Có những cái chết trở thành bất tử những cũng có những cái chết khiến người
đời cười chê. Xin được khoanh gọn trong góc nhỏ bàn về những con người như ông
Bùi Tín, như Nguyễn Cao Kỳ, như ông Nguyễn Phương Hùng… Họ là ai, đó có thể là
lão thành cách mạng đã từng cống hiến cho đất nước nhưng lập trường không vững
vàng và chạy trốn một tội đồ phản Chúa hoặc có thể là những người đã sai lầm
làm tay sai cho Mỹ quay lưng với dân tộc, nhưng rồi cuối cuộc đời và mốc cuối cùng
là cái chết họ đều hướng về chung một điểm đó là quê hương.
Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Phương Hùng là những tướng lĩnh khét tiếng thuộc
quân lực ngụy quyền Sài Gòn, cũng như bao người khác sống lưu vong ở nước
ngoài, cũng chống phá quyết liệt nhưng thật hạnh phúc hơn khiu họ đã giác ngộ,
đã tỉnh ngộ và mong muốn được về quê hương Việt Nam để nói lời chân thật những
năm tháng ở sườn bên kia cuộc sống bằng những giọt nước mặt, những lời xin lỗi,
sự trần tình đáng ghi nhận về lỗi lầm gây ra cho dân tộc, cho đất nước. Và mong
muốn cuối cùng đó là khi chết được đất mẹ Việt Nam ôm vào lòng.
Bùi Tín thì không được may mắn vì cả cuộc đời lưu vong ông ta không bao
giờ dám hành động như Cao Kỳ và Phương Hùng, bởi đang mang tiếng là kẻ phản
bội, chạy trốn với mục đích bán nước cầu vinh thì thật khó lòng tha thứ. Ông
Bùi Tín dấn thân vào bùn lầy của lỗi lầm không thể thoát ra được, chống phá đến
những năm tháng cuối cùng của cuộc đời nhưng hỡi ơi, đến khi nhằm mắt xuôi tay
điều duy nhất mà ông ta mong muốn đó là được an táng tại Việt Nam – nơi ông ta
sinh ra, nơi gắn bó với tuổi thơ và cũng là cái nôi để ông trưởng thành…
Bùi Tín
Đúng là bi kịch của những người đã lầm đường lạc lối. Cây có cội, nước
có nguồn, thế nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để dám làm dám chịu và dám
đối mặt với những sai lầm đấy. Kết cục thì thật đau xót bởi mãi mãi về sau này
họ không còn biết đến Việt Nam là gì và đành phải yên nghỉ nơi đất khách quê
người. Trong số đó không thể không kể tới một trong những nhân vật khá nổi
tiếng đó là ông Hoàng Văn Hoan (1905 -1991), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Việt
Nam.
Hoàng Văn Hoan sinh ra tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An, tên thật là Trần Xuân Phong. Năm 1926, Hoan tham gia lớp huấn
luyện cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh mở ở Trung Quốc. Năm 1930, gia nhập
Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau Cách mạng Tháng Tám, là Thứ trưởng Bộ
quốc phòng và Ủy viên chính trị toàn quốc Vệ quốc quân.
Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên
của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ. Hoan có vị
trí hơn một đại sứ bình thường vì thường được Mao Trạch Đông tiếp riêng để bàn
thảo các vấn đề hai nước, kể cả chiến lược đánh miền Nam của Bộ Chính trị.
Năm 1951 Hoan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên
Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1976 khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
xấu đi và không thể hàn gắn về vấn đề Campuchia và Hoàng Sa, khi đó Hoàng Văn
Hoan theo đường lối Maoist, hoàn toàn ủng hộ phái bảo thủ tại Trung Quốc.
Nên năm 1976, Hoan bị cho ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 11 tháng 6 - 1979, lấy cớ sang Cộng hòa
Dân chủ Đức để chữa bệnh, với sự giúp sức của tình báo Trung Quốc, Hoan đã bỏ
trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) rồi sang Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, ông ta đã
xuyên tạc tình hình trong nước, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta,
"tố cáo" Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn
cả cách Hitler đối xử với người Do Thái". Ông ta liên tục hô hào lật đổ
chính quyền ở Việt Nam để thực hiện một cuộc cách mạng mới. Ông ta đã "vẽ
đường" cho chính quyền Bắc Kinh khi đó thực hiện chiến tranh xâm lược, phá
hoại, giết hại đồng bào ta.
Sau sự kiện này Hoan đã trở thành biểu tượng của sự phản
bội. Truyền thông Việt Nam lúc đó đã so sánh Hoàng Văn Hoan với Lê Chiêu Thống,
Trần Ích Tắc. Đó là thời điểm quan hệ Việt - Trung căng thẳng khi Trung Quốc
xua quân xâm lược Việt Nam hồi đầu năm.
Không lâu sau, nhà nước Việt Nam lần lượt hủy
bỏ các chức vụ và xóa Đảng tịch Đảng cộng sản Việt Nam của Hoan. Ngày 26 tháng
6 năm 1980, Việt Nam tuyên bố xử tử hình vắng mặt Hoàng Văn Hoan.
Năm 1990, với sự nỗ lực cố Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh, quan hệ Việt - Trung được khôi phục. Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
đã cho đưa người nhà của Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc để Hoan được đoàn tụ
với gia đình vào những năm tháng cuối đời.
Hoàng Văn Hoan chết tại Bắc Kinh năm 1991 và
được Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước, xác được chôn tại nghĩa trang Bát
Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc. Sau này hài cốt
của Hoan đã được con trai chuyển về Việt Nam.
Như vậy, trường hợp của ông Hoan và Bùi Tín thật chẳng
khác gì nhau, qua đây mới thấy được số phận của những ai đã mang danh mãi
quốc cầu vinh, vì mưu lợi riêng, tham công danh phú quý mà cúi đầu làm
tay sai, bán rẻ Tổ quốc, dòng họ tổ tiên đều nhận những cái kết cay đắng. Mong
đây sẽ là bài học quý giá cho những ai đã và đang dấn theo con đường như ông
Hoàng Văn Hoan và ông Bùi Tín.
Mã Phi Long
Hoàng Văn Hoan và ông Bùi Tín là hai ví dụ điển hình cho sự bán nước cầu vinh,ham vinh hoa phú quý trước mắt mà coi rẻ danh dự, nhân phẩm. Bản chất chống đối,thù hằn chính trị đã không thể xóa nhòa trong máu của chúng,vậy nên việc lưu vong nơi đất phương Tây "màu mỡ", không thể trở về với nguồn côi cũng là cái giá phải trả cho sự bất lương của những kẻ phản quốc.
Trả lờiXóa