|
Ông Dương Trung Quốc |
Chuyện là, sáng
24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau
của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức. Mở đầu phần tranh luận, ông Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, việc
tuyển chọn người tài cần phải học tập Bác Hồ từ khi thành lập nước. Theo vị Đại
biểu này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dùng 3 tiêu chí đơn giản, cụ thể: Hỏi bạn
học xem người ấy có giỏi không? Hỏi hàng xóm xem người ấy có hiếu lễ với cha
mẹ, hiếu đễ với anh em không? Hỏi xem người đó nếu như hoàn thành công việc
được giao phó thì là người có tài. Ông Lê Thanh Vân khẳng định, ba tiêu chí đó
là người tài mà chúng ta cần. Nhờ tiêu chí đó mà Bác Hồ đã chọn được thế hệ cán
bộ đầu tiên, đi vào lịch sử. Cũng theo Đại biểu Lê Thanh Vân, một nhân tài phải
tổng hoà, vừa là người giỏi, có tâm, chí công vô tư, có đầy đủ nhiệt huyết,
đóng góp cho tập thể, cho đất nước.
Phản biện lại ý
kiến của ông Lê Thanh Vân, “nghị” Cuốc (Dương Trung Quốc) cho rằng, "nhân
tài" nên hiểu là năng lực của mỗi con người. Người xưa có câu rất đơn giản
"dụng nhân như dụng mộc", tức là dùng người đúng người đúng chỗ. Chưa
dừng lại ở đó, ông “nghị” Cuốc còn nói rằng, “chúng ta không nên nhắc lại câu
chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây hơn 70 năm, thời đại đã thay đổi nhiều lắm
rồi, có những giá trị tư tưởng nó vẫn còn chưa phải nhìn nhận khác. Quan trọng
nhất chúng ta đánh giá con người phải thể hiện đi cùng với đó là chính sách đãi
ngộ". Ông “nghị” Cuốc còn nói thêm: "Thời Bác Hồ là thời kỳ có những
giá trị lớn hơn tiền bạc, đó là yêu nước. Cho nên phần lớn những người được Bác
dùng họ được đào tạo ở chế độ cũ nhưng sẵn sàng hy sinh tất cả giá trị vật chất
để thực hiện mục tiêu yêu nước.
Ngay sau phát biểu ông
Dương Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) đã phản
biện rằng: "Không biết các đại biểu cảm tưởng ra sao, riêng tôi rất sốc và
buồn khi nghe Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu như vậy".
Theo ông Nguyễn Quang
Tuấn, tư tưởng và cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá
trị của nó cho dù nhiều chục năm trôi qua. Đây là điều chúng ta phải làm được
như vậy. Ông Tuấn khẳng định: "Cho dù thời cuộc có thay đổi, chúng ta đã
có cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan,
nhưng chúng tôi những nhân sĩ trí thức, nhà khoa học, cán bộ viên chức đang làm
việc trong cơ quan Nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, vì
lòng yêu nước giống hệt các nhân sĩ cách đây 70 năm". Ông Tuấn cũng nói
thêm, nếu dùng tiền mua được đạo đức, dùng tiền để mua khoa học thì không có
rất nhiều nhà khoa học từ nước ngoài bỏ đồng lương rất là cao về Việt Nam xây
dựng đất nước, không có cán bộ khoa học, nhân tài đang ngồi nhận lương công
chức, viên chức trong đó họ bỏ lương rất cao của tư nhân.
Ông Tuấn đề nghị: "Tôi
rất mong Quốc hội nhìn nhận đánh giá lại phát biểu của Đại biểu Dương Trung
Quốc trong vấn đề này nếu không người dân sẽ hiểu sai cả và chúng ta đang làm
việc nhưng không có lòng yêu nước là không đúng".
Với tôi, một lần
nữa tôi thấy rằng tư duy và suy nghĩ của ông “nghị” Cuốc thực sự có vấn đề. Tôi
hoàn toàn nhất trí với quan điểm của ông Nguyễn Quang Tuấn khi cho rằng, tư
tưởng và cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị của nó
cho dù nhiều chục năm trôi qua. Nếu nói như ông “nghị” Cuốc thì có lẽ tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách tìm chọn và dùng người tài có lẽ hiện nay đã lạc hậu, không
còn phù hợp với thời cuộc. Nếu ai cũng suy nghĩ như ông “nghị” Cuốc thì có lẽ
đã đến lúc chúng ta phải xem lại có tiếp tục học tập, làm theo tấm gương, tư
tưởng, đạo đức của Bác nữa hay không?
Nếu như nói về “nhân
tài” mà chỉ nên hiểu là năng lực của mỗi con người, là dùng đúng người đúng chỗ
như ông Dương Trung Quốc thì rõ ràng đó chỉ là lối tư duy phiến diện, không đầy
đủ. Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong
tác phẩm Lã Thị Xuân Thu, ông Lã Bất Vi đã nói rằng, nếu cần vượt sông sâu,
biển lớn thì cần phải có tàu lớn, thuyền lớn. Nếu vượt dặm trường thì phải có
tuấn mã. Muốn lên nghiệp Đế vương thì cần phải dùng người có đức có tài. Còn nhà
bác học Anbe Anhxtanh có nói rằng, tôi nhận thấy chắc chắn một điều rằng không
có một thứ của cải nào trên đời này có thể đưa nhân loại tiến lên được, ngay cả
khi nó được trao vào tay những người tận tâm nhất. Chỉ có tấm gương của những
nhân cách lớn và trong sạch mới dẫn dắt con người ta đến những tư tưởng và hành
động cao quý.
Ở nước ta, các bậc
tiền nhân cũng đã để lại hậu thế những kinh nghiệm quý báu về chọn hiền tài. Vua
Lê Lợi ngay năm đầu ở ngôi đã hạ chiếu nói lời thiết tha: "Muốn thịnh trị
phải được người hiền tài”. Vua Quang Trung ngay sau khi đánh tan quân Thanh đã
giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết chiếu cầu hiền, hoặc kiên nhẫn ba lần viết
thư mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp rập cho nhà Tây Sơn. Ngày
20-11-1946, trên báo Cứu Quốc xuất hiện một bài báo dưới ký tên "Chủ tịch
Chính phủ Việt Nam - Hồ Chí Minh", viết: "Nước nhà cần phải kiến
thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không
thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến
nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay
muốn sửa điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức
điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân,
thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết".
Như vậy, nhân tài
không chỉ được hiểu là người có năng lực, là dùng đúng người đúng chỗ như tư
duy của ông Dương Trung Quốc, nhân tài ở đây cần phải được hiểu là hiền tài,
hiền năng, là người có tài có đức như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu
quan niệm nhân tài chỉ là người có năng lực thì có lẽ những tên tội phạm cũng
là nhân tài, bởi vì chúng đi ăn trộm, ăn cắp không bị phát hiện, chúng giết
người nhưng không để lại dấu vết, cùng một lúc chúng giết hại được nhiều
người...
Thật buồn cho tư
duy của một ông “Nghị”. Đã không hiểu được tư tưởng của Bác Hồ lại còn nói sai
đi tư tưởng của Người.
Việt Nguyễn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét