Hiệp thông cầu nguyện là một
nghi lễ cao đẹp của giáo hội Công giáo với ý nghĩa cụ thể như sau:
Ý
nghĩa thuộc linh: hiệp thông là sự giao tiếp giữa Kitô hữu với Thiên Chúa, được thể hiện qua các hình thức như cầu nguyện,
xưng tội và thờ phượng. Nhưng mối quan hệ này là ở bên trong tâm linh của mỗi
cá nhân với Thiên Chúa. Nếu ai phạm những tội trọng mà không chịu ăn năn, xưng
tội để được tha thứ mà vẫn tiếp tục sa vào tội lỗi thì mối quan hệ của người đó
với Chúa sẽ bị chia cắt.
Ý
nghĩa thuộc thể: Hiệp thông là mối quan hệ giữa các Kitô hữu với nhau được thể hiện qua tình yêu thương, sự
quan tâm, chăm sóc, cầu nguyện và chia sẻ lời Chúa với nhau như điều mà Chúa Giêsu dạy: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy
đã yêu thương anh em" (Phúc âm Gioan 15:12).
Xét
về ý nghĩa của thánh lễ Hiệp thông này chúng ta thấy được nét đẹp trong tình
yêu tha nhân giữa con người với con người, đặc biệt là sự san sẻ yêu thương và
niềm vui, nỗi buồn của những người đồng đạo. Thế nhưng, trên thực tế tình hình
Công giáo ở Việt Nam cho thấy, ở một số nơi như giáo xứ Thái Hà, giáo xứ Mỹ Yên
(quản xứ là linh mục cực đoan Đặng Hữu Nam)… thánh lễ Hiệp thông này không còn
thuần khiết là một lễ nghi tôn giáo mà đã bị số linh mục cực đoan biến thể trở
thành những hoạt động trái với giáo lý, trái với giáo luật. Nghiêm trọng hơn,
thánh lễ này đã vô hình trở thành diễn đàn để các linh mục cực đoan tuyên
truyền xuyên tạc về mọi vấn đề trong xã hội, nhằm tác động những tâm lý tiêu
cực tới tư tưởng, nhận thức của giáo dân, qua đó kích động tín đồ thực hiện các
hành động gây méo mó hình ảnh người Công giáo.
Giáo xứ Thái Hà trở thành trung tâm "buôn nến"
Với
những hành động như vậy, các sinh hoạt tôn giáo ở nơi đó đã bị “ô nhiễm” nặng
nề bởi luồng tư tưởng cực đoan của số linh mục này. Thật dí dỏm khi nhiều người
còn ví sự “ô nhiễm” này còn nguy hiểm hơn ô nhiễm không khí vì ở đây chỉ có những cái “ô
nhiễm” chẳng thật quái dị vì nó là tổng hợp của nhiều sự ô nhiễm khác nhau như:ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm về đạo đức, ô nhiễm về đức tin và ô nhiễm về trong lời
Chúa, ý Chúa… Chẳng hạn như những gì chúng ta đang được chứng kiến tại giáo xứ
Mỹ Khánh, nơi linh mục Đặng Hữu Nam đang tác yêu tác quái, coi thường thách thức
pháp luật, bất chấp sự chỉ đạo của Bề trên giáo phận. Do đó có thể thấy từ giáo xứ Phú Yên đến giáo xứ Mỹ Khánh, đi đến đâu là y
tìm mọi cách để đạp đổ tất cả những thành tựu, phúc đức, công lao mà các tu sỹ,
tín đồ Công giáo và đồng bào bên lương ở những nơi đó dày công xây dựng, vun
vén từ lâu.
Linh mục Đặng Hữu Nam
Còn
nhớ cách đây hơn 1 năm, chứng kiến cảnh bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên nghẹn
ngào chia tay linh mục Nam thì có lẽ giờ đây chẳng ai còn nhắc đến
câu chuyện đó nữa bởi vì giáo dân nơi đây thực sự đã cởi bỏ được gánh nặng về
tâm lý, giáo xứ không còn tai tiếng, không còn phải phục tùng những mệnh lệnh
hoang đường của cha quản xứ, giáo dân đã yên tâm lao động sản xuất xây dựng quê
hương ngày càng trở nên YÊN bình và PHÚ quý như đúng với cái tên PHÚ YÊN.
Tất nhiên, trong câu chuyện này, có người vui thì cũng có kẻ
buồn, giờ đây người ta biết đến giáo xứ Mỹ Khánh nhiều như những gì người ta từng
biết về giáo xứ Phú Yên trước đó. Bà con giáo dân tại đây đang cảm thấy vô cùng
mệt mỏi, từ người lớn đến trẻ nhỏ, nhất là việc mỗi tháng không biết bao nhiêu
lần họ phải tham gia việc thắp nến cầu nguyện cho những người mà họ chưa từng gặp,
chưa biết tốt xấu ra sao, chỉ thấy rằng họ giờ đây như một cái máy để cha vận
hành trong việc cầu nguyện cho những người phạm tội đã bị pháp luật trừng phạt.
Điều đặc biệt là từ khi linh mục Nam về, với việc quá lạm dụng thánh lễ Hiệp
thông nên giáo xứ Mỹ Khánh cũng đã góp phần kích cầu để thị trường “nến” trở
nên thật sôi động. Có khi nào linh mục Nam cũng có cổ phần trong mấy cửa hàng nến
chăng ! Bên cạnh đó, khách quan mà nói, với số nến do linh mục Nam tổ chức đốt trong
các thánh lễ cầu nguyện bấy lâu nay cũng đủ để làm bao việc ý nghĩa, nhất là
dành dụm số tiền mua nến để chia sẻ cho những người nghèo khó.
Hơn nữa, linh mục Nam thả phanh việc
đốt nến như vậy cũng chẳng ảnh hưởng đến túi tiền của y vì tiền mua nến đó cũng
từ đóng góp của con chiên mà ra nên linh mục Nam “buôn” thoải mái để làm sao thực
hiện được mục đích của mình. Đây chính là sự ích kỷ của một người cha tinh thần.
Do đó, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng vấn đề thắp nến cầu nguyện này đã
biến chất thành một hoạt động mang tính chính trị. Hay nói một cách khác để thấy
những buổi thắp nến của Đặng Hữu Nam hay của số linh mục cực đoan tại giáo xứ
Thái Hà đơn thuần chỉ là một cuộc buôn bán mà cụ thể ở đây chính là buôn thần
bán thánh, buôn nến, buôn đạo đức và buôn cả tương lai của con trẻ chỉ vì những
cám dỗ từ vụ lợi cá nhân, từ những người đang ngày đêm chống phá đất nước.
Mã Phi Long
trên thực tế tình hình Công giáo ở Việt Nam cho thấy, ở một số nơi như giáo xứ Thái Hà, giáo xứ Mỹ Yên (quản xứ là linh mục cực đoan Đặng Hữu Nam)… thánh lễ Hiệp thông này không còn thuần khiết là một lễ nghi tôn giáo mà đã bị số linh mục cực đoan biến thể trở thành những hoạt động trái với giáo lý, trái với giáo luật.
Trả lờiXóathánh lễ này đã vô hình trở thành diễn đàn để các linh mục cực đoan tuyên truyền xuyên tạc về mọi vấn đề trong xã hội, nhằm tác động những tâm lý tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của giáo dân, qua đó kích động tín đồ thực hiện các hành động gây méo mó hình ảnh người Công giáo. điều này thật không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóa