Will Nguyễn bộc lô rõ bản chất của kẻ chống đối

tháng 6 29, 2019 |


Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, các đối tượng chống đối ở bên ngoài đã sử dụng nhiều lý do ngụy trang để xâm nhập về nước hoạt động nhằm chống phá theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản loạn ở bên ngoài. Một vấn đề mang tính quy luật, đó là khi trong nước có những vấn đề nhậy cảm, phức tạp, các đối tượng này được đào tạo, hướng dẫn cụ thể bằng nhiều vỏ bọc ngụy trang khác nhau về nước cấu kết, móc nối đám “tặc khấu” trong nước để thực hiện nhiệm vụ phá hoại sự bình an của đất nước.
Đối tượng Will Nguyễn khi đưa ra xét xử
Điển hình như đối tượng Will Nguyễn. Năm 2018, y lấy lý do ngụy trang về nước hoạt động, lợi dụng việc đám “tặc khấu” quốc nội kêu gọi, kích động người dân biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế (trước đó đã có những nguồn thông tin độc hại cho rằng Nhà nước Việt Nam sẽ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm làm đặc khu) cầm đầu nhóm đối tượng phản loạn gây nhiễu loạn tại TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng này đã được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và được phóng thích ngay sau khi bị xét xử.
Tuy nhiên, những đối tượng này thuộc dạng “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, hứa hẹn bao nhiêu thì giờ họ thể hiện sự tráo trở bấy nhiên. Cụ thể, vừa qua, đối tượng này đã bộc rõ bản chất chống phá Việt Nam, bài học từ sự nhân đạo khi phóng thích đối tượng này chưa đủ nên y càng ngày càng muốn thể hiện để ghị điểm.
Do đó, vừa qua đối tượng “Yêng hùng” mặt ngựa Will Nguyễn, người Mỹ gốc Việt vào năm ngoái khi đang là sinh viên ở Singapore không lo học hành đã cấu kết với bọn phản động lên mạng hô hào kêu gọi về Việt Nam biểu tình làm “cách mạng mùa hè”. Sau đó Will đã nhập cảnh vào Việt Nam, mang theo cả triệu đô la phát cho các đối tượng biểu tình và có nhiều hành vi ngông cuồng, chống người thi hành công vụ, làm ách tắc giao thông...
Y đã bị đưa ra toà án xét xử nhưng được khoan hồng, không phải thụ án mấy năm bóc lịch mà cho trục xuất khỏi Việt Nam! Lúc ấy, Will mặt ngựa tỏ ra ăn năn hối cải, nhận tội, xin lỗi và mong sẽ được trở lại Việt Nam!
Còn truyền thông hải ngoại thì tô vẽ cho y vỏ bọc một sinh viên “yêu nước”, tình cờ đi du lịch rồi tham gia biểu tình “ôn hoà” chứ không có hành vi nào “ôn vật” cả, cũng không tham gia tổ chức nào chống phá Việt Nam!
Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Thể loại đầu trâu mặt ngựa như Will đâu có ngây thơ cóc cụ như một sinh viên yêu dân chủ. Mới đây, trong chuỗi hoạt động của Voice tại Mỹ và Úc do Giám đốc điều hành Trịnh Hội tổ chức, có sự tham gia của nhiều đối tượng chống phá nhà nước Việt Nam lâu nay như Nam Lộc, có cả nhạc sỹ bịa chuyện cá chết Tuấn Khanh bay sang tham dự, Will Nguyễn đã xuất hiện cùng hội cùng thuyền. Will mặt ngựa còn đăng status nói về sự kiện ngày 10/6/2018 đáng nhớ và tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam!
Với sự xuất hiện trở lại, tay trong tay, chung đường chung lối với đám Trịnh Hội, Tuấn Khanh... thì không còn nghi ngờ gì nữa, Will mặt ngựa đã lộ nguyên hình là kẻ đứng trong hàng ngũ của tổ chức phản động Voice- một tổ chức ngoại vi của Việt Tân với âm mưu chống phá, kích động biểu tình, phản loạn và đi đến lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam,
Mã Phi Long


Read more…

Có nên dồn ép con người ta đến con đường cùng

tháng 6 27, 2019 |
Ông Nguyễn Hữu Linh đến tòa


Nhìn cái cách một số anh phóng viên đuổi theo và chĩa ống kính vào mặt ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng - người bị khởi tố về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi) khi ông này đến tòa, dù ông đã cố tình chạy lên cầu thang ấy thế nhưng một số anh phóng viên tay lăm lăm ống kính vẫn đuổi theo khiến ông Linh phải chạy vào nhà vệ sinh, tôi thấy có cái gì đó sai sai, không được phải cho lắm. Rồi nữa, trên các trang báo là những dòng tít kiểu như “Nguyễn Hữu Linh chạy trốn ống kính của phóng viên” hay “Nguyễn Hữu Linh trốn trong nhà vệ sinh”, cùng với đó là sự hả hê, khoái trá của không ít người, rõ ràng tôi thấy có một điều gì đó rất phản cảm, thiếu tính nhân văn của con người.

Ông Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố, điều tra, truy tố về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi khi ông này ôm, hôn một cháu bé trong thang máy ở một chung cư ở TP. Hồ Chí Minh. Tôi không hoàn toàn có ý bao che hay bảo vệ cho hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh. Rõ ràng hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh là không thể chấp nhận, cần phải bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy rằng, khi chưa có bản án của Tòa án, ông Nguyễn Hữu Linh vẫn chưa bị tước bỏ đi quyền công dân của mình. Khi Tòa án quyết định đưa ra xét xử, ông Linh là bị cáo và khi đó pháp luật chưa tước đi quyền công dân của ông Nguyễn Hữu Linh. Như vậy, ông Linh vẫn có quyền nhân thân về hình ảnh cá nhân.



Tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý. Dù luật pháp chưa quy định rõ khi bị cáo ra tòa quyền này có bị mất hay không nhưng rõ ràng chưa có quy định nào tước bỏ quyền nhân thân về hình ảnh đối với các bị cáo. Mặc dù một số anh phóng viên lý giải rằng, chụp hình ảnh của bị cáo là để tuyên truyền pháp luật, nhưng theo tôi chụp thế nào, chụp khi nào, chụp làm sao cho đúng và hợp lẽ lại là chuyện cần phải suy nghĩ.

Dù có hành vi phạm tội đi chăng nữa thì ông Nguyễn Hữu Linh vẫn là con người. Nhìn cái cách ông Nguyễn Hữu Linh chạy lên cầu thang bộ, thậm chí chạy cả vào nhà vệ sinh khi bị cánh phóng viên “truy đuổi” ai cũng hiểu được rằng, vì không muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên báo và mạng xã hội nên ông mới làm thế. Khi đọc những dòng tâm sự của vợ ông Linh được đăng tải trên mạng xã hội tôi thấy được rằng, sau khi ông Linh bị khởi tố, các báo, mạng xã hội tràn lan thông tin về ông Linh, gia đình, vợ con ông rõ ràng đã có những ngày tháng tồi tệ. Áp lực dư luận, áp lực gia đình, làng xóm rõ ràng quá lớn đối với họ. Chẳng những vậy mà dù có nhà, vợ con ông Linh vẫn không dám về nhà để ở mà phải đi nơi khác chỉ vì sức ép dư luận là quá lớn.

Vẫn biết rằng, báo chí có nhiệm vụ đưa tin đến với độc giả một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, đưa tin thế nào, đưa tin làm sao cho khách quan, cho nhân văn rõ ràng là vấn đề không phải nhà báo, phóng viên nào cũng đã rõ. Một số anh chị phóng viên đang cho mình cái quyền vượt lên trên một nhà báo, chẳng nhẽ họ có quyền truy đuổi ông Linh, ốp sát ống kính vào mặt ông để chụp ảnh như vậy? Với tôi đó là việc làm phản cảm và không có tính nhân văn.

Luật pháp dù sao vẫn luôn có sự khoan hồng, tạo cho người ta một cơ hội để làm lại cuộc đời. Trong cuộc sống, cha mẹ chúng ta cũng đã dạy, đừng nên dồn ép ai đó đến con đường cùng mà hãy tạo cho họ một cơ hội để họ sửa sai, để làm lại cuộc đời. Luật pháp không chỉ là răn đe, nghiêm trị mà còn có tính giáo dục. Hãy đừng làm những chuyện phản cảm, thiếu nhân văn như vậy bởi những việc làm đó vô tình đang dồn ép con người ta tới con đường cùng.

                                                                           Việt Nguyễn

Read more…

Tuyệt thực trong tù để làm gì?

tháng 6 26, 2019 |


Lâu nay, có bao giờ bạn tự hỏi rằng các tù nhân vì sao lại chọn sự phản kháng ở trong tù bằng cách “tuyệt thực: để làm gì nhỉ? Bởi lẽ dạo gần đây, liên tiếp các vụ tuyên bố tuyệt thực đến chết ở trong các trại giam để phản đối sự ngược đãi. Nhưng thực hư chuyện tuyệt thực này ra sao?

Câu chuyện “tuyệt thực” xưa nay không phải là hiếm ở Việt Nam, đặc biệt thời gian qua, tần suất các tù nhân tiến hành tuyệt thực ngày càng tăng. Chúng ta vừa mới biết thông tin về vụ Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thái Bình, Lê Đức Động tuyệt thực 2 tuần nhằm phản đối vụ kỷ luật Nguyễn Văn Hóa không minh bạch và vi phạm pháp luật. Thì mới đây, thêm một “anh hào” nữa lại tiếp tục tấu bản “anh hùng ca” mang tên “tuyệt thực”; đó chính là Trương Minh Đức, hiện đang chấp hành án ở Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Thông tin được các trang lề trái đăng tải, Đức đã tuyệt thực 10 ngày để đòi hỏi nhà tù phải cấp quạt điện cho mình.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của Trương Minh Đức [http://bit.ly/2WVIof1], chia sẻ về tình cảnh hiện tại ở chốn lao tù của Trương Minh Đức là khốn cùng vì bị ngược đãi. Nào là “Anh Đức nói em về kêu gọi nhờ mọi người và em làm đơn lên Bộ Công An, lên các cơ quan nhân quyền, các Đại sứ Quán trong và ngoài nước… gấp. Bây giờ các anh em trong này toàn là lớn tuổi, bệnh nhiều mà nắng nóng khắc nghiệt thế này, quạt điện thì không có, số anh em bị huyết áp tim mạch, dễ chết bất cứ lúc nào…”

Đúng là nghe mà ứa hết nước mắt. Ở bên ngoài, đám rận cuội nháo nhào kêu ca rằng thực ra tù nhân chính trị là những người yêu nước, dám nói lên sự thật để bảo vệ công lý và họ đã bị nhóm cầm quyền u muội gán ghép những tội trạng với mục tiêu duy nhất là để khủng bố. Phía sau những song sắt, khi không còn ai quan sát, những trò tiểu nhân nhất được áp dụng nhằm khủng bố tinh thần tù nhân. Mục đích là làm suy kiệt thể xác tù nhân để trả thù và để duy trì quyền lực độc tôn của lãnh đạo.

Thật trơ trẽn. Bởi lẽ, chúng ta biết rằng, những người vi phạm pháp luật, chấp hành án trong các trại giam là để cách ly họ với xã hội và cố gắng để giáo dục, cải tạo họ trở thành người tốt hơn, không gây nguy hại cho xã hội hay nói cách khác là tước bỏ quyền tự do của công dân nhằm răn đe, giáo dục và cách ly tội phạm với xã hội. Các vị ấy đã được ăn cơm nhà nước miễn phí (nói theo cách dân gian ta hay nói về những người đang ở trong trại) rồi lại còn bày đặt “tuyệt thực”. Mục đích mỗi người mỗi khác nhau, tuy nhiên có thể thấy cái chung nhất của mô tuýp “tuyệt thực” là để chỉ để các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam lợi dụng can thiệp, tuyên truyền chống phá.

Cũng thấy làm lạ với cái mốt “tuyệt thực” này thật. Những kẻ tự nhận là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tự nhận là những kẻ yêu nước. Ngoài xã hội thì quậy phá theo kiểu cắn càn chửi bới chế độ, trong trại thì dở trò vu khống cán bộ, tuyệt thực các kiểu… Thử hỏi những người lớn tuổi, nhiều bệnh, bị huyết áp tim mạch, dễ chết bất cứ lúc nào như Trương Minh Đức nếu “tuyệt thực” thật thì họ có đủ sức khỏe để mà sống qua được 10 ngày liền hay không?

Rận cuội cũng thật là lạ. Họ lấy sức khỏe và tính mạng của mình để làm trò đùa, trò mua vui cho những kẻ ở bên ngoài. Họ lấy cái chết để đổi lấy cái gì đây? Hay chỉ để đổi lấy cái danh hão, một ít tiền từ đám bên ngoài hay sự chú ý từ các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam mà những tù nhân trong trại đã tìm mọi cách để PR bản thân, đấu tranh cho một thứ phi nghĩa (đòi thay đổi chế độ).

Chúng ta thấy Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, v.v. đều đã phải dùng đến mạng sống để đòi yêu sách – phải tuyệt thực nhưng xin hỏi đã ai trong số này chết vì tuyệt thực hay chưa nhỉ? Hay  việc họ “tuyệt thực” chỉ là chiêu bài đưa ra để mặc cả, đòi yêu sách mà thôi, để nhằm vào tuyên truyền, chống đối chế độ mà thôi.

Chẳng ai còn xa lạ gì với mấy chiêu trò “tuyệt thực” với môt tuýp cũ rích này nữa và cũng chẳng ai tin cái trò “tuyệt thực” của đám rận cuội kia. Nếu thực sự muốn cho cuộc sống này tốt lên, được xã hội ghi nhận thay vì hành động ngu ngốc “tuyệt thực” cho đến chết, thì hãy chấp hành pháp luật, sống thật có ích, tham gia vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước ngày một giàu đẹp.

Mượn câu nói của Napoleon: “thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà vì những sự yên lặng của những người tốt”. Chính vì thế, xã hội cần lên tiếng để cho những kẻ ấu trĩ nghĩ rằng “tuyệt thực” cho xã hội tươi sáng kia phải cứng họng lại và suy nghĩ cho kỹ xem họ “tuyệt thực” để làm gì trước khi tiến hành “tuyệt thực”.

                                                                                                            Cỏ Úa

Read more…

Nhận diện thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội hiện nay (tiếp theo)

tháng 6 26, 2019 |
Ảnh minh họa


Không chỉ thiết lập các website, blog, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng Internet; thiết lập tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook, Youtube), để tán phát thông tin xấu, độc hại các đối tượng còn sử dụng một số thủ đoạn như:

- Tạo lập các trang mạng cá nhân, trang tin tổng hợp đã chuyển quyền quản trị cho đối tượng ở nước ngoài hoặc thông qua trang mạng trung gian để liên lạc, đăng tải các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật. Thiết lập trang mạng mạo danh tổ chức, cá nhân, nhất là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng nhất định trong xã hội đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm tạo ra hình ảnh méo mó về đất nước và con người Việt Nam, về các tổ chức và cá nhân. Điển hình như, tháng 6/2018, trên mạng xã hội xuất hiện facebook giả mạo nhà báo Lại Văn Sâm. Ngày 04/6/2018, tài khoản facebook này đăng tải ý kiến phản đối dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, trong đó có nội dung phản đối việc cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Chỉ ít giờ sau khi đăng tải, ý kiến trên đã thu hút sự chú ý của dư luận với 30.000 lượt like (thích) và 60.000 lượt share (chia sẻ) vì nhiều người lầm tưởng đây là ý kiến của nhà báo Lại Văn Sâm.

- Sử dụng các diễn đàn (Paltalk, Skype, Zalo, Viber, Gotometting…) để tán phát thông tin xấu, độc hại. Các đối tượng đã mở các diễn đàn trên Paltalk hoặc Skype, Zalo hoặc lập các “nhóm kín” để tổ chức những buổi hội luận, hội thảo trực tuyến, phỏng vấn các đối tượng chống đối trong nước để vừa thu thập thông tin vừa kích động tư tưởng chống đối, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, kích động các hoạt động “xuống đường” đấu tranh “bất bạo động” ở Việt Nam, kích động tẩy chay bầu cử Quốc hội… Mặt khác, đối tượng còn lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước đối với việc cấp tên miền quốc gia, việc kiểm duyệt thông tin của trang thông tin điện tử, giải trí trong nước để tải các file âm thanh, hình ảnh có nội dung xấu lên các trang mạng chính thống trong nước. Điển hình là các trang mạng như “Thiếu sinh quân”, “Trương Duy Nhất”, “Kinh tế biển”, “Quê choa”…

Bên cạnh đó, chúng còn lợi dụng tính năng cho phép người dùng tải nội dung, bình luận nhưng không kiểm duyệt của một số trang thông tin điện tử, giải trí trong nước để tải các file âm thanh, hình ảnh, bình luận có nội dung xấu lên các trang mạng này. Thời gian qua, chúng đã thực hiện thành công thủ đoạn này đối với một số trang mạng giải trí nổi tiếng, có số lượng truy cập lớn như nghenhac.info, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, nhacso.net… Đặc biệt, các đối tượng còn khai thác những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống thông tin để đăng tải thông tin có nội dung xấu. Điển hình là vụ việc xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 29/7/2016 khi đối tượng sử dụng điện thoại thông minh kết nối với ti vi thông minh qua mạng wifi miễn phí tại sân bay để mở ứng dụng Youtube được cài sẵn và cho hiển thị thông tin, hình ảnh tĩnh có nội dung xấu.

­
- Triệt để khai thác ưu thế của các ứng dụng tin nhắn miễn phí (Over The Top - OTT) trên các dịch vụ Internet (Email, Facebook, Zalo, Viber…) để nhắn tin kích động biểu tình, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thực tế trong thời gian qua, nhiều tổ chức phản động lưu vong đã mở các chiến dịch thu thập hộp thư điện tử, số fax trong nước để gửi thư ngỏ, tài liệu phản động, kêu gọi xuống đường biểu tình trái pháp luật. Đặc biệt, hiện nay nạn lừa đảo trực tuyến, nhất là lừa đảo trên mạng xã hội và qua tin nhắn diễn ra rất phổ biến. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2018 Việt Nam phát hiện 135.190 cuộc tấn công mạng (tăng gấp 3 lần so với năm 2017), trong đó có 10.276 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 45.135 cuộc tấn công cài phần mềm độc hại (Malware) [20]. Ba tháng đầu năm 2019, phát hiện 6.303 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam, bao gồm 1.522 cuộc tấn công lừa đảo, 3.792 cuộc tấn công cài đặt phần mềm độc hại và 989 cuộc tấn công thay đổi giao diện.

Thủ đoạn của đối tượng là đưa thông tin về các giải thưởng, sự kiện cho người dùng, các tin liên quan đến các vấn đề “nóng” trong xã hội tại thời điểm hiện tại qua email, qua SMS, qua tin nhắn Facebook, Zalo… sau đó yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản truy cập; gửi các tập tin đính kèm liên quan đến công việc, tuyển dụng hay các thông tin về lĩnh vực mà người dùng quan tâm; gửi một tập tin HTML với dạng trang đăng nhập thanh toán, ngân hàng, trang web nổi tiếng; gửi thư với những lời chào hỏi, làm quen chung mà không cụ thể tới đối tượng; gửi thư chứa nhiều thông tin bôi đậm bất thường nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.

Cùng với việc lừa đảo qua các dịch vụ tin nhắn, việc tán phát thông tin lừa đảo qua điện thoại cũng diễn ra phổ biến ở nước ta thời gian qua. Thủ đoạn của đối tượng là: Một là, nhắn tin lừa gạt bằng cách nói người dùng phạm tội. Người dùng sẽ nhận được tin nhắn, email với nội dung đang bị điều tra về một tội nào đó và yêu cầu người dùng chuyển một số tiền nhất định vào tài khoản ngân hàng hoặc cầm tiền đến nộp tại một nơi không rõ để làm bằng chứng. Hai là, bạn nước ngoài tặng quà nhưng bị hải quan giữ tiền, giả danh là nhân viên chuyển phát của bưu điện trực tiếp gọi điện yêu cầu chuyển tiền phí vào tài khoản ngân hàng để nhận hàng. Ba là, nhắn tin người dùng trúng thưởng. Bốn là, nhắn tin qua mạng xã hội Facebook, Zalo… để mua hàng, sau đó gửi đường link, yêu cầu bị hại điền các thông tin vào đường link để nhận tiền. Sau khi truy cập vào đường link, tiền trong tài khoản của bị hại sẽ tự động chuyển sang tiền của đối tượng.

(Hết)                                                                              
                                                                                    Việt Nguyễn

Read more…

Nhận diện thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội hiện nay

tháng 6 25, 2019 |
Ảnh minh họa


Thời gian qua, lợi dụng sự tiện ích của mạng xã hội, các đối tượng xấu, những phần tử chống Nhà nước đã không ngừng sử dụng đa dạng các thủ đoạn khác nhau để tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm gây mất ổn định, hỗn loạn về tư tưởng, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, tán phát các thông tin trái với thuần phong, mỹ tục, đạo đức, văn hóa, thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy, việc nhận diện các thông tin này, từ đó giúp người dùng mạng xã hội nâng cao cảnh giác phát hiện, “miễn dịch” với các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng hiện nay.

Bài viết này xin được khái quát một số thủ đoạn phổ biến hiện nay đang được các đối tượng xấu, phần tử chống Nhà nước sử dụng để tán phát thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội.

- Một là, thiết lập các website, blog, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng Internet đăng tải các thông tin xấu, độc hại. Để thuận lợi trong việc thiết lập các website, blog, cũng như dễ dàng đăng tải các thông tin xấu, độc hại, các đối tượng thường tìm cách: Thiết lập các website, blog ở nước ngoài, thuê nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đăng ký tên miền của nước ngoài; tạo lập các website, blog với tên giả, địa chỉ giả hoặc mạo danh cá nhân, tổ chức để tán phát thông tin xấu, độc hại (sử dụng tên giả, địa chỉ giả, lập ra các website, blog mạo danh các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, ngân hàng; mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người nổi tiếng; mạo danh các báo điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức...); thiết lập các website, blog dưới dạng “báo”, “tạp chí”, “tập san” trên Internet để tán phát thông tin xấu, độc hại (tiêu biểu như tập san “Tổ Quốc”, bán nguyệt san “Tự do ngôn luận”, tập san “Tự do dân chủ” và báo “Sinh viên yêu nước”...); thiết lập hoặc tham gia các website, “diễn đàn”, “câu lạc bộ”, hội nhóm trên mạng Internet, tổ chức hội nghị, hội thảo, xét tặng các giải thưởng… để trao đổi và chia sẻ những thông tin xấu, độc hại với nhau hoặc thông qua các diễn đàn, hội nhóm này để dẫn dắt người đọc vào trang web, blog có nội dung thông tin xấu, độc hại.

- Hai là, thiết lập tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook, Youtube) để tán phát tin, bài viết, video, bình luận có nội dung xuyên tạc, sai trái, thù địch, lừa đảo. Không chỉ thiết lập các website, blog mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng Internet các đối tượng còn triệt để khai thác các tính năng, tiện ích của mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtobe…) để thiết lập các tài khoản mạng xã hội nhằm tán phát tin, bài viết, video, bình luận có nội dung xuyên tạc, sai trái, thù địch, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của chúng thường là:

Sử dụng, khai thác tính năng chia sẻ, biểu cảm, tạo nhóm, tương tác trực tuyến (livestream) trên mạng xã hội Facebook, Youtube để tán phát thông tin xấu, độc hại. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, các đối tượng đã thiết lập nhiều chuyên trang, các kênh truyền hình trực tuyến; tổ chức lấy ý kiến trên mạng thông qua các phần mềm chuyên dụng; tán phát các “thư ngỏ”, “đơn kiến nghị”, “đơn tố cáo” nặc danh, mạo danh; sử dụng SIM rác, dịch vụ nhắn tin, chiếm đoạt tài khoản trực tuyến của các thuê bao di động để tán phát thông tin xấu, độc hại đến các đồng chí lãnh đạo cấp cao; sử dụng điện thoại smartphone, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, sau đó sử dụng mạng wifi không dây, mạng 3G, 4G truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ thực địa, nhất là tại các địa điểm đang diễn ra tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự nhằm tác động nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp các thông tin sai trái, thù địch.

Lợi dụng các trang mạng lớn như Facebook, Google, Youtobe… làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên để đăng tải các thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tạo ra hiệu ứng đám đông, từ đó người dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối hoặc những người không có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực. Giả mạo tài khoản, xây dựng hàng loạt các mạng lưới tài khoản, trong đó có một số tài khoản chính thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một số nội dung, lĩnh vực nhất định và sử dụng hàng trăm tài khoản vệ tinh (thực chất là tài khoản ảo, có chung một chủ tài khoản) thực hiện nhiệm vụ chia sẻ trong các nhóm diễn đàn phản động hoặc các trạng xã hội có lượng thành viên lớn.

Mạo danh các cơ quan, tổ chức, các đồng chí lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng đến cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân như kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối an ninh, trật tự; tuyên truyền các thông tin sai lệch, không đúng sự thật, hướng lái dư luận; lừa đảo, đánh cắp thông tin... Với thủ đoạn này, các đối tượng tìm cách tận dụng tối đa những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng lên các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, trên Facebook nói riêng để “chia sẻ”, tán phát các thông tin xấu, độc hại, xuyên tạc, bịa đặt.

Tạo lập, giả kết bạn làm quen hoặc tấn công, đánh cắp tài khoản mạng xã hội (Facebook) của người dùng, mạo nhận người thân để đăng tải các thông tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của đối tượng là tạo lập, giả kết bạn làm quen qua mạng xã hội hoặc “hack” tài khoản mạng xã hội của người dùng, mạo nhận người thân và yêu cầu cho mượn tài khoản ngân hàng, nạp tiền, mua thẻ cào… Đối tượng sẽ gửi cho người dùng đường link yêu cầu khai theo chỉ dẫn để chúng lấy cắp thông tin cá nhân, lấy cắp mã OTP của ngân hàng... Vì mất cảnh giác và nghĩ rằng người thân đang gặp khó khăn, cần giúp đỡ nên đã làm theo yêu cầu của đối tượng dẫn đến bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản.

(Còn nữa)                                                                             
                                                                                    Việt Nguyễn

Read more…

Hà Nội với sứ mệnh thúc đẩy phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

tháng 6 25, 2019 |


Hôm nay 25/6, tại tỉnh Hưng Yên, sẽ chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhân sự kiện này chúng ta cùng điểm lại vai trò của thành phố Hà Nội trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thủ đô Hà Nội là đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã xác định vùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả nước; là địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế, thực sự trở thành hạt nhân phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN và trên trường quốc tế.

Quyết định này đặt mục tiêu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược, thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đồng thời, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh, trật tự và an toàn xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và là đầu mối kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Cầu Nhật Tân (Hà Nội) - Điểm nhấn diện mạo đô thị cho Thủ đô

Đóng góp vào thành tích, kết quả Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có một phần lớn vai trò của đầu tàu TP Nà Nội. Từ năm 2016 đến nay, kinh tế của Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, có đóng góp tích cực trong tăng trưởng của Vùng và cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, cách tính mới) bình quân 3 năm 2016-2018 tăng 7,19%, cao hơn trung bình giai đoạn 2011-2015 (6,74%) và cả nước (6,7%); dự kiến 5 năm 2016-2020 đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16 đề ra.

Mô hình tăng trưởng chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng chiều sâu, năng suất và hiệu quả. Mức độ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được cải thiện so với giai đoạn trước. Tính chung giai đoạn 2016-2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP đạt 51,9% (cao hơn so với giai đoạn trước là 31,2%), đóng góp của vốn là 44,6% và của lao động là 3,6%.

Huy động được nguồn lực lớn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2018 đạt 927,88 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 36,4% GRDP (cách tính mới), chủ yếu tập trung trong các ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng (khoảng 98%).

Quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển. An sinh xã hội được đảm bảo; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.

Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ cương hành chính được tăng cường. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) giữ vững vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI xếp thứ 09/63. Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền (SIPAS) tăng 16 bậc. Đã trình và được Bộ Chính trị thông qua Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; Công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đặc biệt, vừa qua, Hà Nội đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai; chuẩn bị kỷ niệm 20 năm được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” và quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp là động lực để đạt được những kết quả trên. Qua đó, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò động lực phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ và ngày càng đóng góp quan trọng đối với kinh tế của cả nước. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, với đầu tàu TP Hà Nội sẽ đưa Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành “con rồng” của châu Á.

                                                                                                             Ngọc Lan

Read more…

“Quốc nội quật khởi” và cái kết cho những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

tháng 6 24, 2019 |
Nguyen Michael Phuong Minh được đưa đến Tòa


Ngày 24/6, TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyen Michael Phuong Minh (55 tuổi, quốc tịch Mỹ), Trần Long Phi (21 tuổi, quê Đồng Nai) và Huỳnh Đức Thanh Bình (23 tuổi, sinh viên Trường đại học Kinh tế tài chính) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Bị cáo Huỳnh Đức Thịnh (SN 1952, là cha của bị cáo Huỳnh Đức Thanh Bình) bị xét xử về tội “Không tố giác tội phạm”.

Theo cáo trạng, do có tư tưởng bất mãn, chống lại Nhà nước Việt Nam nên từ đầu năm 2017, Nguyen Michael Phuong Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi, Lê Quốc Phong cùng một số đối tượng khác đã cấu kết cùng nhau thành lập, tham gia tổ chức “Quốc nội quật khởi” cùng trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức tuyên truyền, tài trợ tài chính nhằm lập kế hoạch mua vũ khí và lôi kéo người tham gia biểu tình, chiếm trụ sở chính quyền tại TP.HCM và Hà Nội, gây bạo loạn tiến tới nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Để thực hiện ý đồ này, Lê Quốc Phong đã lập nhóm “S.A.U” (“hành động đặc biệt”; “ám sát bí mật”), soạn thảo các tài liệu “Tổ quốc là trên hết”, kế hoạch “action Project”, kế hoạch “biểu tình kết hợp với kẹt xe” và bản “Tuyên ngôn của Quốc nội quật khởi” lấy ý kiến đóng góp của Phuong Minh, Bình và Phi để hoàn chỉnh thực hiện. Phong thay mặt nhóm nhận từ Phuong Minh khoảng 2.000 USD từ Nguyen Van Be Hai để làm kinh phí và mua vũ khí cho tổ chức hoạt động.

Phuong Minh đã 2 lần nhập cảnh vào Việt Nam (tháng 8/2017 và tháng 3/2018) gặp Huỳnh Đức Thanh Bình nhằm trao đổi, bàn bạc kế hoạch. Ngoài ra, các đối tượng thường trao đổi qua mạng xã hội, email… Nhờ sự móc nối của Bình, Phuong Minh gặp Phong ở Thành phố Hồ Chí Minh và gặp Phi ở Thái Lan. Ngày 28/6/2018, Phuong Minh tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam để bàn bạc thống nhất kế hoạch mua sắm vũ khí.

Tối 30/6/2018, các đối tượng gặp nhau tại nhà Nguyễn Đức Thịnh ở Đồng Nai để bàn bạc, phân công Bình, Phi chuẩn bị truyền đơn, bom xăng, ná bắn đá để tấn công lực lượng công an và trụ sở cơ quan nhà nước.

Đồng thời, ba đối tượng đe dọa gây nổ tại phường, khu phố để gây hoang mang cho người dân, chống trả lực lượng chức năng. Ngoài ra, Long và Phi có trách nhiệm tìm hiểu giá vũ khí bán ở Thái Lan; chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian lẩn trốn.

Ngày 3/7/2018, Phuong Minh, Bình và Phi đến Khánh Hòa và Huế để lôi kéo một số đối tượng tham gia cuộc biểu tình. Ngày 7/7/2018, các đối tượng đang trên đường về lại TP.HCM thì bị Công an TP.HCM mời làm việc và bị bắt sau đó.

Tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tồn tại vững mạnh của chính quyền nhân dân và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần thiết phải có mức án tương xứng. Căn cứ vào những chứng cứ thu thập được, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyen Michael Phuong Minh mức án 12 năm tù giam và trục xuất khỏi Việt Nam ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Huỳnh Đức Thanh Bình bị tuyên phạt mức án 10 năm tù; Trần Long Phi bị tuyên phạt 8 năm tù giam. Bị cáo Huỳnh Đức Thịnh bị tuyên phạt 1 năm tù giam.

Liên quan tới vụ án trên, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2019, Thượng nghị sĩ Mỹ Patrick Leahy đã nêu vụ công dân Mỹ Nguyen Michael Phuong Minh bị bắt giữ với chính quyền Việt Nam. Trước đó, vào tháng 10/2018, 21 dân biểu Mỹ đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu gây áp lực phía Việt Nam nhằm trả tự do cho Nguyen Michael Phuong Minh. Tuy nhiên, tất cả các áp lực ngoại giao đều không thể lay chuyển tinh thần thượng tôn pháp luật của Việt Nam. Việc Nguyen Michael Phuong Minh vẫn bị tuyên phạt 12 năm tù giam và sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam sau khi chấp hành xong án phạt tù cho thấy thái độ cương quyết, cứng rắn của TAND TP.HCM trước các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, dù người đó là ai.

Cái gọi là “Quốc nội quật khởi” cuối cùng cũng đã được làm sáng tỏ. Đây thực chất là một tổ chức phản động được lập ra với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam. Những kẻ cầm đầu của “Quốc nội quật khởi” như Nguyen Michael Phuong Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi đã phải nhận những cái giá đắt bằng bản án tù. Đó là cái giá đắt mà những kẻ chống phá Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như Nguyen Michael Phuong Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi phải trả cho những tội lỗi của mình.

                                                                           Việt Nguyễn

Read more…

Những kẻ không muốn đất nước phát triển

tháng 6 24, 2019 |


Một đặc điểm của các đối tượng cực đoan, chống đối, đám rận chủ trong và ngoài nước đó là luôn tìm mọi cách phá hoại, cản trở sự phát triển của đất nước, phủ nhận mọi thành quả cách mạng được các thế hệ cha, anh dày công thực hiện. Đặc biệt, các đối tượng này luôn mong muốn đất nước tụt hậu, chậm phát triển để có cái lý do “vật vã” bám víu viết bài xuyên tạc, tuyên truyền và đổ mọi lỗi lầm cho Đảng, Nhà nước, qua đó làm suy giảm uy tín của Đảng và gieo rắc các tâm lý tiêu cực nhằm làm mất niềm tin của cán bộ, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng.  
Điển hình như trường hợp của Nguyễn Văn Đài – một kẻ “ăn tục, nói láo” thường xuyên dùng miệng lưỡi diều hâu, dùng đầu óc bị nhồi sọ bởi tư tưởng cực đoan, phản động để viết bài bôi xấu hình ảnh của đất nước. Các bài viết của đối tượng này được đăng tải trên trang facebook cá nhân và nhất là trang fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam. Nguy hiểm hơn khi những bài viết như vậy tác động tới nhận thức của một bộ phận thế hệ trẻ, đặc biệt là cộng đồng bà con Việt Kiều ở Hải ngoại có thể tạo nên cách nhìn méo mó về đất nước và con người Việt Nam.

Nguyễn Văn Đài
Trong bài viết với tiêu đề “Tại sao người Việt yêu nước không nên mua xe do Vinfast sản xuất”, Nguyễn Văn Đài đã thể hiện rõ bản chất “mất dạy” và sự ấu trĩ của một kẻ thần kinh chính trị. Điều này càng lộ rõ bộ mặt của đám ăn bám, bợ đít phương Tây của y. Bản thân Đài cũng như những kẻ chống phá khác, đều chưa làm được gì cho đất nước, dù chỉ đóng một đồng thuế nhưng luôn miệng nói điều càn dở chê bai đủ điều nhằm phủ nhận mọi thành quả của sự đổi mới đất nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh, trong khi các doanh nghiệp từ bé đến lớn lao động miệt mài trong bối cảnh đua chen của hội nhập thì những phần tử phá hoại, phản động như Nguyễn Văn Đài lại luôn tìm mọi thứ để chọc ngoáy.
Bài viết sặc mùi chống phá của Nguyễn Văn Đài
Các tập đoàn lớn như của ông Nhật Vượng đã và đang góp phần làm đổi thay bộ mặt của đất nước. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp như vậy thực sự có ý nghĩa quan trọng làm bước đà để cho thấy tầm cỡ của các doanh nhân đủ sức cạnh tranh với các ông lớn trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để các cá nhân khởi nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, cùng với các doanh nghiệp Nhà nước làm cho đất nước càng ngày càng giàu mạnh.

http://www.bantindanchu.com/2019/06/nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet.html

Nhưng đám phản loạn như Nguyễn Văn Đài và đồng đảng lại luôn muốn điều ngược lại. Họ không muốn thấy một Việt Nam hùng cường đi lên bằng đôi chân mà chỉ muốn kiểu ăn bám, nhận sự nuôi dưỡng của các nước lớn giống như đám công tự VNCH trước đây. Lòng kiêu hãnh và lòng tự tôn dân tộc trong những con người này dường như đã rơi vào trạng thái “âm vô cực” nên não bộ cũng họ đã phản ánh đúng bản chất điều này.
Để chứng minh cho lập luận của mình, y còn giở thói ghen ăn tức ở khi cho rằng thành công của ông Phạm Nhật Vượng chính là nhờ sự chống lưng của giới quan chức, đồng thời không quyên dùng những lời lẽ của kẻ tiểu nhân để nguyền rủa tập đoàn Vingroup bằng một câu hết sức ấu trĩ: “Vinfast chế, Vingroup cũng chết theo và chế độ cộng sản cũng phải lung lay…”.
Dư luận ném gạch đá vào bài viết của Đài
Nghe những lời này của Nguyễn Văn Đài khiến chúng ta thật yên tâm khi tổ chức chống phá Nhà nước ở bên ngoài sở hữu những kẻ hèn – yếu như Đài thì đừng mong làm lung lay chứ đừng nói lật đổ chế độ. Xin bàn một vấn đề ngoài lề ở một góc độ khách quan, thử hỏi rằng nếu như ông Vượng có quan hệ thân thiết với các giới lãnh đạo từ trung ương đến địa phương thì vừa qua tỷ phú Phạm Nhật Vũ là em trai ông vượng bị bắt liên quan đến sai phạm trong thương vụ AVG đã nói lên điều gì? Nếu ông Vượng giỏi đến mức thâu tóm được quyền lực chính trị thì chẳng lẽ để em trai mình vào tù hay sao.
Nguyễn Văn Đài càng nói càng thể hiện rõ cái “ngờ u…” của mình.
Như đã phân tích ở trên, đây là đặc điểm chung của đám rận chủ và số đối tượng chống đối cực đoan trong và ngoài nước. Chủ đích của họ là để phá hoại đất nước, nhưng gần đây cho thấy lý sự cùn của đám rận chủ này càng cho thấy sự bế tắc trong các hoạt động chống phá. Cho nên, cũng cám ơn những bài viết như vậy càng khiến cho dư luận cười chê bộ mặt xấu xa của họ.
Mã Phi Long

Read more…

Người Việt Nam ưu tiền dùng hàng Việt Nam

tháng 6 24, 2019 |

Thời buổi kinh tế thị trường luôn đem lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn, nhưng để chọn được sản phẩm tối ưu nhất còn tùy thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Cho nên, ở Việt Nam, lựa chọn theo tâm lý đám đông đã trở thành thói quen khó tử bỏ của nhiều người và xu hướng sính hoàng ngoại lại càng phổ biến. Cho nên, bao nhiêu sản phẩm Việt Nam ra đời là bấy nhiêu sự hẹp hòi, ném đá của không ít người Việt:
Bkav sau khi ra mắt Bphone đã bị soi mói từng chân lông kẽ tóc theo kiểu “bới lông tìm vết” để tìm cho ra những “khuyết tật” của nó, bị cư dân mạng vùi dập không thương tiếc, chê bai chất lượng sản phẩm đủ điều; thời điểm VinFast ra mắt 2 mẫu xe đầu tiên, không ít người dè bỉu cho rằng “chẳng ai dại gì đi chọn xe Việt Nam. Làm sao chọi lại được với Toyota, BMW”…
Liệu có ở một đất nước nào khác mà một sản phẩm do người nước đó làm ra lại bị chính những người dân nước mình vùi dập lên bờ xuống ruộng như vậy hay không? Nghĩ mà buồn.
Đặt chân tới Hàn Quốc, đâu đâu cũng thấy hình ảnh của Samsung, Huyndai; tất cả phim Hàn Quốc chúng ta xem từ nhân vật giàu có đến nghèo khó đều dùng sản phẩm của nước họ; Nhật Bản thì những chiếc ô tô Toyota, Honda chạy đầy đường, người dân dùng hàng điện tử Sony do chính họ sản xuất, làm ra.
Hãy nhìn đất nước người ta mà xem, mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút thì đã sao nào?
Muốn trở thành một dân tộc lớn thì mỗi cá nhân phải nghĩ lớn.
Tài năng thì làm chủ, ít tài hơn thì ủng hộ người chủ đó bằng cách tiêu thụ sản phẩm của họ sản xuất ra.
Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm “nhem nhuốc” của thời mới khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà làm ra những sản phẩm tinh xảo sau này?
Chịu biết bao búa rìu, ném đá từ dư luận không thương tiếc như thế, ấy vậy mà dõi theo những hành động của vị tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới biết ông dành tâm huyết, nhiệt huyết để thay đổi đất nước này như thế nào.
Khi người Việt chi bộn tiền mua bất động sản ở nước ngoài, làn sóng di cư báo động thì những khu đô thị quy mô, tầm cỡ của Vingroup mọc lên, đẹp chẳng kém gì Singapore hay Hong Kong; Toà nhà Landmark 81 đã sừng sững mọc lên giữa trời Sài Gòn và đã ghi dấu trở thành toà tháp cao thứ 8 trên thế giới; Nhà máy sản xuất ô tô VinFast chỉ mất 650 ngày để hoàn thành…
Hãy nhìn xem, Đặng Lê Nguyên Vũ, cuộc đời, sự nghiệp và triết lý của ông với khát vọng quốc gia, khát vọng toàn cầu rất lớn khi ông bày binh bố trận diện rộng khởi nghiệp kiến quốc đường dài ra sao.
Phạm Nhật Vượng và Đặng Lê Nguyên Vũ
Mới đây, phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ rằng: “Doanh nghiệp Việt Nam phải có khát vọng cùng dân tộc với niềm tự hào sâu sắc về tiềm năng con người Việt Nam. Phải dám nghĩ, dám làm, phải có tinh thần cách mạng dấn thân, nói phải đi đôi với làm, làm thì phải khẩn trương, làm đến nơi đến chốn”.
Người Việt Nam đã từng làm nên nỏ thần thời An Dương Vương hàng ngàn năm về trước; đã từng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; đã từng xây dựng đường Trường Sơn huyền thoại để mở đường cho chiến dịch đại thắng mùa xuân 1975…
Và bây giờ những tỷ phú mang trọng trách gánh vác nền kinh tế như Phạm Nhật Vượng (VinGroup), Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), Lê Viết Lam (SunGroup), Trần Đình Long (Hòa Phát), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát)… hôm nay phần nào mang hình ảnh của những chiến binh năm xưa, nếu như không có khát vọng, lý tưởng phụng sự, tinh thần, bản lĩnh đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nguồn: VPCP


Read more…

Đối thoại cởi mở luôn là giải pháp tối ưu

tháng 6 24, 2019 |

Để tránh những căng thẳng liên quan đến việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai có thể tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động tương tự như sự việc tại 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng trước đây, giữa chính quyền các cấp và các bên liên quan lựa chọn giải pháp đối thoại cởi mở, làm rõ những khúc mắc trên cơ sở pháp lý sẽ là cách ưu việt nhất.
Do đó, liên quan việc nhà thờ Thái Hà có đơn kiến nghị gày 20/6/2019 về việc UBND Phường Quang Trung tự ý phá dỡ ngôi nhà trụ sở Ban Bảo Vệ toạ lạc trên phần đất thuộc quyền sở hữu của nhà Dòng Chúa Cứu Thế, đối diện Nhà Thờ Thái Hà, để xây ngôi nhà ba tầng kiên cố làm Trụ sở bảo vệ và nơi sinh hoạt cho các tổ dân phố ở đây. Lúc 14g30 thứ sáu, ngày 21/6/2019, theo giấy mời của ông Chủ tịch UBND phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội, đại diện tu viện DCCT Hà Nội và một số bà con giáo dân Giáo xứ Thái Hà đến UBND phường Quang Trung để làm việc theo nội dung Đơn Kiến Nghị.
Cuộc họp tại UBND phường
Tại cuộc họp không chính thức (như đề nghị của ông chủ tịch UBND Phường Quang Trung), các linh mục và bà con giáo dân đã đưa ra các ý kiến:
"- Xác nhận về nguồn gốc mảnh đất 6,2ha của Nhà Dòng và ngôi nhà từng làm Ban Bảo Vệ ở trên phần đất đó.
- Xác nhận cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích trước lúc lâm chung đã khẳng định Cha chưa từng cho, tặng, trao đổi hay bán phần đất của Nhà Dòng cho chính quyền, cho các tổ chức hay cá nhân nào.
- Việc thực hiện dự án xây nhà ba tầng cho công tác bảo vệ và làm nhà sinh hoạt cho tổ dân phố đối diện Nhà Thờ Thái Hà, chí ít cũng nên thông báo và có sự trao đổi trước, tránh sự phá dỡ đột ngột, làm giáo dân hoang mang.
- Vì quá gần nhà thờ nếu công trình nhà ba tầng này đi vào hoạt động sẽ gây phản cảm và ảnh hưởng không ít tới các sinh hoạt tôn giáo vốn đày đặc và quá tải như hiện nay.
- Kiến nghị dừng thi công".
Theo các nội dung kiến nghị có thể thấy, điều giáo xứ Thái Hà cần lúc này chỉ là "xác nhận về nguồn gốc mảnh đất 6,2ha của Nhà Dòng và ngôi nhà từng làm Ban Bảo Vệ ở trên phần đất đó" và xác nhận cố linh mục Giuse Vũ Ngọc Bích trước lúc lâm chung đã khẳng định là chưa từng cho, tặng, trao đổi hay bán phần đất của Nhà Dòng cho chính quyền, cho các tổ chức hay cá nhân nào".
Như vậy có thể thấy, căn nguyên của sự việc là do những thắc nhắc được truyền bằng miệng từ những người trong giáo xứ và họ đang muốn xác tín lời của cha cố trước lúc lâm chung. Bởi vì, trong các văn bản trả lời trước đây đối với đề nghị trả lại đất cho Tu viện Thái Hà, ngoài nhất quán diện tích trên đã được Giáo hội, tu viện bàn giao lại và sau đó giáo hội, tu viện thu về 40 triệu đồng thì còn nhắc tới chi tiết, cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích đã trực tiếp bàn giao công trình lại cho chính quyền quản lý. Cùng với cha cố Giuse Vũ Ngọc Bích, còn có linh mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương.
Đối thoại cởi mở luôn là giải pháp tối ưu
Tất nhiên, chính quyền Hà Nội luôn có đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh cha cố Giuse đã bàn giao khu đất cho đại diện chính quyền. Nghĩa là có thể chính quyền còn có cả văn bản có chữ ký tay của cha cố Giuse. Cho nên, việc chính quyền xây nhà ba tầng cho công tác bảo vệ, nghĩa là mục đích xây dựng hoàn toàn không đổi; không sử dụng khu đất vào những mục đích khác... Sự phản đối vì thế không có nhiều hiệu lực. Có chăng, chính quyền chỉ có thể yêu cầu dừng thi công vì lo ngại "Vì quá gần nhà thờ nếu công trình nhà ba tầng này đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng không ít tới các sinh hoạt tôn giáo vốn đày đặc và quá tải như hiện nay". Như vậy, qua cuộc đối thoại đó về cơ bản đã giải tỏa và làm hài lòng những uẩn khúc của vấn đề liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện liên quan.
Mã Phi Long


Read more…