“Trùng
trùng quân đi như sóng
Lớp
lớp đoàn quân tiến về...
Ca
từ hào hùng trong ca khúc “Tiến về Hà Nội” của Nhạc sĩ Văn Cao từ mùa xuân 1949
lại vang vọng trong ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954. Lời ca ấy đã đi cùng năm
tháng đã nhắc chúng ta ngày hôm nay luôn nhớ về trang sử vàng hào hùng đầy máu
và hoa của dân tộc, nó nhắc ta nhớ đến chiến thắng mãi là niềm tự hào và minh
chứng cho hình ảnh đất nước Việt Nam bền bỉ, kiên cường. Vào những ngày mùa thu
tháng 10, nhân dân Thủ đô lại tưng bừng hướng về ngày giải phóng thủ đô, để nhắc
nhớ, để tri âm, để nhớ về quá khứ, nghĩ trong hiện tại và ngẫm cho tương lai.
Đã
trải qua hơn sáu thập kỉ kể từ cái ngày 10/10 định mệnh ấy. Sau thất bại thảm hại
trên chiến trường Điện Biên Phủ, quân Pháp buộc phải chấp nhận kí hiệp định
Geneve, chấp nhận rút khỏi thành phố Hà Nội của chúng ta, trong sự ê chề nhục
nhã. Đúng 8h sáng ngày 10/10/1954, các đơn vị QĐND Việt Nam tiến về từ năm cửa
ô, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hình ảnh hào hùng ấy vẫn còn nguyên
trong kí ức bao người.
Âm vang những
ngày giải phóng vẫn còn mới mẻ rạo rực, hân hoan, hào hứng
Ngày
10/10/1954 đi vào lịch sử là ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội; không chỉ mang lại
niềm phấn khởi, tự hào không xiết của người dân Thủ đô mà còn là niệm hạnh phúc
lớn lao của cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Không chỉ là thắng lợi của dân
tộc Việt Nam mà còn là chiến công của nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và
có lương tri trên toàn thế giới.
Ngày
10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù - trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng
và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn,
mở ra thời kỳ phát triển mới hết sức vẻ vang trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô
- Hà Nội. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực
dân, nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng
xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Ngay
trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng
bộ và nhân dân Thủ đô: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta.
Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình
yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.
Thực
hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, 65 năm qua, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã
ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trung tâm, trái tim, đầu não về chính trị,
văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch
quốc tế của cả nước; là tiêu biểu cho nền văn hóa mới của dân tộc; một Thủ đô hiện
đại, văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với dân tộc, đất nước.
Dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu trên mọi
lĩnh vực, đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển
chung của cả nước. Nhờ những thành tích ấy mà, Đảng và Nhà nước ta đã ba lần tặng
thưởng cho Thủ đô Hà Nội Huân chương Sao Vàng vào các năm 1994, 2004, 2010 và
danh hiệu thành phố Anh hùng vào năm 2000. Không những vậy Thủ đô của chúng ta
còn được bạn bè thế giới ca ngợi là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”;
được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” năm 1999.
Có
thể nói 65 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm
lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua
biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có.
Trong hành trình phát triển, Thủ đô Hà Nội cũng đang xây dựng hình ảnh đẹp
trong con mắt bạn bè quốc tế với tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Mọi
lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thủ đô ngày càng
được cải thiện, nâng cao, xứng tầm là trung tâm số một của cả nước.
Hoà
cùng không khí thiêng liêng và sục sôi niềm tự hào của những ngày tháng 10 lịch
sử, một sự kiện quan trọng để gắn kết chúng ta - những người đang được sống và
hưởng hạnh phúc trong một đất nước bình yên với lịch sử quá khứ, để tri ân,
trân trọng, biết ơn chân thành; và cũng là để suy ngẫm về hiện tại, hướng tới
tương lai. Tự hào về truyền thống mà cha ông đã gây dựng, chúng ta càng phải
quyết tâm giữ gìn và bảo tồn Hà Nội, giữ gìn truyền thống văn hóa và lịch sử
Tràng An, Đại La, Thăng Long - kinh đô ngàn năm văn hiến, thực hiện mục tiêu lý
tưởng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh.
Hơn
bao giờ, chúng tôi thế hệ trẻ nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục học tập, rèn
luyện, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân Hà Nội và cả nước
vững bước trên con đường đổi mới để xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu
là xây dựng Hà Nội “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Bông Lau
Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, 65 năm qua, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trung tâm, trái tim, đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là tiêu biểu cho nền văn hóa mới của dân tộc; một Thủ đô hiện đại, văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với dân tộc, đất nước.
Trả lờiXóa