Đám rận chủ quốc nội và đám
phản loạn trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để nói xấu đất nước, phủ nhận
mọi thành quả của cách mạng của Đảng và nhân dân ta, nhất là những thành quả
trong giai đoạn phát triển đất nước nhằm hạ bệ Việt Nam trên trường quốc tế,
tạo cớ để kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài hoặc tạo tâm lý tiêu cực trong
quần chúng nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng. Đó là một trong
những cách thức để họ thực hiện mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Chính vì vậy, thời gian vừa
qua khi có những thông tin nghi ngờ việc Việt Nam bắt cóc Trinh Xuân Thanh ở
Beclin, sau đó mối quan hệ giữa Việt – Đức cũng có những gián đoạn. Đây được
xem là một thông tin rất có giá trị để đám “lều báo” khai thác công kích theo
kiểu “bới lông tìm vết”, cố tình đổ thêm dầu vào lửa nhằm công kích, gây hiềm
khích trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
Một số "lều báo" xuyên tạc quan hệ Việt - Đức
Thế nhưng, câu chuyện đó đến
nay đã có hồi kết khi mà Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 20/2 đã có những động
thái tích cực nhằm hàn gắn mối quan hệ ngoại giao và cũng như một lời xin lỗi
vì những hiểu nhầm trước đây. Cụ thể, trong cuộc họp báo ông đã nói:
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas
Nguyên bản: Reuters: Maas said Vietnam was a key partner
for Germany in Southeast Asia, and lauded Hanoi for making important progress
in opening its economy and enacting other reforms in recent years. Germany is
Vietnam’s leading trading partner in Europe.
“In the past there were noticeable differences between
Germany and Vietnam, above all over the kidnapping of the Vietnamese citizen
Trinh Xuan Thanh in Berlin,” he said in a statement. “Today we want to reach
agreement about resetting the strategic partnership between Vietnam and Germany
and filling it with new substance.”
Dịch : Reuters: Maas cho biết Việt Nam là đối tác quan
trọng của Đức ở Đông Nam Á và ca ngợi Hà Nội vì đã đạt được tiến bộ quan trọng
trong việc mở cửa nền kinh tế và ban hành các cải cách khác trong những năm gần
đây. Đức là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu.
Trước đây, có một sự khác biệt đáng chú ý giữa Đức và
Việt Nam, trên hết là vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin,
ông nói trong một tuyên bố. Hôm nay chúng tôi muốn đạt được thỏa thuận về việc
đặt lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức và lấp đầy nó bằng
chất mới.
Bên cạnh đó, ngài Ngoại
trưởng còn ra thông báo ca ngợi Việt Nam vì những tiến bộ quan trọng trong cải
cách và mở cửa kinh tế những năm gần đây, đồng thời khẳng định ông muốn thảo
luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về việc
khôi phục quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hình ảnh đẹp về mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Trong
tuyên bố được đưa ra trước cuộc gặp tại Berlin với Phó thủ tướng Phạm Bình
Minh, ông Maas nhấn mạnh Việt Nam cũng như Đức luôn duy trì cam kết với
chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do. "Việc đảm nhận trách nhiệm toàn
cầu và tham gia bảo vệ khí hậu của Việt Nam ngày càng tăng. Đây là những lĩnh
vực mà Đức và Việt Nam có thể phối hợp chặt chẽ hơn trong tương lai",
ông Maas cho hay.
Ngoại
trưởng Đức nói rằng Berlin ủng hộ thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh
châu Âu (EU) và Việt Nam sớm hoàn tất. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại
giao năm 1975 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2011.
Trịnh
Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ tháng 9/2016 sau khi ông
này bỏ trốn. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố ông Thanh tội
Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng.
Ông
Thanh đã về nước đầu thú để mong "được hưởng sự khoan hồng" sau khi
"trốn lại Đức", theo đơn xin tự thú hồi tháng 7/2017. Tuy nhiên, Bộ
Ngoại giao Đức lại cho rằng ông bị "bắt cóc trên đất Đức" - điều Việt
Nam "rất lấy làm tiếc".
Đầu
năm 2018, Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án tù chung thân vì cố ý làm trái và tham ô
tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu
khí Việt Nam (PVC).
Đây quả thực là những tín
hiệu vui trong dịp đầu năm mới 2019. Bằng những mục đích cao đẹp đặt trong mối
quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta hy vọng rằng trong thời gian tới và
tương lai xa hơn nữa, hai quốc gia sẽ gắn bó chặt chẽ theo hướng cùng hợp tác
để phát triển. Chắc chắn đám rận chủ quốc nội và phản loạn ở ngoài nước sẽ
không muốn điều này xảy ra, điều này càng chứng minh rõ ràng hơn việc lợi ích
của họ luôn đi ngược với lợi ích của quốc gia, của dân tộc.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét