Một thói quen với những người dân Việt Nam khi đọc báo
mạng đó là luôn chú ý đến các tin nổi bật liên quan đến “cướp – giết – hiếp”.
Chính vì vậy mà những ngày qua dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vụ án “vụ
nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên”. Điều đáng nói ở đây, đó là số “anh
hùng bán phím”, số “công an online” mọc lên sau nấm và nhờ có mạng xã hội họ
được thỏa sức chém gió, “cào bàn phím”. Facebook quả thực là vi diệu, chỉ cần
biết thông tin và qua kinh nghiệm cày phim hình sự, những người này đạt tới
cảnh giới của sự ảo tưởng sức mạnh, cho rằng mình có khả năng điều tra, chỉ cần
ngồi một chỗ chém gió và tìm ra thủ phạm. Và đương nhiên, họ không ngớt miệng
chê bai lực lượng công an – những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm
trong điều tra. Trong khi đó, chúng ta biết rằng để khám phá vụ án và đưa những
kẻ sát nhân ra ánh sáng, lực lượng công an đã cố gắng hết sức cùng sự giúp đỡ
của quần chúng nhân dân và phải sau 10 ngày đấu tranh quyết liệt thì Công an
tỉnh Điện Biên đã bắt giữ 05 đối tượng liên quan đến vụ sát hại nữ sinh Duyên
(SN 1997, trú tại đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên).
Những kẻ sát nhân đã bị đưa ra ánh sáng
Mặt khác, qua sự việc này cũng là cơ hội để số “lều báo”
của những chú “kền kền” săn tin xuyên tạc sự vất vả, cố gắng, nỗ lực phá án của
lực lượng chức năng với những tiêu đề phản cảm, dễ gây hiểu lầm như “Vụ án nữ
sinh giao gà: Có xứng đáng để khen thưởng?”, “Vụ sát hại nữ sinh ở Điện Biên:
Sao có thể nhận thưởng trong nỗi đau của gia đình nạn nhân?”, “Vụ cô gái giao
gà: dư luận băn khoăn chuyện thưởng “nóng”?....
Thực sự khi đọc những tiêu đề bài viết này tôi cảm thấy
hết sức bực mình, bức xúc và tức giận thay cho những chiến sỹ công an những
người phải thức đêm thức khuya, lặn lội những nơi heo hút và hẻo lánh để tìm ra
chân tướng của vụ việc; họ hy sinh những phút giây đầm ấm quây quần bên gia
đình, hy sinh những không khí tết để vì làm nhiệm vụ, để tìm ra thủ phạm, để
hương hồn nạn nhân được thanh thản, gia đình vợi bớt nỗi đau...
Đây chính là sự khác biệt giữa thực tế và óc tưởng tượng
của một số người mang bệnh hoang tưởng. Bởi thực tế, ngay sau khi phát hiện tử
thi, xác định có dấu hiệu tội phạm, 100% quân điều tra hình sự, các huyện, xã
đã được huy động vào cuộc, tổ chức rà soát hơn 1000 người để tìm ra đối tượng
Vương Văn Hùng và đồng bọn. Thử hỏi rằng ông “kền kền” nào hay “anh hùng bàn
phím” nào tham gia quá trình truy tìm, điều tra vụ án để làm rõ chân tướng vụ
việc chưa hay chỉ là “gõ bàn phím nhanh hơn tốc độ suy nghĩ” mà “phán xét” hoặc
“chê bai” này nọ.
Bài viết của một "lều báo"
Sự bức xúc của dư luận về bài viết của cô nhà văn
Vụ án nữ sinh ở Điện Biên là vụ "án mờ" hiếp
dâm, cướp của, giết người được lên kế hoạch tỉ mỉ, do nhiều đối tượng nghiện
ngập, có tiền án, tiền sự thực hiện, vô cùng khó khăn, phức tạp, phải huy động
hàng trăm trinh sát bỏ Tết điều tra, thế mà vào tay ông cựu nhà báo bỗng trở
nên rõ ràng, rành mạch, dễ như trẻ con ăn kẹo đường; và trong quá trình gây án,
đối tượng Hùng còn sử dụng SIM rác để thực hiện hành vi phạm tội. Ngay cả mẹ
nạn nhân mặc dù đã nhìn thấy hắn nhưng do quá nhiều người đến mua nên không thể
nhớ nổi ai là người đáng nghi cả. Nói như các “lều báo lá cải”, một vụ án lớn
như vậy mà chỉ cần ngồi một chỗ lên kế hoạch và lôi cổ đám sát nhất ra ánh sáng
thì xã hội cần gì lực lượng điều tra nữa.
Còn việc tiến hành khám nghiệm lại là việc cực chẳng đã
bởi vì muốn làm rõ oan khuất của người chết, ko làm oan người đang sống, chứ
không ai muốn phải mổ xẻ cái xác người đang phân hủy mạnh cả. Ám ảnh và xót xa
lắm ông biết không? Sau những ca khám nghiệm thì những nhân viên pháp y bỏ cơm,
ốm đau và tâm lý bị ảnh hưởng là chuyện thường. Và hơn nữa, nguyên tắc trong
điều tra đó là khi có thông tin mới thì việc khám nghiệm tử thi để củng cố tài
liệu chứng cứ là chuyện tất yếu. Do đó, việc khen thưởng, là lời động viên
khích lệ lực lượng phá án, biểu dương sự hy sinh quên mình của họ vì nhiệm vụ,
không phải là chuyện ăn mừng trước nỗi đau của dân nên đừng có "lập lờ
đánh lận con đen" giữa việc khen thưởng cán bộ tham gia chuyên án với cái
chết của người đã khuất.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét