Thủ đô đạt mức tăng trưởng nhanh, vững bước vào thập kỷ mới

tháng 12 31, 2019 |


Năm 2019 qua đi, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi tên mình vào danh sách số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Trong đó, có sự đóng góp nổi bật của Thủ đô Hà Nội, với dấu ấn về thu hút đầu tư, xuất khẩu và kết quả thu ngân sách. Trong năm 2019, Hà Nội đã hoàn thành 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Chúng ta cùng nhìn lại những điểm nhấn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Theo báo cáo được công khai trên các diễn đàn, GRDP của Hà Nội năm 2019 tăng 7,62% - cao nhất trong 10 năm trở lại đây; đóng góp 19,37% tăng trưởng GDP cả nước và 18,7% tổng thu ngân sách của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước năm 2019 của thành phố đạt 101,8% dự toán, tăng 8,8% so với năm 2018. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã tiết kiệm chi ngân sách 2.587 tỷ đồng, đưa tổng số tiết kiệm chi thường xuyên từ tỷ lệ 58,8% (năm 2015) xuống còn 50,4% (năm 2019) với tổng số là 11.803 tỷ đồng.

Cùng với thu ngân sách nhà nước đạt cao, kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm 2019 tăng 20,3% so với năm 2018; vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,46 tỷ USD, cao nhất cả nước; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 383,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2018; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 81%, trong đó, mức độ 4 đạt 17,3%; 100% dân số đô thị, 75% dân số nông thôn thành phố đã được cấp nước sạch theo tiêu chí nước đô thị.

Trong đó, năm 2019 có 27,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký 510,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% về số doanh nghiệp và tăng 30% về vốn đăng ký so với kết quả năm 2018. Về đầu tư nước ngoài, năm 2019 Hà Nội thu hút hơn 2,1 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án thành lập mới và bổ sung tăng vốn. Bên cạnh đó, số vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 6,3 tỷ USD.

Năm 2019, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 103,8 nghìn tỷ đồng (tăng 34%). Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm còn 0,42%; Hà Nội phấn đấu năm 2020 không còn hộ nghèo. Bên cạnh đó, sự nghiệp văn hóa, thể thao, xây dựng nông thôn mới của thành phố tiếp tục phát triển. Hà Nội được UNESCO công nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo; đoàn vận động viên thành phố đóng góp tích cực vào thành tích SEA Games 30 của quốc gia với 35% tổng số Huy chương vàng. Chất lượng giáo dục của thành phố tiếp tục được giữ vững, có thêm 100 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Hà Nội đã có 355/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành sớm hơn 2 năm so với mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%, đã giải quyết việc làm cho 195.000 lao động, đạt 125% kế hoạch.

Ngoài ra, thành phố đã bảo vệ an toàn tuyệt đối 2.328 sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế... của Trung ương và thành phố, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, phát sinh trong quá trình xây dựng, phát triển, cần được tiếp tục tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, công tác quản lý đô thị, xử lý một số sự cố cháy nổ, môi trường; những hạn chế, bất cập về năng suất lao động, năng lực cạnh tranh khi hội nhập sâu rộng...

Năm 2019 mặc dù gặp không ít thách thức và yếu tố tác động không thuận lợi từ tình hình thế giới; song với sự nỗ lực, phấn đấu quyết liệt của cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển ổn định và đạt cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư - kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thủ đô thực sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.

Để đạt được những kết quả nổi bật về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội như trên đến từ sự lãnh đạo sâu sát của tập thể lãnh đạo các cấp của Thành phố Hà Nội, sự quyết tâm đổi mới về quản lý của các cơ quan chức năng, sự vào cuộc mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, việc khơi dậy niềm tự hào, khát vọng dân tộc, củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, huy động tối đa thế và lực của tất cả các nguồn lực trong xã hội.

Để hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm (2016-2020), năm 2020 Hà Nội sẽ tiếp tục phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh. Nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư, khơi thông các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng, khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở tận dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0. Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Đồng thời cũng tập trung rà soát các cơ sở sản xuất cần di dời và có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, khói bụi... 

Năm 2019 với những điểm sáng về thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là tiền đề quan trọng để Thủ đô thực hiện kế hoạch năm mới - 2020 thành công hơn, hiệu quả hơn, xứng đáng là trái tim, là trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của nước nhà, “Thành phố vì hòa bình” của nhân loại.

                                                                                                Ngọc Lan

Read more…

Sự ra đi của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh: Lũ rận lại “mạt cưa mướp đắng”

tháng 12 28, 2019 |


Xưa có câu chuyện về người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa. Và từ đó có câu “mạt cưa mướp đắng”, nó chỉ sự lừa lọc, bịp bợm, khốn nạn, xảo trá của đám người không có đạo đức. Như một kịch bản quen thuộc, cứ mỗi khi mà dân tộc ta mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất là y như rằng đám rận chủ cuội lại được một phen ngạo nghễ, chúng dở những thủ đoạn mạt hạ nhằm đạt được mục đích tồi tệ, thảm hại của mình.

Vừa qua, thông tin cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc qua đời sáng 26/12/2019, hưởng thọ 104 tuổi được nhiều người dân bày tỏ lòng thành kính tiếc thương. Bởi lẽ, cả một đời người vụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã công hiến cho cách mạng, cho nhân dân.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916 tại Thanh Hóa. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1937. Ông từng là Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1950); Chính ủy Quân khu 4 (1958), được phong quân hàm thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1959).

Từ năm 1960, ông là Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa III và đảm nhận các chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa... Từ năm 1974 - 1987, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, kiêm giữ Đại sứ Việt Nam tại Pakistan. Năm 1990, sau khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác tại Hội Cựu Chiến binh Việt Nam vừa thành lập, ông là Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời, Phó chủ tịch Hội (1990 - 1997). Ông từng được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Những tưởng những cống hiến và sự ra đi trong thanh thản của cụ sẽ làm cho những kẻ tự nhận mình là đấu tranh cho “dân chủ” sẽ tỉnh ngộ. Nhưng không, chúng đều đăng đàn chia sẻ bày tỏ lòng tiếc thương với người đã khuất. Nhưng không, những kẻ còn táng tận lương tâm lại cố gắng lồng ghép những luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng hô hoán lên rằng chế độ độc tài đảng trị, tư tưởng bảo thủ đang giết hại chính dân tộc. Nguy hiểm hơn, chúng còn kêu gọi “dân chủ”, “tam quyền phân lập”... thậm chí chúng còn tuyên truyền rằng Đảng, Nhà nước bán nước cho Trung Quốc...

Đúng là quá nhàm với những câu chuyện và luận điệu của những kẻ táng tận lương tâm. Chúng chỉ giỏi lừa lọc, bịp bợm và xảo trá mà thôi. Giả vờ tỏ ra thương xót vị lãnh đạo, nhưng 180 độ quay ngoắt chửi bới Đảng, Nhà nước. Bấy lâu nay, các vị đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, Nhà nước tam quyền phân lập nhưng cũng ngần ấy năm, bằng đó con người phải chịu khổ sở vì những tư tưởng biến chất của mình. 

Xin nhắc cho các vị nhớ rằng, hàng ngàn năm nay Việt Nam đứng cạnh một nước lớn mà lúc nào nhăm nhe, bành trướng. Nhưng với trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, cha ông ta luôn đảm bảo được chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích dân tộc, đảm bảo thế và lực của dân tộc ta. Các vị nên nhớ rằng nhiệt tình đi đôi với ngu dốt chỉ làm cho tình hình xấu đi mà thôi.

Với một người dành cả đời cho đất nước cho cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, mọi sự xuyên tạc, xảo trá trước sự ra đi của cụ là những trò mạt hạng ngu dốt của những kẻ không có lương tâm càng làm cho chúng trở nên bỏ ổi thêm mà thôi.

Khốn nạn!

                                                                                                Cỏ Úa

Read more…

Hãy bản lĩnh với những “viên đạn bọc đường”

tháng 12 28, 2019 |


Những ngày cuối tháng 12 này, tâm điểm của sự chú ý của dư luận cả nước là phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan đến vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG. Không quan tâm sao được bởi hai bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - những người từng có cống hiến trong lực lượng quân đội, họ đã từng có những đóng góp nhất định song lại gục ngã trước cám dỗ của đồng tiền, những “viên đạn bọc đường”. Những câu chuyện buồn này thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo con người chúng ta trước sức mạnh vô hình của những viên đạn “bọc đường”.

Thi hào Nguyễn Du trước đây đã viết trong Truyện Kiều: “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”, được đúc kết cách nay đã trăm năm nhưng nó vẫn nguyên giá trị khi mà đồng tiền đang ngự trị và biến thái trong đời sống xã hội. Sai nha, tội ác và đồng tiền phi pháp thường hay đi liền với nhau. Không có tiền thì không thể tồn tại, không có nhiều tiền thì không thể nào gọi là giàu, đại gia. Vậy nên, có người muốn làm ra đồng tiền để sống (tồn tại), có người lại muốn có thật nhiều tiền để giàu một cách nhanh chóng (càng nhiều càng thấy ít).

Đồng tiền khuynh đảo xã hội, len lỏi vào mọi gia đình,  mọi người và những kẻ hoa mắt cứ lăn xả làm bất cứ điều gì miễn là để có tiền. Xã hội tôn trọng người giàu trong sáng, Nhà nước khuyến khích người người làm giàu hợp pháp, nhưng đồng tiền có được phải là tiền sạch, tiền thơm. Được như vậy thì chẳng ai bình phẩm, dè bỉu, phỉ nhổ làm gì khi ai đó có nhiều tiền.

Đồng tiền có sức mạnh thật khủng khiếp, tiền có thể không mua chuộc được những vị quan thanh liêm nhưng nếu rất nhiều tiền thì nó sẽ khiến họ chùn bước, e sợ. Ở Việt Nam, từ lâu đã lưu hành câu nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”.

Trước Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, nhiều cựu tướng lĩnh, lãnh đạo cũng đã bị “viên đạn bọc đường” xuyên thủng, bị xử lý hình sự hoặc kỷ luật Đảng như: Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Văn Tình, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Hữu Tín… Thậm chí trường hợp các ông Đinh La Thăng, Vũ Văn Ninh cũng vậy. Trước đây, họ là những cá nhân xuất sắc, được cất nhắc, bổ nhiệm vào những vị trị lãnh đạo nhiều người mơ ước, nhưng khi có quyền lực lại bị những viên đạn “bọc đường” làm cho thân bại danh liệt.

Không thể phủ nhận hiện tượng một số cán bộ có chức có quyền trong bộ máy công quyền Nhà nước thoái hóa biến chất nhận hối lộ, đút lót được nguy trang dưới những vỏ bọc như: “tiền bồi dưỡng”, ‘tiền hoa hồng”, “tiền lại quả”…Đây là những kẽ hở mà nếu không bị phát hiện, tố cáo thì chỉ những người trong cuộc mới biết bởi không thể có bằng chứng nào để chứng minh. Ban đầu có thể chỉ là một chút nhỏ ‘tiền cảm ơn” nhưng một khi “tay đã nhúng chàm”, bị đồng tiền nhuộm đen rồi thì khó có thể thoát ra khỏi vũng lầy lùng nhùng ấy, càng giãy dụa càng lún sâu.

Ngày 12/10/2019, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 18 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng...

Những con số trên cho thấy, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, công cuộc “đốt lò” đã bước sang giai đoạn quyết liệt, trở thành xu thế không thể đảo ngược, thể hiện quyết tâm chính trị và sức mạnh to lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ và đất nước, với tinh thần “không có vùng cấm, không có có ngoại lệ”. Đó là thắng lợi của ý Đảng, lòng dân, thắng lợi của lẽ phải, điều tốt với cái tiêu cực, cái xấu.

Lợi ích của quốc gia, dân tộc, của Nhân dân, của Đảng là tối thượng, mọi việc làm của bất kỳ ai, lúc nào cũng phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức là thước đo mọi việc làm của cán bộ, đảng viên, danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất. Cám dỗ từ những “viên đạn bọc đường” còn nhiều, những người chưa “nhúng chàm” hãy nhìn vào đó để sớm rút bàn tay lại trước khi quá muộn.

                                                                                                Ngọc Lan

Read more…

Từ vụ án “nữ sinh giao gà” đến đại án tại Thái Nguyên: hãy quyết tâm loại trừ MA TÚY ra khỏi đời sống xã hội

tháng 12 27, 2019 |

Chỉ trong ngày 25/12 vừa qua, thông tin về vụ thảm sát 6 người thương vong tại Thái Nguyên và phiên tòa xét xử các đối tượng trọng vụ “nữ sinh giao gà” tại Điện Biên khiến cho mỗi chúng ta không khỏi bàng hoàng, xót xa, đau lòng trước “THẢM KỊCH” do những kẻ “mang linh hồn của ác quỷ” gây ra. Điều trùng hợp là hai vụ án thương tâm này đều có liên quan trực tiếp, là tác nhân chính dẫn đến những cái chết thương tâm – đó chính là MA TÚY.

Liên quan đến vụ thảm sát ở Thái Nguyên. Theo ghi nhận từ cơ quan điều tra được biết: Khoảng 5h sáng nay, tại xóm Lương Bình 2, xã Sơn Phú, huyện Định Hoá, Thái Nguyên, đối tượng Hoàng Văn Chín, trú xóm Lương Bình 2 đã dùng dao chém tử vong 5 người, trong đó có vợ Chín là chị Ma Thị Hường (SN 1976). Chín thừa nhận nghiện ma tuý, từng sử dụng heroin và ma tuý đá. Ngoài ra, y cho biết nhiều tháng nay liên tục bị mất ngủ, tâm lý bất ổn, trong người luôn khó chịu. Sáng ngày 25/12, khi vợ là chị Ma Thị Hưởng (SN 1976) đòi bỏ đi, đối tượng bực tức, lấy búa đánh vào đầu vợ rồi ra vườn lấy dao chém nhiều nhát vào vợ. Khi vợ đã tử vong, Chín cầm dao đi ra ngoài đường rồi gặp 1 nhóm người dân. Hắn đuổi theo và chém chết chị Trần Thị Hường (SN 1984) rồi quay sang chém tiếp anh Hoàng Văn Luận (SN 1975) khi người này đang đứng ở ngoài đường. Chín tiếp tục đi sang nhà anh rể là Lường Văn Bánh (SN 1974). Đến đầu nhà, Chín gặp anh Lường Văn Hoàng (SN 1966) đang đi xe máy lên dốc. Đối tượng liền lấy dao chém khiến nạn nhân bị thương nặng, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Tiếp đến, Chín vào nhà anh rể gõ cửa. Khi anh Bánh mở cửa, Chín chém nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Thấy em trai chém chết chồng, chị Hoàng Thị Tám ra ôm nghi phạm và gào khóc. Hoàng Văn Nam (SN 1994, cháu ruột nạn nhân) nghe thấy tiếng khóc liền chạy sang để can cũng bị Chín chém tử vong.

Hoàng Văn Chín

Thật vô cùng bàng hoàng, thương xót trước hành động của những con QUỶ hành động dưới sự chỉ đạo của CHẤT BỘT TRẮNG dường như chỉ có trong phim “KINH DỊ”.

Liên quan đến vụ án động trời tại Điện Biên cách đây 1 năm. Tòa đã tuyên án với các đối tượng như sau:

1/ Vì Văn Toán: Tử hình về tội Giết người, 11-12 năm tù về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.

2/ Bùi Văn Công: Tử hình về tội Giết người, 14-15 năm tù tội Hiếp dâm, 11-12 năm tù về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 1 năm 6 tháng - 2 năm về tội Tàng trữ ma túy, rút cáo trạng truy trố Công về tội Cướp tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.

3/ Vương Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 9-10 năm tù tội Hiếp dâm, 11-12 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, rút cáo trạng truy tố tội Cướp tài sản. Tổng hình phạt, VKS đề nghị HĐXX tuyên Hùng tử hình.

4/ Phạm Văn Nhiệm: Tử hình về tội Giết người, 12-13 năm tù tội Hiếp dâm, 7-8 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.

5/ Lường Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 14-15 năm tù tội Hiếp dâm, 7-8 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.

6/ Lường Văn Lả: Tử hình về tội Giết người, 14-15 năm tù tội Hiếp dâm, 7-8 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.

7/ Phạm Văn Dũng: 9-10 năm tù tội Hiếp dâm
8/ Cầm Văn Chương: 8-9 năm tù tội Hiếp dâm
9/ Bùi Thị Kim Thu: 2 năm 6 tháng - 3 năm tù tội Không tố giác tội phạm.

Các đối tượng trong vụ án động trời tại Điện Biên

Như vậy, chúng ta thấy rõ những hậu quả to lớn liên quan đến xã hội mà phải đánh đổi bằng mạng người của MA TÚY. Nó không những làm hại đến sức khỏe của người sử dụng mà còn làm liên đới đến hạnh phúc gia đình, tổn hao tiền bạc, gây tổn thất về sức khỏe và tinh thần của những thân nhân. Và đặc biệt, qua hai vụ đại án trên, MA TÚY còn gây ra những cái chết vô cùng thương tâm, khiến cả xã hội phẫn nộ, lên án. Kết cục thì ai cũng thấy rõ, nhưng những kẻ sát nhân khi bị trừng phạt bằng hình phạt nặng nhất cũng chỉ khiến xã hội thêm một nỗi lo. Cho nên, hơn lúc nào hết, các cấp chính quyền và nhân dân hãy nâng cao nhận thức về thức “chất trắng” chết người này, cùng nhau loại trừ tệ nạn này ra khỏi xã hội.

Mã Phi Long



Read more…

Tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và vi phạm trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước.

tháng 12 27, 2019 |

Năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư) tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực (tài chính, công thương, tài nguyên và môi trường, xây dựng, nông nghiệp phát triển nông thôn...); triển khai 5.252 cuộc thanh tra hành chính và 181.512 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm tra chuyên ngành qua đó chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực, góp phần phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Ban chỉ đạo 389/CP, Bộ Công an và các ngành đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; ban hành nhiều Công điện, văn bản chỉ đạo, tổ chức các đợt cao điểm về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả...
Các lực lượng chức năng phát hiện 14.228 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế (ít hơn 11,02% so với cùng kỳ 2018), 281 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ (ít hơn 0,35% so với cùng kỳ 2018). Đặc biệt, đã đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo bảo đảm đúng tiến độ, khắc phục được nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp hồ sơ, tài liệu, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, thu hồi tài sản. Công tác phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng ở địa phương có nhiều tiến bộ, từng bước khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm góp phần răn đe vi phạm (điển hình là Công an Đăk Nông phát hiện vụ sản xuất xăng A95 giả quy mô lớn trên nhiều tỉnh phía Nam).
Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế còn diễn ra phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ cao để phạm tội; sử dụng phần mềm gian lận doanh thu để trốn thuế, kéo dài thời gian thu phí tại các trạm thu phí BOT. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả còn diễn biến phức tạp, phát hiện vụ sản xuất xăng giả quy mô lớn liên quan đến nhiều địa phương gây bức xúc dư luận. Hoạt động lợi dụng triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, triển khai thực hiện các dự án, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để chiếm đoạt tài sản nhà nước vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết thủ tục hành chính công diễn ra tương đối phổ biến, nhất là ở cơ sở, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp... Tội phạm, vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực quản lý Nhà nước đáng lưu ý là:
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Đã khởi tố 33 vụ, 89 bị can liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Ngoài các vi phạm liên quan đến lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, vi phạm các quy định về cho vay... phát hiện một số phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, như: Giả mạo chữ ký trên sổ tiết kiệm để chiếm đoạt tài sản ngân hàng; giả mạo thông tin khách hàng để làm thẻ tín dụng, làm giả phôi thẻ tín dụng để rút tiền chiếm đoạt; một số doanh nghiệp nước ngoài và trong nước cấu kết với nhau xin cấp hạ tầng, lập dự án, thông đồng với cán bộ ngân hàng để vay vốn, hợp thức hóa việc sử dụng vốn vay bằng các hợp đồng nâng khống giá trị máy móc, thiết bị với các đối tác nước ngoài để chuyển tiền ra nước ngoài...
- Lĩnh vực thuế, hải quan: Đã phát hiện, bắt giữ 12.760 vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực hải quan, trong đó có 12.085 vụ vi phạm hành chính, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 1.682 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ năm trước). Các vi phạm trong lĩnh vực thuế, hải quan chủ yếu là mua bán hóa đơn và trốn thuế; tình trạng thất thu thuế qua hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI còn tiềm ẩn phức tạp; công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại điện tử còn lỏng lẻo, gây thất thu thuế rất lớn, làm phát sinh hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài...; lợi dụng các quy định thông thoáng về hải quan để hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma túy... 
- Lĩnh vực đầu tư, xây dựng: Hành vi vi phạm chủ yếu là điều chỉnh tổng mức đầu tư (đội vốn) gây thất thoát ngân sách. Các vi phạm về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng Nhà ở, nhất là nhà chung cư vẫn diễn ra phổ biến. Tình trạng lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình xây dựng để trục lợi diễn ra phức tạp. Riêng Thanh tra Bộ xây dựng đã thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử phạt hành chính 83 tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm với số tiền 739,2 tỷ đồng.
- Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai: Vi phạm pháp luật trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai diễn ra phổ biến ở nhiều nơi gây bức xúc dư luận, là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và phát sinh điểm nóng” về an ninh trật tự tại một số địa phương. Tình trạng lừa đảo bán nhà, đất tại các dự án không có thật diễn ra phức tạp; vi phạm trong việc giao đất để thực hiện dự án, bán các cơ sở nhà đất không qua đấu giá, cổ phần hóa doanh nghiệp liên quan đến đất đai gây thất thu lớn ngân sách nhà nước; Các vi phạm liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, áp giá tính tiền sử dụng đất, giao đất thực hiện dự án không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra ở nhiều địa phương. Tình trạng tung tin thất thiệt, giả mạo giấy tờ của cơ quan Nhà nước để thổi giá đất lên cao, gây “bong bóng” bất động sản, đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua ở các thành phố lớn, các khu đô thị đang quy hoạch (Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu...)...

- Lĩnh vực công thương: Các vi phạm về vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; gian lận thương mại; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; vi phạm liên quan đến bán hàng kinh doanh đa cấp diễn ra phức tạp. Đáng lưu ý, lợi dụng tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung), một số đối tượng trong nước đã nhập khẩu, đặt gia công nhiều loại hàng hóa như hàng may mặc, đồ điện tử, hàng tiêu dùng... có xuất xứ từ nước ngoài giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam đưa về Việt Nam tiêu thụ. Các lực lượng chức năng của Bộ Công thương đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý trên 6.500 vụ vi phạm hành chính (giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2018), nộp ngân sách Nhà nước gần 350 tỷ đồng.
- Lĩnh vực y tế: Công tác quản lý, cấp phép chưa chặt chẽ, chính sách pháp luật còn bất cập, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp vi phạm; xuất hiện nhiều sai phạm của các cơ sở sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng trong việc sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc; sản xuất, mua bán hàng giả thuộc lĩnh vực y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tình trạng trốn đóng, cố ý nợ đọng, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế xảy ra ở nhiều địa phương. Kiểm toán Nhà nước đã công bố quyết định sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế tại 40 tỉnh, thành phố và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực y tế, đã thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính số tiền trên 436 tỷ đồng.
- Lĩnh vực giáo dục: Qua việc điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang đã có tác dụng cảnh báo, răn đe các vi phạm. Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khâu, quy trình tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và áp dụng các giải pháp điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, bất cập, ngăn chặn tiêu cực phát sinh, qua đó đã tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 an toàn, nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội (bạo lực học đường, xâm phạm tình dục, quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, các trường quốc tế...).
Cả Ban GĐ Sở GD&ĐT Sơn La nhúng chàm
- Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch: Vi phạm chủ yếu là sao chép trái phép tác phẩm chương trình phần mềm máy tính; vi phạm trong bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý; thêm, làm sai nội dung phim đã được kiểm duyệt, phổ biến; không thực hiện đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, không có hợp đồng lữ hành với khách du lịch... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử phạt hành chính 63 tổ chức, 01 cá nhân với số tiền 1.74 tỷ đồng.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Nổi lên là sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng; buôn bán phân bón không phù hợp tiêu chuẩn công bố, sản xuất phân bón giả, vi phạm về tem nhãn, không thực hiện kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường; không đảm bảo yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng thức ăn thủy sản, chất xử lý môi trường thủy sản; sử dụng hóa chất, kháng sinh không có nguồn gốc, xuất xứ trong nuôi trồng thủy sản;… Đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính số tiền trên 3,4 tỷ đồng.

Mã Phi Long tổng hợp


Read more…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu

tháng 12 27, 2019 |

Cách đây một năm, đất nước chúng ta chứng kiến một sự kiện quan trọng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng tuyên thệ giữ chức Chủ tịch nước (23/10/2018) với mái đầu bạc, ánh mắt kiên định, nét mặt nghiêm trang, thấy thật kính trọng và nể phục.
Trước đó, Tại hội nghị TƯ 8 diễn ra đầu tháng 10, Ban chấp hành TƯ Đảng thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ngày 23/10, tại kỳ họp thứ 6 QH khoá 14, có 99,79% ĐBQH bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Năm nay, người Chủ tịch đó đã ở tuổi 74 rồi đấy. Và câu nói tuyên thệ rất thành thực: vừa mừng vừa lo. Một người không màng đến bổng lộc, gia đình không được hưởng lợi từ chức tước mà bất chấp tuổi tác, sức khỏe tiếp tục lãnh sứ mạng thuyền trưởng thì chỉ có đúng hai từ “tâm huyết”, “trách nhiệm”.
Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho dân tộc, chắc chắn rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong năm 2019 tại Việt Nam. Đặc biệt, với vai trò là người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà nước, Người đã làm tròn sứ mệnh “yên dân”, “trừ bạo”.
Nói đến đây lại chợt nhớ tới những câu bất hủ trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Dân tộc, đất nước Việt Nam trường tồn qua hàng nghìn năm lịch sử bởi luôn có những hào kiệt như vậy, nhất là lúc đất nước lâm nguy bởi các nguy cơ đe dọa cả từ bên ngoài và bên trong.
Bên cạnh đó, ngoài sức làm việc với cường độ cao, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về đức giản dị, tiết kiệm. Từ đối nội cho đến đối ngoại, tần suất làm việc của Tổng Bí thư dày đặc nhưng ông vẫn gắn bó với chiếc xe từ thời thập niên 90.
Chiếc xe từ thập niên 90 gắn bó với Cụ Tổng
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đã là lãnh đạo, người đứng đầu Đảng và nhà nước, có tầm ảnh hưởng thì phải dùng xe sang, hàng hiệu, theo quy định của ngân sách mà họ sẽ được nhận. Thế nhưng, tiết kiệm được gì cho ngân sách nhà nước thì người đứng đầu Đảng sẽ làm. Chiếc xe này đã theo Tổng Bí thư chinh chiến khắp nơi, từ đối nội cho đến công tác đối ngoại, tần suất làm việc của ông dày đặc nhưng chiếc xe từ thời thập niên 90 này sẽ khiến khối quan chức phải noi theo. “Một người làm quan cả họ được nhờ”, cái bối cảnh mà một số quan chức không ngừng tận dụng vị thế của mình để đục khoét, làm giàu bất chính, thì người đứng đầu Đảng lại chọn cách sống giản dị.
Những người chống đối với người đứng đầu Đảng, họ gần như không tìm được điểm yếu của ông. Được biết, vợ của Tổng Bí thư vẫn chạy chiếc xe honda Cub cũ kỹ đi làm nhà nước ở một vị trí công tác nhỏ cấp phường. Ông có hai người con, một gái, một trai đều là những viên chức nhà nước bình thường, không quyền cao chức trọng gì. Chợt nhớ đến những cậu ấm, cô chiêu của một số cán bộ, lãnh đạo “tai to mặt lớn”. Tất nhiên là chưa to bằng chức của Tổng Bí thư nhưng cũng là giám đốc sở này, lãnh đạo phòng nọ, hay doanh nghiệp kia, được sắm cho siêu xe thời thượng. Nghe nhiều người kể, cả gia đình Tổng Bí thư mắc bệnh “không cần tiền”, không có nhu cầu tiếp khách riêng. Người có tâm bao giờ cũng trọng cái danh và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân hay gia đình như vậy đấy.
Cứ để ý, ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao Tổng Bí thư mới mặc comple, còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của một con người biết giữ gìn sự liêm sĩ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của đại đa số người dân.
Ở tuổi như người đứng đầu Đảng, người ta sum vầy cùng con cháu, vậy mà Tổng Bí thư cứ phải đương đầu chống lại các nhóm lợi ích muốn ăn tàn, phá hoại đất nước này, đưa củi to, củi nhỏ vào lò. Nhìn mái tóc bạc phơ của cụ ai bảo là sướng. Một lần nữa, xin Kính chúc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mạnh khỏe, bình an, vượt qua mọi thử thách, cám dỗ, lái con thuyền cách mạng Việt Vam vững bước đi lên, thực sự làm cho dân giàu nước manh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhân dân rất tin tưởng và ủng hộ những viêc làm của bác.
Mã Phi Long


Read more…

Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam

tháng 12 26, 2019 |

Năm 2019 sắp qua đi, một năm mới chuẩn bị được chào đón trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá những cái được và chưa được trên nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý là lĩnh vực kinh tế. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể tự hào khi Việt Nam đã hoàn thành 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra. Trong đó, có 5 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra và quan trọng là năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã được tăng 10 bậc. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Cụ thể là tăng trưởng GDP đạt mức khá cao, ước đạt 6,8%, trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm được kiểm soát ở mức thấp (2,7-3%). Quy mô kinh tế mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.786 USD (năm 2018 là 2.590 USD).


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng duy trì đà cải thiện; tốc độ tăng năng suất lao động đạt khá (gần 5,9%), giúp duy trì mức tăng năng suất lao động toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 5,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm (5,5%/năm). “Tăng trưởng giảm dần phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tăng trưởng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khá (42,7%)”. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi thẩm tra báo cáo kinh tế cũng cho rằng, dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp hơn năm 2018..., nhưng kinh tế Việt Nam năm 2019 đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều khía cạnh. Đây là năm thứ hai, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đạt tương đối đồng bộ các mục tiêu tổng quát được Quốc hội đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, lạm phát đạt dưới 3% và bội chi ngân sách đạt 3,4% GDP trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó dự báo được đầy đủ từ trước.

Ngay trước thềm Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2019, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi năm thứ hai liên tiếp, kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng. Theo đó, nếu cố gắng, tăng trưởng kinh tế có thể đạt gần 7%, quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người đều tăng. Kinh tế vĩ mô xét trên cả 4 mặt là lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu, bội chi và nợ công, lao động và việc làm đều ổn định và có bước tiến triển tốt. Thành tựu kinh tế - xã hội 2019 chính là “bệ phóng” để nền kinh tế tiếp tục về đích kế hoạch năm 2020.
Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2019, mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm 2020 tiếp tục được đặt ra rất rõ ràng, đó là sẽ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng...Theo đó, Chính phủ cần quan tâm bảo đảm tiến độ xây dựng và chất lượng các dự án luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã ban hành. Tăng cường kiểm tra, phát hiện các văn bản sai nội dung, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo, việc chậm triển khai luật, pháp lệnh và xử lý sai phạm. Hướng dẫn và triển khai các chính sách về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Triển khai xây dựng, phê duyệt hệ thống quy hoạch giai đoạn tới. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2021-2025 để đánh giá đầy đủ, thực chất về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện quyết liệt việc cắt giảm thủ tục hành chính một cách thực chất; minh bạch và xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Rà soát, cơ cấu lại hợp lý một số khoản chi; kiên quyết điều chỉnh vốn của các dự án không triển khai được cho các dự án khác; hạn chế chuyển nguồn quá lớn cho năm sau. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia; thúc đẩy, tạo thuận lợi triển khai các dự án điện và dự án giao thông quan trọng; hoàn thiện khung pháp lý về giá điện hạ thế; chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để phấn đấu kiểm soát lạm phát năm 2020 theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ quản lý ngành; khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban. Đẩy nhanh cơ cấu lại DNNN; tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa. Phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; chuyển hộ kinh doanh cá thể trở thành doanh nghiệp; thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Khuyến khích sự tham gia của kinh tế tư nhân trong đầu tư, xây dựng dự án quan trọng quốc gia. Quyết liệt trong kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất; đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng cường dự báo, cảnh báo sớm. Đa dạng hóa sản phẩm, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường, phát triển thị trường trong nước; thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Ưu tiên nguồn lực cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng phát triển nền tài chính toàn diện. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý đất đai; quản lý cháy, nổ; quản lý y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch; bảo vệ môi trường; quản lý và bảo vệ rừng. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm về ma túy; ngăn chặn, xử lý nghiêm các đường dây tín dụng đen. Chủ động phòng ngừa những bất ổn về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các thành phố, đô thị. Tiếp tục rà soát nội dung cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA); điều chỉnh chính sách đầu tư phù hợp để tận dụng cơ hội từ các FTA. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, quốc phòng, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền; chủ động phân tích dự báo tình hình, có chủ trương, đối sách phù hợp, nhất là vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh nông thôn... Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp và bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí.
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn
Như vậy, chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam năm 2020, có được thành quả đó chính là nhơ sự lãnh đạo, định hướng đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là người thủ lĩnh tài ba – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo đó, xin được trích lại lời nói của TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam khi bày tỏ sự thán phục về ngài Thủ tướng khi xây dựng được một đất nước Việt Nam hùng cường: “Có một Việt Nam hùng cường chứ không chỉ hướng tới một Việt Nam hùng cường vào năm 2045. Tôi không nói mà ngài Thủ tướng đặt ra tầm nhìn đó cho đất nước. Tôi học được từ ngài Thủ tướng tinh thần làm việc, tận tâm, tận lực, truyền cảm hứng. Với sự tận tâm, tận lực, với thành quả kinh tế, với khát khao, kỳ vọng, tôi tin Chính phủ, đặc biệt là cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được trao tấm huy chương vàng thứ 100”.

Mã Phi Long




Read more…

Chính quyền Hà Nội ra sức chăm lo Tết cho gia đình chính sách và người lao động

tháng 12 26, 2019 |


Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã ký ban hành Kế hoạch số 244/KH-UBND về tặng quà cho người có công, gia đình diện hộ nghèo, người cao tuổi, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Trong đó, thành phố Hà Nội dành trên 378 tỷ đồng tặng quà cho 859.271 người là đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt và một số đối tượng khác…  
Thành phố sẽ tặng các suất quà cụ thể như sau: người có công với cách mạng là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động; người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 (lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 (tiền khởi nghĩa) sẽ được tặng 1 triệu đồng/đối tượng. Suất quà 1 triệu đồng/đối tượng cũng được gửi tới người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trong trường hợp một người có công thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ được nhận một suất quà tặng của thành phố.
Mức quà 500.000 đồng/đối tượng dành tặng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng; đại diện gia tộc thờ cúng liệt sĩ; quân nhân, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác đã thôi việc hoặc phục viên, xuất ngũ về địa phương. Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng cũng được nhận mức quà 500.000 đồng. Mức quà 300.000 đồng/đối tượng được gửi tới những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, gia đình thuộc hộ nghèo. Ngoài ra, thành phố Hà Nội sẽ tặng quà mức 1,5 triệu đồng/đối tượng cho các cụ tròn 100 tuổi (sinh năm 1920); mức 1,2 triệu đồng/đối tượng cho các cụ thọ hơn 100 tuổi; mức 1 triệu đồng/đối tượng cho các cụ tròn 90 tuổi (sinh năm 1930), tròn 95 tuổi (sinh năm 1925). Các cụ ở tuổi chẵn 70, 75, 80, 85 sẽ nhận được quà mức 700.000 đồng/người.
Chính quyền Hà Nội thăm hỏi các gia đình có công (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội và các địa phương còn tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà 87 đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng đối tượng người có công, trung tâm bảo trợ xã hội, đơn vị sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, người tàn tật tiêu biểu, gia đình người có công tiêu biểu. Để mọi người, mọi nhà đều có Tết, thành phố Hà Nội sẽ tặng người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng nữ cựu thanh niên xung phong cô đơn, không hưởng trợ cấp hằng tháng suất quà 500.000 đồng/đối tượng. UBND Thành phố đã giao trách nhiệm cụ thể cho từng Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các quận huyện trong tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo việc tặng quà thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng. Trong đó, UBND Thành phố giao Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thăm hỏi, tặng quà, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc thực hiện chính sách tặng quà. Liên đoàn Lao động Thành phố được giao chủ trì, xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động; tổ chức tặng quà Tết cho các đối tượng là người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, triển khai tốt công tác đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết, phối hợp xử lý những phát sinh của người lao động về quyền lợi trong dịp Tết.
Việc thăm hỏi, tặng quà phải đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chế độ chính sách, kịp thời theo quy định hiện hành; huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều có Tết. Đây là hành động hết sức cần thiết nhằm động viên người có công, gia đình diện hộ nghèo, người cao tuổi, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu tiếp tục tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Bình Nam


Read more…

Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019

tháng 12 25, 2019 |


Trong thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời có nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Trong năm 2019, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 141.000 vụ, xử lý trên 82.000 vụ, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 10 tháng năm 2019, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý trên 6.500 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng. Trong đó, điển hình như vụ quần áo, túi xách, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu tại TP.HCM (khu vực chợ Bến Thành, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square), TP. Hà Nội (khu vực chợ Ninh Hiệp-Gia Lâm, khu vực huyện Phú Xuyên), TP. Hải Phòng (kho hàng hóa tại quận Hải An); Vụ sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu The North Face trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kiểm tra đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu của Thụy Sỹ tại Đà Nẵng, Khánh Hòa; vụ việc điện thoại di động giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại TP. Hà Nội…
Thời gian qua, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, ngày càng tinh vi và manh động. Nổi lên là tình trạng buôn lậu các mặt hàng tiêu dùng, điện tử có thuế suất nhập khẩu cao, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng ma túy, pháo nổ, thực phẩm không rõ nguồn gốc; buôn bán, nhập lậu hàng giả, nhất là hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam... ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thất thu ngân sách nhà nước. Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sắp đến, do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân tăng cao, để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận và hàng giả, các cơ quan chức năng cần làm tốt một số công việc sau:
Chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại; các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, cảng hàng không... phân rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và trung ương đóng tại địa bàn.
Bên cạnh đó, cần xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu và nội địa, trọng tâm kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt  hàng tiêu dùng thiết yếu, tập trung vào các mặt hàng: ma túy, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp,... kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở khu vực biên giới, đảm bảo đúng quy định.
Đồng thời, chủ động tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các lực lượng chức năng; chỉ đạo, điều phối công tác phối hợp lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Đẩy mạnh công tác điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Hải quan các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, đường sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát Hải quan; tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu. Đồng thời chỉ đạo Tổng cục Thống kê tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hóa đơn và hồ sơ mua bán, thu gom hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu từ cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực biên giới để ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa đơn hợp thức hóa hàng nhập lậu.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương chủ động theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa Tết; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, triển khai dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho nhân dân; chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá.
Nguồn: Ban Chỉ đạo 389


Read more…