2. Nguyên nhân xảy ra chiến tranh Biên giới Việt
- Trung:
- Một là, có thể khẳng định: Chủ nghĩa Đại Hán,
tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn đã ăn sâu trong tâm thức các thế hệ cầm
quyền Trung Quốc từ xưa đến nay. Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “cái gai”
trong mắt của họ, khi mấy ngàn năm lịch sử luôn kiên cường, bất khuất, nhiều lần
hạ nhục “Gã láng giềng” hùng mạnh. Gần 1000 năm đô hộ mà mà không thể đồng hoá
được người Việt.
Các hướng tấn công xâm lược của TQ năm 1979
- Thứ hai, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi
cuộc chiến sắp ngã ngũ, “gã láng giềng” lo sợ Việt Nam thống nhất sẽ vươn lên
thành cường quốc, ảnh hưởng tới vị thế của Trung Quốc trong khu vực và trên thế
giới. Thỏa thuận lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch
Đông năm 1972 (Mỹ nhượng Hoàng Sa của Việt Nam cho TQ; đổi lại TQ kiềm chế
không để Hà Nội chiến thắng Việt Nam Cộng hòa, thống nhất đất nước) sụp đổ bằng
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 là một vết cắt vào da thịt của họ. Trung Quốc cay
cú vì Việt Nam luôn thực hiện tự chủ, tự quyết, không chịu lệ thuộc và
"nghe theo" họ. Đầu năm 1979, Mỹ và Trung Quốc thoả thuận, câu kết với
nhau để xiết chặt bao vây, cấm vận Việt Nam (tháng 01/1979, trong chuyến thăm
Washington Đặng Tiểu Bình đã tự nhận, cam kết Trung Quốc là "Nato phương
Đông”); đổi lại, Trung Quốc được tự do hành động tại Trường Sa, Mỹ sẽ không lên
tiếng phản đối, can thiệp. Nên nhớ, tháng 01/1979 Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ
và ngày 17/02/1979 Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam theo cam kết của người
đứng đầu Bắc Kinh.
Hình ảnh cho thấy sự thỏa hiệp giữa lãnh đạo TQ và Mỹ
- Thứ ba, Trung quốc tấn công Việt Nam cũng để
nhằm giải vây cho Polpot - tay sai của Bắc Kinh ở Campuchia. Thực tế, ngay sau
khi Việt Nam thống nhất, nhà cầm quyền Trung Quốc đã rất muốn đánh Việt Nam
ngay, nhưng chưa có “nguyên cớ”, do đó đã chỉ đạo Polpot đánh thọc sườn ta ở
biên giới Tây Nam, buộc Việt Nam phải tự vệ và đưa quân sang giúp nhân dân
Campuchia giải phóng Chế độ Diệt chủng Polpot – Ieng Sary.
3. Lý do người Việt luôn có tư tưởng “Bài Trung
Quốc”: Cần nói rõ, người Việt Nam rất ghét và luôn cảnh giác với chủ nghĩa bành
trướng Trung Quốc, chứ không ghét người dân Trung Quốc.
Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt là do lịch
sử hàng ngàn năm để lại, khi luôn bị “lão hàng xóm” to xác, xấu tính đè nén, đô
hộ cả ngàn năm. Sự "xấu chơi" của lão “Tàu khựa” bắt nguồn từ bản chất
văn hoá của người Hán, mặc dù đấy là đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
ta không kỳ thị và can thiệp. Nhưng khi văn hoá đó thấm vào máu của giới cầm
quyền và đem đi nô dịch thiên hạ thì lại là việc khác, sẽ bị phản kháng, chống
trả (chính bởi vậy mà qua nhiều thế hệ, người Việt cũng bị ngấm vào “gien” cái
tâm lý phản kháng). Nên nhớ, người Việt là một dân tộc trượng nghĩa, “đem đại
nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, không nuôi giữ oán thù, các
cự thù đều được chào đón làm bạn, Pháp - Nhật - Mỹ… nay đều là những đối tác ở
tầm cao nhất.
Riêng với Trung Quốc, do đã quá hiểu dã tâm
“anh láng giềng” này nên cái sự ghét, nghi ngờ đã trở thành “truyền kiếp” trong
tâm thức người Việt. Nếu họ thực lòng muốn hoà hiếu, thì chính họ phải thay đổi
hoàn toàn, không đổ thêm dầu vào lửa, làm trầm trọng hơn sự ghét bỏ bằng những
hành động “tiểu nhân” đối với Việt Nam, và dù có như vậy, thì cũng phải có thời
gian, qua nhiều thế hệ nữa thì người Việt mới có thể hết ghét Trung Quốc.
Việt Nam là láng giềng với Trung Quốc, đó là điều
dù muốn cũng không thể thay đổi được; âm mưu, ý đồ của Trung Quốc cũng không
bao giờ thay đổi, luôn hành sự theo kiểu “nói một đằng làm một nẻo”. Chính vì vậy,
ta cần phải làm mọi cách để có thể xây dựng quan hệ hữu nghị, ổn định nhưng
trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời nâng
cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với “anh láng giềng” nhiều dã tâm
này. "Chúng ta không được đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viển vông, đó
là điều mỗi người Việt Nam cần phải khắc ghi…" (Lê Văn Cương, nguyên Viện
trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an). Cuộc chiến 1979 không chỉ là bài học
riêng cho Trung Quốc, mà Việt Nam cũng rút ra nhiều kinh nghiệm trong đối sách
với “anh hàng xóm” này.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét