Xuyên tạc là nghề của đám rận chủ quốc nội
cũng như ở hải ngoại, nhất là số công tác viên của các đài công khai chống Việt
Nam như RFA, RFI, BBC… và một số blogẻ cùng chơi trò bới lông tìm vết, chuyên
lợi dụng các vấn đề nhạy cảm trong xã hội để bóp méo sự thật, hoặc thổi phồng
vấn đề nhằm công kích, bôi nhọ cán bộ, lãnh đạo hoặc tuyên truyền chống Đảng,
Nhà nước.
Chẳng hạn như vừa qua, liên quan đến quá
trình tiếp dân của ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch thành phố Hà Nội với nhân
dân, đã có người lén lút quay phim quá trình tiếp dân của Thành ủy Hà Nội sau
đó đã cắt xén và đưa lên trên mạng internet nhằm vào ông Chủ tịch Nguyễn Đức
Chung. Nhưng thông tin đó đã gây ồn ào dư luận, tạo những luống tư tưởng tiêu
cực gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông Chung.
Xung quanh vấn đề này, bên lề hội nghị ngành
tài nguyên và môi trường triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về
phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 sáng 8/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nguyễn Đức Chung đã trao đổi nhanh với báo chí xung quanh quy định “không quay
phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” đang gây
ồn ào dư luận.
Chủ tịch UBNDTP - Ông Nguyễn Đức Chung
Ông Chung khẳng định, Quyết định số 12/QĐ-UBND ban
hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố hoàn toàn
phù hợp với luật hiện hành.
Tất cả các Phòng tiếp công dân trên
địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn Hà Nội đều đã được trang bị
camera ghi âm và ghi hình. Chính vì thế, người dân có yêu cầu muốn trích xuất
lại toàn bộ ghi âm, ghi hình sẽ được bàn giao và có biên bản ghi nhận sự việc.
Trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi
hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì
hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản để làm tài liệu sử
dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội nói.
Lý giải thêm về việc ban hành quy định trên,
ông Nguyễn Đức Chung khẳng định quy định này là để chống tình trạng một số
người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật
ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi làm việc, sau đó đưa lên mạng
phục vụ những mục đích khác.
Xunh quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm
trái chiều, tuy nhiên chúng ta cần có nhận thức đúng về việc này vì điều quan
trọng nhất là thái độ của cán bộ công chức khi làm việc với người dân. Qua tiếp
xúc, người dân nhận thấy cán bộ cư xử đúng mực sẽ cảm thấy việc ghi âm, ghi
hình là không cần thiết. Đồng thời, mục đích ghi âm, ghi hình của công dân là
để phục vụ quá trình giải quyết công việc, tránh trường hợp gây ảnh hưởng tới
cơ quan nhà nước và làm mất thời gian của các công dân khác.
Đặc
biệt, trong một thăm dò ý kiến dư luận của báo điện tử Dân trí thực hiện (kết
thúc lúc 8h00 sáng nay, 11/01/2019) về quy định "không quay phim, chụp
ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân" do Chủ tịch UBND
Thành phố HN ban hành, đã có 20.966 lượt bình chọn và kết quả có 63,63% ủng hộ
nội dung quy định; ý kiến bình chọn không ủng hộ và ý kiến khác chỉ chiếm
36,37%. Nhìn vào kết quả như vậy thì ai bảo là dân không tán thành nhỉ? Vấn đề
là phải làm cho dân hiểu - "tư tưởng không thông thì bình tông vác không
nổi". Dân đã "thông" rồi thì mọi việc sẽ chẳng có gì khó khăn. Đây
cũng chính là cái tát đau biếng đến những kẻ đang lợi dụng tiếng nói của nhân
dân để đặt điều sai trái.
Mã
Phi Long
Quy định tiếp dân của UBND TP Hà Nội là vô cùng hợp lí, đạt sự đồng thuận của đại đa số quần chúng nhân dân. Có thể là do một số người chưa hiểu rõ về quy tắc này, mọi người vẫn có thể ghi âm,ghi hình nhưng phải được sự đồng ý của đôi bên. Ngoài ra mọi người có thể trích xuất từ camera,máy ghi âm từ chính quyền vì bây giờ họ lắp camera rồi.
Trả lờiXóa