Sáng 21/1/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy
ra tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (viết tắt là Công ty BSR). Đây là vụ
án thuộc giai đoạn 2 của vụ án Hà Văn Thắm, xem xét trách nhiệm hình sự của các
bị cáo trong việc chiếm đoạt tiền lãi ngoài hợp đồng vào Ngân hàng Đại Dương
(OceanBank).
Các bị cáo tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm ngày 21/1/2019
Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Vũ Mạnh Tùng (sinh năm 1974,
nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty BSR), Nguyễn Hoài Giang (sinh năm 1968, nguyên
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty BSR), Phạm Xuân Quang (sinh năm 1980,
nguyên Kế toán trưởng Công ty BSR), Đinh Văn Ngọc (sinh năm 1973, nguyên Tổng
Giám đốc Công ty BSR) bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm
a, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tại phiên xử, Có tổng số 6 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Bên cạnh đó, có đại diện Công ty BSR
và Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương
(OceanBank) có mặt với tư cách là tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Có mặt tại phiên tòa còn có: Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội
đồng quản trị OceanBank, Nguyễn Minh Thu và Nguyễn Xuân Sơn (cùng nguyên là Tổng
Giám đốc OceanBank) cùng một số cá nhân khác đến phiên tòa với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa, Công ty trách nhiệm hữu
hạn Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số
1018/QĐ-DKVN ngày 9-5-2008 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3404000189 ngày 5-6-2008. Ngày 1-7-2018, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần
Lọc hóa dầu Bình Sơn (viết tắt là Công ty BSR) theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh thay đổi lần thứ 12.
Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2014, thực hiện chỉ đạo của
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) là ngân hàng mà PVN góp 20% vốn
điều lệ, Công ty BSR đã gửi tiền có kỳ hạn và không kỳ hạn tại OceanBank Chi
nhánh Quảng Ngãi.
Với vai trò là lãnh đạo của Công ty BSR, trong 2 năm
2013-2014, Vũ Mạnh Tùng, Nguyễn Hoài Giang, Phạm Xuân Quang và Đinh Văn Ngọc đã
quyết định việc gửi tiền của Công ty BSR vào Ngân hàng OceanBank.
Theo chủ trương và chỉ đạo của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội
đồng quản trị OceanBank) về việc chi trả lãi ngoài tiền huy động vốn cho khách
hàng gửi tiền trên toàn hệ thống OceanBank, Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc
OceanBank) đã chi tiền ngoài hợp đồng (còn gọi là tiền chi chăm sóc khách hàng)
cho 4 bị cáo. Trong số đó, Vũ Mạnh Tùng đã nhận, chiếm đoạt 2,9 tỷ đồng và
40.000 USD (tổng số tương đương hơn 3,7 tỷ đồng); Nguyễn Hoài Giang đã nhận và
chiếm đoạt 2,9 tỷ đồng; Phạm Xuân Quang đã nhận, chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng và
20.000 USD (tổng số tương đương hơn 2,2 tỷ đồng); Đinh Văn Ngọc đã nhận và chiếm
đoạt 1,5 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xác định các bị cáo đã lạm dụng
chức vụ, quyền hạn của mình để nhận và chiếm đoạt tiền lãi suất ngoài hợp đồng
thông qua việc Công ty BSR gửi tiền tại OceanBank.
Hành vi của các bị cáo đủ căn cứ kết luận phạm vào tội “Lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280, Bộ luật Hình
sự năm 1999. Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của
Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo,
các cơ quan tố tụng đã quyết định khởi tố, truy tố 4 bị cáo trong vụ án này
theo Điều 355, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng cho rằng quá
trình điều tra, truy tố, 4 bị cáo Nguyễn Hoài Giang, Vũ Mạnh Tùng, Đinh Văn Ngọc,
Phạm Xuân Quang đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra,
chủ động khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội mà có. Bị cáo Đinh Văn Ngọc khắc
phục được hơn 1/2 số tiền chiếm đoạt. Ba bị cáo còn lại đã khắc phục hết số tiền
đã chiếm đoạt.
Các bị cáo đều có nhân thân tốt, gia đình có truyền thống
cách mạng. Quá trình công tác, các bị cáo có nhiều thành tích được Nhà nước
khen thưởng. Do vậy, theo đại diện Viện Kiểm sát, cần áp dụng chính sách hình sự
đối với các bị cáo trong quá trình xét xử vụ án. Dự kiến phiên tòa sẽ được diễn
ra trong 2 ngày.
Những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận
xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Xem ra thì công cuộc
phòng, chống tham nhũng của chúng ta sẽ còn phải tiếp tục đấu tranh dai dẳng, cần
có nỗ lực tham gia của toàn thể các cơ quan ban ngành và toàn dân.
Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần phải siết chặt các chế
tài xử lý sai phạm về kinh tế, phải xử lý thật nghiêm những kẻ vi phạm để răn
đe các đối tượng khác, bởi lẽ Nhà nước không có nhiều tiền, tiền của Nhà nước
là do mồ hôi công sức đóng góp của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Bông
Lau
Đây chính là cái giá phải chả cho những việc làm sai trái của Nguyễn Hoài Giang, Vũ Mạnh Tùng, Đinh Văn Ngọc, Phạm Xuân Quang trong vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (viết tắt là Công ty BSR). Khi mà con người không làm chủ được lòng tham và đi vào con đường sai trái thì việc những con người này phải nhận sự trừng trị trước pháp luật là hoàn toàn đúng đắn cho dù họ đã có nhiều đóng góp nhưng việc nào ra việc đó . đã đến lúc chúng ta cần phải siết chặt các chế tài xử lý sai phạm về kinh tế, phải xử lý thật nghiêm những kẻ vi phạm để răn đe các đối tượng khác. Và đã đến lúc chúng ta cần phải siết chặt các chế tài xử lý sai phạm về kinh tế, phải xử lý thật nghiêm những kẻ vi phạm để răn đe các đối tượng khác.
Trả lờiXóa