dân Việt Nam, sự hi sinh anh dũng của các anh thật sự rất đáng khâm phục, ngưỡng mộ. Nhưng hiện tại có lẽ trong ta sẽ chỉ nhắn miệng với nhau mà thôi chứ không nên làm quá to bởi giờ đây vẫn còn rất nhiều thứ mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải lo lắng.
Trả lờiXóaTrận chiến bảo vệ Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc để làm giàu thêm truyền thống tự hào, tự tôn dân tộc và không khuất phục trước bất kỳ một thế lực bên ngoài nào xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc. Sự kiện bi hùng đó vẫn đau đáu về tinh thần cảnh giác, không được chủ quan trong bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay
XóaNhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.
Trả lờiXóaChúng ta mãi mãi nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo, thế hệ chúng ta phải làm gì để xứng đáng với sư hi sinh anh dũng của các anh. Các hoạt động tưởng niệm luôn được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quan tâm thực hiện, đồng thời với việc làm đó là tri ân đến gia đình các liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa.
Trả lờiXóaTàu chiến Trung Quốc đã nã pháo bắn chìm luôn hai tàu này, làm 16 cán bộ và chiến sĩ trên tàu hi sinh. Còn một số chiến sỹ kịp lên các xuồng cao su sau đó được Bộ Tư lệnh hải quân cử tàu mang cờ chữ thập đỏ đến cứu
Trả lờiXóaNhững gì mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ làm để hướng nhận thức, giáo dục cho các thế hệ và tri ân các anh hùng đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma như xây dựng khu tưởng niệm, tổ chức các hoạt động tưởng niệm tại các nhà trường và tới đây sẽ xây dựng khu tưởng niệm riêng cho các thân nhân của các anh hùng Gạc Ma.... không lẽ không phải là sự tri ân, không phải là do Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tiến hành.
Trả lờiXóaXin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của các cán bộ, chiến sĩ anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Tại lễ kỷ niệm, Ban tổ chức trân trọng trao quà tặng các cựu chiến binh và thân nhân các liệt sĩ.
Trả lờiXóaNgười dân Việt Nam chắc chắn sẽ luôn nhớ về Gạc ma, nơi những chiến sỹ đã đánh đổi cả sương máu, tính mạng của mình để bảo vệ chủ quyền đất nước.Chắc chắn sẽ có những tri ân từ Đảng, Nhà nước nhưng chúng ta không thể tổ chức kỷ niệm lớn được bởi còn đó Trung Quốc vẫn còn đang lăm le xâm chiếm chủ quyền nước ta.
Trả lờiXóaNhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.
Trả lờiXóaChiến tranh đã lùi xa, nhưng cái ác, tham nhũng, và những mưu đồ độc chiếm, tranh giành lãnh thổ của các nước láng giềng vẫn chưa khi nào nguôi. biên giới, biển cả vẫn đêm ngày dậy sóng. Có hàng nghìn người lính trẻ hôm nay lại viết tiếp câu chuyện của cha ông, gác lại đời tư và cuộc sống bình yên chốn phồn hoa đô hội để đến với biên giới, biển đảo. Không chỉ gian nan, vất vả, trên thao trường giữa thời bình mà máu của người lính vẫn tiếp tục đổ vì sự bình yên của Tổ quốc.
Trả lờiXóaThực chất âm mưu của chúng qua việc này nhằm kích động biểu tình trong toàn quốc để tiến tới chuyển thành bạo loạn. Những lý do như đi biểu tình vì Liệt sỹ Gạc Ma chỉ là danh nghĩa, là luận điệu mị dân nhằm che đậy âm mưu, ý đồ chống phá của những phần tử chống chính quyềncủa tổ chức Việt Tân. Không hề có chuyện vì tưởng nhớ ở đây mà là bản chất những kẻ chống phá muốn lợi dụng người dân để biến họ thành công cụ nhằm chống chính quyền mà thôi.
Trả lờiXóaTrận Gạc Ma ngày 14/3/1988, những gì đã xảy ra Tổ quốc, đất nước, toàn Đảng, toàn dân, nhà nước ta không bao giờ quên và luôn luôn ghi nhớ công ơn, sự hi sinh anh dũng, quả cảm của các anh hùng, liệt sĩ. Các anh đã chiến đấu, hi sinh, bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.
Trả lờiXóaCuộc chiến Gạc Ma đã qua đi nhưng công ơn của các chiến sĩ đã hi sinh thì sẽ mãi trường tồn với người dân Việt Nam.
Trả lờiXóaCó lẽ vì quá tự tin vào những thành quả có thể đạt được mà đám rận chủ lại quên mất rằng, chính những hành động của chúng đang tự tố cáo sự ngu dốt và dối trá của mình. Tri ân gì sao chỉ nghĩ đến mỗi Gạc Ma mà lờ đi ngày thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đưa quân xâm lược, dày xéo lên quê hương đất nước, với gần 100 năm đô hộ và cái ngày mà bọn Khơ me đỏ tràn qua biên giới bắn giết, tàn sát hàng chục nghìn người dân vô tội ở biên giới Tây Nam ta?
Trả lờiXóaChúng ta hay nhớ thông điệp rằng: dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ chùn bước, sẽ chiến đấu đến cùng, sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng Tổ quốc. Đó còn là lời nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, cũng luôn phải cảnh giác với hiểm họa xâm lăng.
Trả lờiXóaCũng như muôn triệu người làm cha, làm mẹ ở một đất nước mà độc lập tự do phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ người Việt Nam, người cha già xấp xỉ tuổi 90 này luôn xem các anh là con, là cháu của mình - những chàng trai đã biết sống chết cùng nhau, biết hòa chung dòng máu nóng của tuổi thanh xuân vào lòng biển mặn để nói với quân thù rằng: Việt Nam là đất nước có chủ quyền; Dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục, dù phải hy sinh thân mình cũng thề bảo vệ sự toàn vẹn non sông.
Trả lờiXóa64 người con đất Việt phải nằm lại giữa lòng biển sâu, nỗi đau Gạc Ma gợi nhớ về những hùng binh Hoàng Sa mấy trăm năm trước, dẫu biết rằng “Hoàng Sa đi dễ khó về”, vẫn cứ vâng mệnh vua, tháng 3 dong thuyền ra biển, nhằm hướng Hoàng Sa thẳng tiến. Nó là niềm tự hào, kiêu hãnh Việt Nam/.
Trả lờiXóa30 năm chưa phải là dài so với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhưng cũng đủ để những đứa con của các chiến sĩ Gạc Ma trưởng thành, có đủ sự trầm tĩnh để nghĩ suy, để chiêm nghiệm về lẽ được - mất; về nỗi niềm riêng - chung, khi máu của cha anh mình phải nhuộm đỏ sóng nước Trường Sa.
Trả lờiXóa30 năm nay, hình ảnh các chiến sĩ nắm tay nhau trước họng súng quân thù đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng dân tộc. 90 triệu dân Việt Nam chưa bao giờ thôi khắc khoải nhớ về các anh, những người đã hòa máu xương mình vào biển cả để viết nên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc. Nén tâm hương thắp lên trong ngày này là lòng tưởng nhớ, sự tri ân của cả dân tộc gửi đến các anh.
Trả lờiXóaĐài tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa đã được xây dựng sẽ thay cho trùng trùng sóng trắng biển khơi khắc ghi tên tuổi, chiến công của những người con đất Việt anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc. Câu chuyện Gạc Ma không bao giờ xưa cũ. Đó là lời khẳng định với các thế lực có ý đồ xâm lăng, rằng: người Việt Nam không bao giờ run sợ, người Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của mình
Trả lờiXóaBiển Đông đang dậy sóng sau hành động của Trung Quốc bồi đắp, xây dựng đảo trái phép, rồi mới đây là đưa máy bay, tên lửa ra Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù phải lo toan phát triển, chúng ta vẫn không quên cảnh giác, phải chủ động ứng phó với những tình huống xấu nhất để bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc.
Trả lờiXóaNgười Việt Nam hôm nay và mai sau không bao giờ được phép quên rằng quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma và những Chữ Thập, Châu Viên... một phần máu thịt của Tổ quốc vẫn còn bị chiếm đóng trái phép. Nhớ về Gạc Ma, nhớ về Trường Sa là nhớ về những người lính đang ngày đêm can trường với sóng gió trùng khơi để giữ gìn vững chắc biển đảo của Tổ quốc là nhớ đến những đời dân trên các hòn đảo dọc dài biển Đông.
Trả lờiXóaChúng ta kỷ niệm những ngày này để tôn vinh tinh thần tự hào dân tộc, để mỗi người dân ghi nhớ mà đoàn kết lại với nhau. Nhưng chúng ta không bài Hoa, không chống nhân dân Trung Quốc. Việt Namluôn luôn bắt tay hữu nghị và làm ăn với Trung Quốc.
Trả lờiXóaTrước khi có một quần thể kiến trúc tôn nghiêm, hoành tráng như công trình Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Lâm (Khánh Hòa) thì gần ba chục năm nay, hình bóng của 64 người lính hải quân nằm lại giữa trùng dương vào buổi bình minh của ngày 14-3-1988 ấy vẫn chưa bao giờ thôi thổn thức trong buồng tim của nhân dân và Tổ quốc.
Trả lờiXóauộc chiến đấu ở Gạc Ma là một trong những sự kiện bi hùng, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong lịch sử dân tộc. Đó cũng là nơi mà chủ nghĩa anh hùng dân tộc được thể hiện một cách hào hùng nhất, bi tráng nhất, khi 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã bất khuất hy sinh, đi vào lịch sử từ cuộc chiến đấu vốn chênh lệch mọi phương diện (cả lực lượng và vũ khí), một cuộc chiến mà ngay khi chưa bắt đầu họ đã biết sẽ “một đi không trở lại” nhưng không hề nao núng. Để rồi, 64 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất trên đảo, từng con sóng trên vùng biển quê hương.Nhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.
Trả lờiXóa30 năm đã trôi qua nhưng câu chuyện Gạc Ma vẫn luôn in đậm trong tâm trí của các thế hệ người Việt. Câu chuyện đó mãi mãi sẽ không bao giờ có thể lãng quên và được phép lãng quên, nó luôn là bằng chứng ghi nhận tội ác của những kẻ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh và là bài học để giáo dục con cháu, các thế hệ người Việt về truyền thống yêu nước, tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, sự kiện này cũng luôn nhắc nhở chúng ta rằng, với một người “láng giềng” như vậy cảnh giác chưa bao giờ là thừa.
Trả lờiXóa64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma để quyết tâm giữ biển đảo của Tổ quốc, họ ngã xuống nhưng tinh thần quyết tử vì đất nước vẫn còn đó cho các thế hệ sau noi gương học tập. Chúng ta không bao giờ được phép quên đi công ơn lớn lao của các vị chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ở đảo gạc ma và tất cả các chiến sĩ khác, đó là những bức tượng đài bất tử để làm tấm gương cho chúng ta noi theo. Càng thấy sự tàn khốc của chiến tranh, sự tàn bạo ác độc của trung quốc thì chúng ta lại cảm phục tinh thần dân tộc của những người lính trẻ, sắn sàng hi sinh vì độc lập chủ quyền dân tộc
Trả lờiXóaĐã 30 năm trôi qua nhưng vết thương Gạc Ma chưa bao giờ ngừng chảy máu. Nó nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta rằng tuyệt đối không bao giờ được quên đi sự xâm lăng, lấn chiếm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Dù trong lúc này, chúng ta vẫn tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhưng cũng không bao giờ được phép quên Trung Quốc vẫn đang tìm mọi cách cải tạo các thực thể ở Trường Sa, vẫn chưa bao giờ thôi chấm dứt âm mưu độc chiếm biển Đông. Là một người Việt Nam tôi sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của cha anh, và sẽ luôn nỗ lực để không uổng sự hy sinh bao la ấy.
Trả lờiXóaLà một quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng Việt Nam cũng luôn kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Từ trong lịch sử, dân tộc Việt Nam dù phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng vẫn quyết giành độc lập và khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên về sự kiện Gạc Ma năm 1988. Vào ngày 14/3 hàng năm, các cấp chính quyền và nhiều người dân đã và đang có những việc làm thiết thực như xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma; tổ chức thăm hỏi và tặng quà Cựu chiến binh và gia đình thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma; Báo chí trong nước cũng đã đăng tải nhiều bài viết về sự kiện này…
Trả lờiXóaCuộc chiến đấu ở Gạc Ma là một trong những sự kiện bi hùng, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong lịch sử dân tộc. Đó cũng là nơi mà chủ nghĩa anh hùng dân tộc được thể hiện một cách hào hùng nhất, bi tráng nhất, khi 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã bất khuất hy sinh, đi vào lịch sử từ cuộc chiến đấu vốn chênh lệch mọi phương diện (cả lực lượng và vũ khí), một cuộc chiến mà ngay khi chưa bắt đầu họ đã biết sẽ “một đi không trở lại” nhưng không hề nao núng. Để rồi, 64 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất trên đảo, từng con sóng trên vùng biển quê hương.
Trả lờiXóa