Mới đây, câu chuyện “Về quê ăn tết, khi
lên chẳng thấy nhà đâu” đã làm dư luận hết sức quan tâm. Nghe qua thì thấy giật
mình nhưng nếu tìm hiểu sâu thì sẽ thấy, có nguyên do rõ ràng.
Câu chuyện về trường hợp của ông Phạm
Công Thành (là thương binh hạng ¾). Ngày 11/2 ông Phạm Công Thành đã gửi đơn gửi
UBND phường Ngọc Thụy, Công an quận Long Biên, Công an phường Ngọc Thụy phản
ánh về việc Tổ dân phố 36 đã tự ý tháo dỡ hàng rào, cổng nhà cấp 4 của ông để
làm đường ra bãi khi ông về quê ăn tết trong
dịp Tết Nguyên đán 2019, nhà ông chỉ còn là đống đổ nát, nhà bị phá tan hoang,
tường rào bị phá sập, cây cối bị chặt nhiều vật dụng trong nhà bị mất… Và
từ đó xuất hiện câu chuyện “Về quê ăn tết, khi lên chẳng thấy nhà đâu”.
Trong đơn ông Thành chỉ rõ bà Dung (Tổ
trưởng tổ dân phố 36) đã chỉ đạo tiến hành vụ việc này. Theo ông Thành, về nguồn
gốc đất, toàn bộ nhà, tường bao được xây dựng trên diện tích 150m2 do ông quản
lý và sử dụng từ tháng 11/2015, sau khi nhận chuyển nhượng của ông Dũng (trú tại
đường Bạch Đằng, Hà Nội), được thực hiện bằng giấy viết tay. Trong khi
đó, bà Đào Thị Dung (62 tuổi, ở địa chỉ 276 phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thuỵ,
hiện là tổ trưởng tổ dân phố số 36 khẳng định, khu vực mà ông Thành đề cập là đất
công do phường quản lý, là lối đi của người dân ra bãi sông Hồng. Tại đây không
có căn nhà nào mà chỉ có một chiếc lều lợp tôn, không có người sinh sống.
Khu vực đất ông Thành kiến nghị
Tuy nhiên, theo các thông tin được cung
cấp mới nhất từ các phóng viên, UBND phương Ngọc Thụy thì sai đúng có lẽ đã rõ
ràng. Theo ghi chép, đây là khi vực trước đây thôn Bắc Cầu giao đất dãn dân những
năm 1990, vị trí này làm hủm hố do đó không thể giao vì đất không ai nhận. UBND
xã trước đây vẫn sử dụng làm được tạm ra bãi. Khoảng năm 1996, ông Khương có
xin phép thôn cho mượn tạm để làm nơi bán phở do gia đình khó khan, có dựng lều
tạm bằng bạt, cọc tre trên phần cao của miệng hủm hố. Năm 2004, UBND phường đã
từng đề nghị xây nhà văn hóa tổ 36 tại đây nhưng do diện tích nhỏ nên đã xây
nhà văn hóa tại vị trí khác. Hồ sơ địa chính đã thể hiện, bản đồ năm 1993-1996
không thể hiện số thửa, là đất trống số 40, không thể hiện diện tích. Qua buổi
họp ngày 12/2 các cụ cao niên, lãnh đạo tổ dân phố 36 và nguyên các trưởng thôn
trước đây cũng khẳng định như trong ghi chép tại phường. Cũng theo ghi nhận của
PV, hiện tại trên thửa đất liền kề số nhà 295 phố Bắc Cầu có một căn nhà được dựng
bằng tôn, bên trong vẫn đang có một số thợ thi công.
Như vậy sự việc đã khá rõ, ông Thành là
người sai phạm ở đây. Ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thuỵ cũng khẳng
định, ông Thành không phải đối tượng chính sách của phường quản lý. Ông Thành
cũng chưa bao giờ ăn ở tại phường một ngày nào, cũng như chưa đăng kí tạm trú tạm
vắng, lại càng không có giấy tờ gì để chứng minh sở hữu đất hay nhà tại phường
Ngọc Thụy.
“Nội dung ông Thành tố cáo đã được
gửi cơ quan công an điều tra. Việc ông Thành tố cáo sai thì ông Thành phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật. Với quan điểm của phường thì đây là vị trí đất
công do phường quản lý từ trước đến nay rất nhiều năm và không có chuyện một cá
nhân nào có thể làm nhà tại đó. Ông Thành chưa bao giờ ở đó và chưa
bao giờ có nhà ở vị trí trên mà để người dân phá cả. Việc ông Thành cho người dựng
lều lán như hiện nay là vi phạm và sẽ bị xử lý, phường đã lập hồ sơ
vi phạm của một số đối tượng liên quan”.
Lâm
Phong
Không biết đến bao giờ những nhà báo sống bất lương, bỏ qua lương tâm nghề nghiệp khi viết báo mới không còn làm ô uế ngành báo. Cách tung tin đồn thất thiệt về chuyện " về quê ăn tết khi lên chẳng thấy nhà đâu" quả thực quá nực cười và đó là chiêu trò dắt mũi lố bịch và kệch cỡm. Khi chưa tìm hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện, tốt nhất hãy ngậm bồ hòn trong miệng mà nghe, mà nhìn.
Trả lờiXóa