Sự
tranh giành, đấu đá để đạt được quyền lực ở thời nào cũng có chỉ khác nhau về
tính chất, thủ đoạn và sự khốc liệt của nó được diễn biến theo chiều hướng có
vũ trang hoặc ôn hòa. Những năm qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều các cuộc
xung đột trong nội bộ các quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi với vai trò đạo diễn
của Mỹ và các nước đồng minh, hệ quả để lại sau các cuộc đảo chính và thiết lập
chính quyền mới có lẽ cho đến hiện nay không những không đem lại những tín hiệu
tích cực mà ở một số quốc gia ở Trung Đông còn có nhiều diễn biến xâu đi.
Đó
là những câu chuyện của năm 2018 và trước đó. Còn đầu năm 2019 chúng ta đang
chứng kiến một bối cảnh tương tự đang diễn ra ở Venezuela.Hiện tại, tình hình
đang được đẩy lên cao độ khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Mike Pence đã đích thân kêu
gọi phe đối lập Venezuela “biểu tình chống mít tinh” vào ngày 23/1/2018, trong
khi nhân dân Venezuela diễu hành ủng hộ Maduro.
Đúng
là bình cũ rượu mới, kịch bản quá quên thuộc chỉ khác là nơi diễn ra. Có thể sẽ
có một cuộc đối đầu dẫn đến các cuộc xung đột lớn và người được hưởng sẽ là Mỹ
theo đúng câu ngạn ngữ “trâu bó đánh nhau, ruồi muỗi thắng” khi với diễn biến đang có xu hương cao trào và đây sẽ là cái cớ để Mỹ và đồng minh can thiệp, hậu
thuẫn về vật chất và tinh thần để thiết lập chính quyền với bộ máy tổ chức thân
Mỹ. Trước đó, ngay sau khi Maduro tuyên bố nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2 từ
kết quả dân bầu, chủ tịch Quốc hội Venezuela, thủ lĩnh phe đối lập thân Mỹ đã
tự phong làm Tổng thống, Mỹ nhanh chóng công nhận tay này mà bác bỏ Maduro!
Truyền thông bẩn phương Tây lập tức tung tin Maduro bỏ chạy sang Nga, đồng thời
chúng phong toả truyền thông của Mỹ Latinh để bưng bít sự thật.
Chính quyền Mỹ công nhận thủ lĩnh phe đối lập làm tổng thống
Để
nắm rõ thông tin, chúng ta hãy xem lại cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ
2019 - 2025 mà phe đối lập và Mỹ vu cáo là “không dân chủ”:
1. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2018, tức là trước
ngày 10 tháng 1 năm 2019, tại thời điểm theo các điều 230 và 231 của Hiến pháp
là hết hạn nhiệm kỳ tổng thống 2013-2019. Hiến pháp sẽ bị vi phạm nếu nó được
tổ chức sau ngày 10 tháng 1 năm 2019, hoặc không được tổ chức.
2. Chính phe đối lập ở Venezuela đã yêu cầu tiến hành cuộc bầu cử sớm.
Và chính phủ đã tổ chức luôn, vào tháng 5 chứ không phải tháng 12 như truyền
thống, đáp ứng yêu cầu của phe đối lập.
3. Ở Venezuela, bỏ phiếu là một quyền, không phải là một nghĩa vụ. Những
người bị ảnh hưởng bởi một số tổ chức chính trị phi dân chủ kêu gọi tẩy chay mà
không tham gia bỏ phiếu là quyết định cá nhân, không tốt nhưng vẫn hợp pháp nên
không ảnh hưởng đến kết quả của những người đi bầu.
4. Có tới 16 đảng chính trị tham gia cuộc bầu cử. Ở Venezuela, không bắt
buộc tất cả các đảng chính trị phải tham gia vào các quá trình bầu cử. Họ hoàn
toàn có quyền quyết định có tham gia hay không. Hệ thống bầu cử Venezuela hoàn
toàn là dân chủ. Việc có 3 đảng quyết định không tham gia, không trái với quy
trình bầu cử.
5. Có 6 ứng cử viên được đề cử: Nicolás Maduro, Henri Falcón, Javier
Bertucci, Reinaldo Quijada, Francisco Visconti Osorio và Luis Alejandro Ratti.
Trong đó 5 người sau đều là những người thân Mỹ.
6. Maduro giành chiến thắng với tỷ lệ chênh lệch cao, thu được 6.248.864
phiếu bầu = 67,84%; Theo sau là Henry Falcón với 1.927.958 = 20.93%; Javier
Bertucci với 1.015.890 = 10,82% và Reinaldo Quijada, người đạt 36.246 phiếu =
0,39%. Sự khác biệt giữa Maduro và Falcón là 46,91% .
7. Có 150 người nước ngoài và tham gia giám sát bầu cử, 2 chuyên gia kỹ
thuật bầu cử, 18 nhà báo khác nhau trên thế giới.
8. Cuộc bầu cử được tổ chức với cùng một hệ thống (cách thức) bầu cử
được sử dụng trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 năm 2015, trong đó phe đối lập
Venezuela đã giành chiến thắng. Hệ thống được tự động hóa và chịu sự kiểm soát
trước, trong và sau cuộc bầu cử. Hệ thống đảm bảo các nguyên tắc "một cử
tri, một phiếu bầu" với dấu vân tay thì máy bỏ phiếu mới mở khóa, và đảm
bảo "bí mật của phiếu bầu".
9. Có 18 cuộc kiểm toán, kiểm tra đã được thực hiện trên hệ thống tự
động. Các đại diện của ứng cử viên Henri Falcón đã tham gia 5/18 cuộc và ký vào
biên bản đồng ý với kết quả bầu cử. Kết quả kiểm toán được công khai và truyền
hình trực tiếp trên kênh của Hội đồng bầu cử quốc gia. Sau khi kiểm toán xong,
các mã bí mật để truy cập lại được cấp cho tất cả các tổ chức, đảng phái chính
trị.
10. Không ai trong số các ứng cử viên phản đối kết quả bầu cử. Không có
bằng chứng gian lận, không ai đưa ra được bất kỳ bằng chứng hay khiếu nại cụ
thể nào về gian lận.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Như vậy, cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 20 tháng 5 năm 2018 là tự
do, minh bạch, đáng tin cậy, an toàn và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Do đó,
hành động phản đối, không công nhận kết quả, xuyên tạc và kích động của Mỹ, phe
đối lập Venezuela cùng các thế lực khác đang trở nên lố bịch trước dư luận thế giới.
Sự việc trên cũng đã là một minh chứng để củng cổ thê sự đê hèn trong thói can
thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ và các nước đồng minh.
Mã
Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét