Những ngày qua, dư luận rất chú ý về việc công dân có
quyền quay phim chụp ảnh quá trình tiếp dân của người tiếp dân hay không và
nhiều người loay hoay không biết việc quay phim như vậy có vi phạm pháp luật
hay không. Đây là chủ đề không mới, nhưng vừa qua một nhóm đối tượng xấu đã lợi
dụng việc này để công kích nhằm hạ uy tín Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Về vấn đề này, từ lâu Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban
hành quy định "không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự
đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương, cán bộ tiếp công dân tại trụ
sở tiếp công dân”. Đây là vấn đề cũng rất nhạy cảm bởi nhiều người cho rằng
việc quay phim là cần thiết và nếu cấm khi
quay phim, chụp ảnh hoặc phải “xin phép” khiến quyền giám sát của người dân bị
ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ quy chế không cấm mà quy định trước
khi làm việc đó phải xin phép và được sự đồng ý từ người có thẩm quyền và điều
quan trọng nhất là thái độ của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân.
Qua tiếp xúc, người dân nhận thấy cán bộ cư xử đúng mực sẽ cảm thấy việc ghi
âm, ghi hình là không cần thiết.
Trụ sở tiếp dân công dân của TP Hà Nội
Cho nên nếu đã không cấm thì về người dân muốn xin phép
ghi âm, ghi hình thì cán bộ tiếp dân đồng ý chứ có sao đâu nếu như mục đích là
cùng nhau hợp tác để giải quyết công việc chứ không phải cứ đến trụ sở tiếp
dân, gặp cán bộ tiếp dân là lập tức đưa máy lên quay hết mọi thứ mà không tập
trung vào mục đích chính trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh.
Để làn rõ cơ sở pháp lý về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà
Nội Nguyễn Đức Chung ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp
công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố, trong đó nêu rõ quy định “không quay
phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Theo Chủ tịch Hà Nội, có quy định cấm ghi
hình cán bộ tiếp dân nhằm “chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến
trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt
xén nội dung buổi tiếp, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác”.
Trong trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm,
ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. "Sau khi ghi âm, ghi hình
xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản với nhau
để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch”, ông Chung nói.
Cũng theo ông Chung, tất cả các phòng tiếp
công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn đều đã trang bị
camera ghi âm và ghi hình.
“Người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại
toàn bộ, chúng tôi sẽ trích xuất đầy đủ bàn giao và có biên bản cẩn thận”, ông
Chung cho hay.
Như vậy, tìm hiểu ngọn ngành vè quy định này
của Hà Nội thì hoàn toàn không vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Bởi Hà Nội không
cấm mà chỉ nêu khi cán bộ tiếp dân chưa đồng ý thì người dân không được quay,
chụp, ghi âm. Quy định này là cần thiết để tránh tình trạng có người dân quay
phim xong đưa lên mạng với mục đích không lành mạnh làm ảnh hưởng đến công việc
của Nhà nước, xâm phạm đến hình ảnh, quyền của cán bộ tiếp dân”.
Hơn nữa, trụ sở tiếp công dân là cơ quan công quyền, tại
đó phải có nội quy khi công dân đến làm việc phải tôn trọng nội quy. Khi quay
phim, chụp ảnh đối với không ít cán bộ tiếp công dân họ cảm thấy bị phân tâm,
làm việc khó. Nhưng cũng có người cảm thấy bình thường.
Về vấn đề này, theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn
phòng luật sư Hoàng Hưng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, quy định “không quay
phim, chụp ảnh, ghi âm tại trụ sở tiếp dân khi chưa có sự đồng ý của người tiếp
công dân” là cần thiết và phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
“Theo hệ thống pháp luật về tiếp công dân
cũng như đảm bảo quyền giám sát của công dân (Hiến pháp năm 2013, Luật Khiếu
nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân…), tất cả đều cho phép công dân có quyền
giám sát, đảm bảo tính công khai và dân chủ trong hoạt động tiếp dân. Dù vậy,
cùng với đó, có nguyên tắc phải đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong khu vực
cơ quan công quyền và tiếp công dân.
Điều 16 của Luật Tiếp công dân có nêu vấn đề
phối hợp trong việc bảo vệ tại trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân, tức
là đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự cho người tiếp công dân tại trụ sở cũng
như người đến làm việc”, luật sư Hướng nêu.
Mã Phi Long
"không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân” được sự ủng hộ của đa số người dân và quy định này được lập ra cũng để giúp cho cán bộ và người dân thêm gần gũi hơn.
Trả lờiXóa