Đất nước của chúng ta đang được hưởng trọn nền
hòa bình độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung
tay đoàn kết xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Thế nhưng,
bên cạnh xây dựng đất nước thì việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, lãnh thổ…
cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý đó
là vấn đề liên quan đến biển đảo quê hương, các vùng biên giới thuộc lãnh thổ
nước ta. Do vậy, đòi hỏi chúng ta cần phải có một nhận thức đúng đắn và hiểu biết
về các vấn đề của lịch sử, hiện tại và dự báo tương lai để có những quyết sách
đúng đắn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trước hết, nếu không nói theo kiểu “im lặng
là vàng” thì người ta cho rằng mình nhu nhược, chính vì vậy câu chuyện về vấn đề
chúng ta kiên trì đấu tranh trên tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế, yêu chuộng
sự hòa bình về vấn đề biển đảo quê hương. Sự thật vẫn là sự thật và nếu ai đỏ bắn
một viên đạn về lịch sử thì sau này họ sẽ nhận những hậu quả to lớn. Do vậy, việc
TQ lấn chiếm biển đảo của Việt Nam chúng ta là điều không thể phủ nhận. Có thể
điểm qua một số sự kiện nổi bật như sau: năm 1974, được sự thỏa hiệp của
Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa. Đối với
Trường Sa, chúng ta là nước đầu tiên làm chủ cả một vùng biển đảo rộng lớn,
nhưng với lực lượng hải quân nhỏ bé, chúng ta chỉ cai quản được ở một số đảo.
Không chỉ Trung Quốc, năm 1971, Philippines đã lấn chiếm 5 đảo phía Đông Trường
Sa, đến 1973, họ lấn tiếp hai đảo ở phía Bắc. Với Malaysia, cho đến năm 1979,
họ đã chiếm 7 đảo phía Nam Trường Sa. Đặc biệt năm 1988, nhân cuộc chiến tranh
biên giới phía TâyNam, Trung Quốc đã đánh chiếm 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa. Như
vậy hậu quả của các cuộc xung khắc thật tai hại, nhất là với nước lớn sát vách
như TQ, họ dễ dàng xâm lấn đất của ta, rồi dù có bình thường hóa trở lại, đòi
những gì ta đã mất là rất khó, nhất là vùng hải đảo xa xôi, họ hoàn toàn có thể
bịa ra căn cứ pháp lý chủ quyền. Như vậy chúng ta để mất một phần biển đảo
trước hết do sức của chúng ta và do bối cảnh cụ thể ở từng thời kỳ.
Thứ hai, phải kể tới cuộc
chiến Biên giới 1979, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc TQ đã cắt
viện trợ và xúi Khmer Đỏ xâm lược VN. Năm 1978, Khmer Đỏ đã tiến công xâm lược
Việt Nam. Cuối năm 1978, quân ta đã phản công, chưa đầy một tháng, đầu 1979, ta
đã giành thắng lợi. Trước tình trạng đó, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt
Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học", năm 1979, xua quân
Trung Quốc tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Quân Việt Nam đã đánh
trả quyết liệt. Sau đó, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến
tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Phía ta cũng
tuyên bố thể hiện "thiện chí hòa bình", “Việt Nam cho phép Trung
Quốc rút quân”. Như vậy thực chất một lần nữa TQ đã bị thất bại, mục đích
chính của họ muốn buộc quân ta phải rút quân để bảo vệ bọn diệt chủng Pôn Pốt
đã không thực hiện được. Chúng ta đã chiến thắng nhưng cuộc chiến cũng đã gây
ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Như vậy, để đi tới thắng lợi cuối
cùng trong hai cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, rồi việc bảo vệ thành quả
cách mạng, giữ ổn định xã hội, xây dựng đất nước được như hôm nay, các thế hệ
lãnh đạo của VN đã rất khôn khéo hóa giải biết bao những mâu thuẫn, đã vượt qua
được tất cả sự toan tính vụ lợi ích kỷ của những nước lớn.
Như vậy, nhìn nhận về lịch
sử từ trước đến nay TQ luôn là một mối đe dọa đến chủ quyền, lãnh thổ. Chưa có
một nước nào có đến 35 lần (kể cả các cuộc xâm lược của các triều đại phong
kiến và cuộc xâm lược gần đây nhất với biên giới và biển đảo của Việt Nam) đem
quân sang xâm lược nước láng giềng. Do vậy, việc mỗi người dân Việt Nam cần có
nhận thức đúng đắn về vấn đề này để có những ứng xử đúng đắn tránh đánh đồng
xen lẫn giữa vấn đề đấu tranh đòi lại biển đảo với hợp tác phát triển. Cơ sở để
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là luật pháp quốc tế. Thế giới sẽ ủng hộ
ta không chỉ vì ta mà còn vì lợi ích của chính họ. Không ai muốn Trung Quốc
bành trướng thành siêu cường, rồi có thể tùy tiện áp đặt mọi sở thích cũng như
tham vọng của họ lên toàn thế giới. Trong làm ăn, trên tinh thần hợp tác, hữu
nghị, hai bên cùng có lợi, nhưng ta phải luôn cảnh giác, tránh cái tâm lý cả
nể, xuề xòa, đại khái của dân Việt ta.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét