Vụ Đồng Tâm và những kiểu giật tít “bẻ lái” của “lều” báo

tháng 4 30, 2020 |

Chuyện là, ngày 28/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban Dân vận Thành ủy về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ năm 2019, 3 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Phạm Hải Hoa cho biết, năm 2019 và quý 1.2020, Ban đã tập trung tham mưu cho Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở, triển khai đồng bộ, hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, tạo chuyển biến về nhận thức, nội dung và phương thức tiến hành công tác dân vận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân vận vẫn còn những hạn chế như việc đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Dù nội dung phát biểu là vậy, ấy thế nhưng ngay sau phát biểu trên của bà Phạm Hải Hoa, một số tờ báo như Thanh Niên, Đất Việt, VTC… đã giật những cái tít kiểu như: “Ban dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận “tham mưu chưa sát” vụ Đồng Tâm” (báo Thanh Niên); “Vụ Đồng Tâm: Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội thừa nhận” (báo Đất Việt); “Tham mưu chưa sát” vụ Đồng Tâm, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội nhận lỗi (báo điện tử VTC)…

Với kiểu giật tít ỡm ờ trên của một số báo mà không ít kẻ xấu đã lợi dụng những tít báo này để xuyên tạc bản chất vụ việc tại xã Đồng Tâm, vu cáo, bôi nhọ các lực lượng chức năng của Hà Nội, kích động dư luận hòng làm sai lệch bản chất vụ việc và cách giải quyết của chính quyền thành phố Hà Nội đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.


Tôi đã cố đọc đi đọc lại nhiều lần lời phát biểu của bà Phạm Hải Hoa, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội để xem Ban Dân vận Hà Nội “nhận lỗi” chỗ nào mà một số báo lại giật tít như vậy, nhưng đọc mãi vẫn không thấy.

Từ một phát biểu rằng, việc đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát, từ đó dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ấy thế nhưng, dưới ngòi bút của một số “lều” báo nó đã biến thành một sự “nhận lỗi” của Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội. Thế có chết con người ta không cơ chứ. Nội dung phát biểu là vậy, những với kiểu giật tít “bẻ lái” này nó có thể hướng người đọc, nhất là những người chỉ đọc tít bài viết mà không đọc kỹ nội dung phát biểu đi sang một hướng tư duy, suy nghĩ khác.

Phải nói rằng, vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm là một vụ việc rất nhạy cảm và phức tạp. Bởi vậy, bất kỳ lời phát ngôn, bình luận nào cũng có thể bị lợi dụng để xuyên tạc, làm méo mó, sai lệch bản chất của vụ việc. Phải nói rằng, giải quyết vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm hôm 9/1/2020 là trách nhiệm của nhiều cơ quan, bộ, ngành, trong đó có Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội là cơ quan thuộc hệ thống các Ban Đảng trực thuộc Thành ủy, có chức năng tham mưu giúp Thành ủy, trực tiếp là giúp Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy, lãnh đạo, chỉ đạo công tác Dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc của Đảng bộ thành phố.

Đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội không phải là đơn vị có chức năng trấn áp những phần tử tội phạm, những kẻ khủng bố, không có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo… Vì vậy, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội không phải là cơ quan phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Chính vì thế, trong phát biểu của mình bà Phạm Hải Hoa cũng chỉ thừa nhận hạn chế của công tác dân vận trong năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 đó là “việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế”, hoàn toàn không có một sự “nhận lỗi” nào như các tít bài báo của một số “lều báo” kia.

Có thể thấy rằng, việc đưa tin, giật tít đối với một vụ việc, vấn đề, một bài phát biểu theo kiểu quá chú trọng tới việc làm sau câu được nhiều like, nhiều view có thể làm sai lệch hoàn toàn nội dung của sự việc, vấn đề, bài phát biểu đó. Chúng ta phải thừa nhận rằng, một trong những yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo điện tử ngày nay là phải làm sao đưa tin thật nhanh, bài viết phải được nhiều người đọc, được nhiều like, nhiều view. Tuy nhiên, không có nghĩa cứ muốn nhiều like, nhiều view là giật những cái tít theo kiểu giật gân, câu khách, theo kiểu “bẻ lái”.

Hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý và xử lý nghiêm khắc những cơ quan báo chí đưa tin theo kiểu ởm ờ, “bẻ lái”, sai lệch bản chất này.

Việt Nguyễn
Read more…

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

tháng 4 29, 2020 |

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.



Hình ảnh về Đại lễ Phật đản tại Việt Nam
Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời. Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.
Năm nay, Đại lễ Phật đản diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid, cả nước thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 trong tình hình mới. Theo đó, Trung ương GHPGVN (TƯGH) vừa ra Thông tư số 076 /TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự GHPGVN (HĐTS), ngày 16-4-2020 về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2564 - DL.2020 gửi đến Ban Trị sự (BTS) GHPGVN các tỉnh, thành phố; chùa, cơ sở tự viện cả nước; Tăng Ni, đồng bào Phật tử, hướng dẫn chi tiết việc tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2020 vừa đảm bảo được vui vẻ, an lạc, vừa đảm bảo an toàn, chấp hành đúng quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương. Những việc làm này đã một lần nữa chứng minh truyền thống “hộ quốc, an dân”, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.


Tuy nhiên, đạo Phật ở Việt Nam vẫn còn một số vấn đề phức tạp, đáng chú ý là hoạt động của số tu sỹ Phật giáo, nhà tu hành, phật tử tham gia tổ chức bất hợp pháp mang tên “giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Những thành viên cốt cán của tổ chức này dù uy tín, ảnh hưởng thấp trong Phật giáo, nhưng nhiều năm qua họ vẫn dung dưỡng các hoạt động mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, hiện nay số chống đối vẫn tiếp tục tìm cách duy trì đường hướng hoạt động theo hướng cực đoan, chống đối.

Một số thành viên trong tổ chức "GHPGVNTN"
Liên quan đến mùa Phật đản, xin dẫn chứng để làm rõ luận điểm trên trong “Thông bạch Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564” mới được số đối tượng cốt cán trong tổ chức “GHPGVNTN” ban hành ngày 16/4 vừa qua. Bên cạnh một số thông báo về việc tổ chức Đại lễ, các đối tượng cực đoan đã lồng ghép một số nội dung chẳng liên quan đến sự kiện trọng đại của đạo Phật: “Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trả tự do cho những vi bị bỏ tù vì nói lên chính kiến của mình, những tù nhân lương tâm, chính trị và tôn giáo. Vì trong môi trường nhà tù, những vị này khó có khẳ năng phòng dịch để bảo vệ bản thân”.


Thật đáng xấu hổ khi những nhà tu hành được giác ngộ chân lý của Phật pháp lại đưa một nội dung xuyên tạc như trên làm xấu xí, méo mó của một thông báo quan trọng của một sự kiện lớn nhất trong Phật giáo. Việc kêu gọi thả tự do cho tội phạm mà họ gắn mác "tù nhân lương tâm" là một vấn đề mang tính phi chính trị, không nên được lồng ghép vào trong mọi hoạt động tôn giáo thuần túy. Hơn nữa, đây là sản phảm của đám rận chủ quốc nội và số đối tượng cực đoan trong Công giáo, đám báo lá cải như RFA, BBC, tổ chức khủng bố Việt Tân... lu loa trên mạng xã hội suốt thời gian vừa qua. Vấn đề này đã được vạch trần trong bài viết http://www.bantindanchu.com/2020/04/cong-tac-phong-chong-dich-tai-trai-giam.html. Điều này chứng tỏ các thành viên trong tổ chức "GHPGVNTN" cùng một giộc với số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước. 
Đây không phải là lần đầu số tu sỹ cực đoan trong Phật giáo làm một việc tráo trợn như vậy. Trong Thư chúc Tết, Thông bạch Vu Lan, Phật đản những năm trước đó cũng đều xuất hiện các nội dung tương tự, không kêu gọi chống Đảng, Nhà nước thì cũng xuyên tạc tình hình đất nước; kích động tăng, ni, phật tử chống lại việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Hành động trên của “GHPGVNTN” tiếp tục chứng tỏ đường hướng hành đạo đi ngược với lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc, trái với truyền thống yêu nước, “hộ quốc, an dân” của Phật giáo Việt Nam đã được vun đúc suốt chiều dài hơn 2000 năm lịch sử.
Mã Phi Long

Read more…

Chống dịch COVID-19: Sáng kiến hay của Hà Nội

tháng 4 29, 2020 |
 Một cuộc họp của BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Chỉ thị 07 về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, TP Hà Nội tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đồng thời, kết hợp với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong, phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nới lỏng nhưng không lơi lỏng.

Theo Chỉ thị 07 vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành, Hà Nội tiếp tục tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu. Cụ thể:

Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, tôn giáo, thể thao, sự kiện chưa cần thiết. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người.

Tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu: khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ hiệu cắt tóc), karaoke, mát xa, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet, nhà hát, rạp chiếu phim.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát - là nơi có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp, cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.

Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

Vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ GTVT, Bộ Y tế.

Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người. khử trùng, vệ sinh lớp học. Kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh. Phương án cụ thể theo hướng dẫn của ngành GD&ĐT và ngành Y tế.

Khuyến khích họp trực tuyến và làm việc qua ứng dụng CNTT. Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế xã hội thực sự cần thiết phải do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm.

Các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn, khu đô thị mới (trừ các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả trong các chợ) chỉ được mở cửa sau 9 giờ sáng hàng ngày để hạn chế tiếp xúc, giảm mật độ giao thông tại các khu vực đô thị. Cấm toàn bộ hành vi lấn chiếm lấn lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, bán hàng dưới bất kỳ hình thức nào.

Việc ban hành Chỉ thị 07 với những nội dung cụ thể, trong đó có việc quy định các dịch vụ thiết yếu được hoạt động trở lại và những dịch vụ không thiết yếu chưa được phép hoạt động trở lại. Đặc biệt, việc quy định các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn, khu đô thị mới (trừ các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả trong các chợ) chỉ được mở cửa sau 9 giờ sáng hàng ngày để hạn chế tiếp xúc, giảm mật độ giao thông tại các khu vực đô thị rõ ràng là một sáng kiến hay của Hà Nội.

Quy định này không chỉ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ vẫn diễn ra bình thường mà còn đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội và giảm mật độ giao thông ở các quận nội thành.

Từ một trong những tỉnh, thành phố có nguy cơ cao với số lượng người nhiễm COVID-19 cao nhất cả nước, đến nay Hà Nội đã từng bước kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Với những ổ dịch lớn như Bạch Mai, thôn Hạ Lôi, nhưng hơn 10 ngày qua Hà Nội không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Điều đó cho thấy những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của chính quyền Thành phố và sự chung sức, đồng lòng của người dân Thủ đô. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, không chủ quan, mất cảnh giác sẽ giúp Hà Nội và các địa phương trong cả nước ngăn chặn và khống chế được dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Việt Nguyễn
Read more…

Dịch bệnh không làm gián đoạn việc trấn áp, xử lý tội phạm

tháng 4 28, 2020 |

Dịch bệnh có thể làm mọi sinh hoạt xã hội có thể bị gián đoạn nhưng công tác trấn áp tội phạm của công an các cấp dường như không có biên giới, khoảng cách. Đó là trách nhiệm của những người giữ trách nhiệm quan trọng “thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi”. Cụ thể:
Sáng 25/4 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh An Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Lê Ngọc Thành (sinh năm 1972, trú tại phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo khoản 1 Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015.


Đối tượng Lê Ngọc Thành
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Thành đã sử dụng mạng xã hội facebook để kết bạn với nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, đăng ký tham gia tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân làm “Tổng thống Đệ III Việt Nam cộng hòa”.
Sau thời gian tham gia tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Thành được các đối tượng trong tổ chức gửi cho 2 lá cờ vàng ba sọc và một số tài liệu liên quan đến tổ chức phản động này. Sau khi một số thành viên khác trong tổ chức bị bắt, Thành tiếp tục tạo một tài khoản facebook khác để hoạt động.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 15/4, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh An Giang tiến hành bắt khẩn cấp Lê Ngọc Thành; khám xét khẩn cấp nơi ở của Thành, lực lượng Công an thu giữ 2 lá cờ ba sọc cùng nhiều tài liệu, vật chứng khác có liên quan.
Trước đó, vào đầu tháng 4, cũng tại An Giang, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Kim Phượng (53 tuổi, ngụ phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên), cũng là đối tượng tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và có hành vi phản động thực hiện mưu đồ đen tối. Qua khám xét khẩn cấp nơi ở của Phượng, Công an thu giữ 5 lá cờ 3 sọc cùng nhiều tài liệu, vật chứng khác có liên quan.

Đối tượng Nguyễn Thị Kim Phượng
Liên quan đến vụ Đồng Tâm tại Hà Nội, ngoài số đối tượng chính tham gia trực tiếp hoạt động phạm tội, ngày 27/4 vừa qua, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) xét xử sơ thẩm bị cáo Chung Hoàng Chương (43 tuổi, ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Đối tượng Chung Hoàng Chương 
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, bị cáo Chương đã viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm uy tín, danh dự của 3 chiến sĩ công an hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) xảy ra vào tháng 1/2019. Bài viết của Chương thể hiện sự vô cảm và xúc phạm người khác rõ ràng, có chủ đích làm cho người đọc hiểu sai lệch vấn đề diễn ra ở Đồng Tâm; cổ vũ cho việc làm sai trái của một số đối tượng xấu ở Đồng Tâm trên tài khoản “Chương May Mắn” với 16 bài viết (được trích xuất thành 101 trang tài liệu trên giấy A4) chứa nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền, chống phá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyên và lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chung Hoàng Chương thừa nhận thường xuyên dùng điện thoại di động để truy cập “Facebook” xem các thông tin không rõ nguồn đăng tải, không kiểm chứng tính xác thực và đăng tải, chia sẽ trên trang các nhân của mình. Kết thúc phiên xét xử, Hội đồng đã tuyên phạt Chung Hoàng Chương 1 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Có thể thấy, quá trình thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng trên có thể do ngộ nhận về bản thân, nhận thức về chính trị, pháp luật hạn chế, hoặc do hám lợi nên bị các đối tượng móc nối, hướng dẫn, kích động thực hiện theo “đơn đặt hàng” của các tổ chức, cá nhân thù địch với Nhà nước Việt Nam như tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, đám rận chủ quốc nội,…
Cuối cùng là họ nhận những cái kết cay đắng khi sa vào vòng lao lý, còn các đối tượng đứng sau xúi dịch, kích động, mua chuộc họ thì vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Những đối tượng đó chưa được xử lý thì không biết sẽ còn bao nhiêu nạn nhân trở thành con rối trên bàn cờ chính trị để chúng sai khiến. Để tránh đi vào vết xe đổ của các nạn nhân trên, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, không nghe, không tin, không thực hiện các yêu cầu của đối tượng xấu; đồng thời cần chủ động tố cáo nếu như phát hiện có việc móc nối, mua chuộc, lôi kéo của các tổ chức trên.
Mã Phi Long


Read more…

Công tác phòng, chống dịch tại trại giam và câu chuyện đòi thả tự do cho “tù nhân lương tâm”

tháng 4 27, 2020 |

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận những thông tin tích cực nhưng chúng ta không thể chủ quan, lơ là để dịch bệnh có thể lây lan, bùng phát như tại Mỹ và một số nước Châu Âu. Bên lề câu chuyện liên quan đến đại dịch Covid 19, thời gian qua, các thế lực chống phá, đám rận chủ, số cực đoan trong tôn giáo tăng cường lợi dụng dịch bệnh để chống phá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị tại Việt Nam.
Đáng chú ý, gần đây, các đối tượng lấy lý do việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu Nhà nước phải thả tù nhân với lý do để thực hiện giãn cách xã hội, không để tình hình dịch bệnh xâm nhập vào các trại giam vì điều kiện trong tù dễ lây lan dịch bệnh trong bối cảnh tại một số nhà tù tại Mỹ, Ý, Iran, Pháp… có hiện tượng lây chéo trong phạm nhân khiến cho nguy cơ biến các trại giam thành ổ dịch, nên các quốc gia này đành lòng “cứu nguy” bằng cách thả bớt số tù nhân để hạn chế sự lây lan.



Lời kêu gọi của các đối tượng chống đối

Thế nhưng, thông tin từ Bộ Công an, nhất là công an trại giam cho biết, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trại giam, trại tạm giam được đặt lên hàng đầu. Lực lượng công an trại giam phải thực hiện nghiêm các quy định cách ly, giãn cách xã hội, chấp hành cấm trại để tránh việc tạo cơ hội cho virut xâm nhập vào các khu vực giam giữ phạm nhân. Hiện tại, các cơ sở giam giữ phạm nhân đều đảm bảo tốt. Vấn đề này, sau khi hết dịch, Mỹ và các nước Châu Âu cần mang sách vở sang học Việt Nam.
Đơn cử như tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh, Đại tá Giám thị Hoàng Thanh Nhượng trả lời trên báo Công an nhân dân cho biết: “Đơn vị của chúng tôi còn chủ động xây dựng phương án chống dịch Covid-19 sớm hơn ngoài dân sự. Ngay từ khi Vũ Hán, Trung Quốc nước láng giềng có đường biên giới với Quảng Ninh bùng phát dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ ở đây đã quán triệt tinh thần chống dịch, mọi hoạt động đã căng như dây đàn 24/24 giờ trong ngày. Bởi những biến động của bệnh dịch thường tác động trực tiếp vào cơ sở giam giữ phạm nhân. Trại tạm giam ở địa phương có quy mô 2.000 phạm nhân. Đối tượng quản lý, giam giữ đủ bộ mặt tội phạm, phần nhiều từ vụ án mới ở bước khởi tố điều tra, nhưng còn giam giữ, cả kẻ tử tù chờ ngày thi hành án với con số nhiều đứng top đầu toàn quốc.”
Việc đảm bảo an toàn cho các phạm nhân tại các trại trạm giam hiện nay được Việt Nam thực hiện rất nghiêm túc. Ngoài việc các trại giam vốn ở khu vực xa khu dân cư, cách ly xã hội được bảo đảm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, thì việc đảm bảo đời sống sinh hoạt cho phạm nhân được đầy đủ theo quy định của pháp luật được chúng ta làm rất tốt.

Các trại giam thực hiện nghiêm việc kiểm tra dịch tễ 
Ngay trong việc thực hiện giãn cách bệnh nhân cũng được Việt Nam thực hiện rất tốt, bởi trong số các phạm nhân nhiều kẻ sống buông thả, mang trong người mầm mống bệnh xã hội và những căn bệnh khả năng truyền nhiễm cao như: HIV, viêm gan, lao phổi…
Việc ngăn chặn, bảo vệ các phạm nhân khác khỏi lây nhiễm là điều được đặc biệt quan tâm, hơn thế nay dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cao, thì điều này càng được các giám thị và cán bộ quản lý trại giam thực hiện nghiêm túc. Bởi vì là phạm nhân thuộc đối tượng cách ly xã hội, nhưng họ không mất hết nhân quyền, quyền con người.
Hơn nữa ở thời điểm dịch đang có diễn biến bất thường, thì tại các trại giam cũng thực hiện giãn cách chống dịch. Nhất là Cục Cảnh sát Quản lý trại giam tạm dừng cho phép các gia đình phạm nhân đến thăm gặp tiếp tế, việc chăm nom phạm nhân nằm viện. Thay vào đó là đội ngũ lực lượng cán bộ được tăng cường, bảo vệ an toàn cho các phạm nhân.
Nhiều địa phương còn thực hiện chủ động lập những khu giam giữ riêng cho những phạm nhân mới nhập về trại để sàng lọc, tránh dịch theo chân tội phạm xâm nhập vào khu giam giữ. Cùng với đó thì các cán bộ thuộc đội quản lý, giáo dưỡng trại giam cũng thực hiện ở hẳn trong cơ quan, tự cách ly.
Trở lại với lời kêu gọi của các đối tượng, so với tình hình Covid 19 tại Việt Nam và tình hình tại các trại giam giữ phạm nhân, có thể thấy việc thả tù nhân thực chất chỉ là chiêu trò “mượn gió bẻ măng”, “đục nước béo cò”, nhằm tạo cơ hội thoát tội cho đám tù nhân có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia được chúng gắn cho cái mác rởm “tù nhân lương tâm”. Hơn nữa, ở Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”, vì đã là tù nhân, bị toà án phán quyết bản án theo quy định pháp luật của Việt Nam mà “không nguy hiểm cho xã hội”, cho nên việc đặt nicname cho đám phạm nhân này chỉ là những “lý luận suông”, “bánh vẽ” mà tổ chức phản động tạo nên, hoàn toàn không thuyết phục.
Như vậy, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định, dịch Covid-19 là cơ hội béo bở để đám phản động “bánh vẽ” lên những điều hoang tưởng, đề nghị “thả tự do”, “phóng thích” cho các tù nhân… hay “bẻ gãy” song sắt trại giam ở các quốc gia khác. Việc các tổ chức phản động thực hiện “Bức thư chung kêu gọi trả tự do cho tù nhân ở Việt Nam”; “Các tổ chức kêu gọi Thủ tướng Việt Nam thả tù nhân vì dịch COVID-19”… Với lý do: “trả tự do cho những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội như các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi sinh” là điều không thể chấp nhận được.
Mã Phi Long

Read more…

Cần xử lý nghiêm hành vi của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh

tháng 4 26, 2020 |
 Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh đăng tải lời lẽ xúc phạm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trên Facebook cá nhân

Nguyễn Thanh Tịnh, linh mục, Chánh văn phòng Toà giám mục Giáo phận Hà Tĩnh là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người. Là một linh mục, được giao nhiệm vụ Chánh văn phòng Toà giám mục, phụ trách những công việc mục vụ của Toà giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, là trung tâm, đầu mối giao tiếp (đối nội và đối ngoại) của Giáo phận. Ấy thế nhưng, kể từ khi được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Toà giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh dường như đã bỏ quên việc đạo mà chỉ lo việc đời.

Không chỉ thường xuyên link, share (chia sẻ) các bài viết có nội dung chính trị xấu trên Facebook cá nhân, linh mục này còn thường xuyên đăng những status, lời bình luận với nội dung xuyên tạc, sai sự thật, kích động chống Nhà nước trên Facebook cá nhân. Cách đây ít ngày, linh mục này còn công khai đăng trên Facebook cá nhân (Anthanh Linhgiang) những lời lẽ xúc phạm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, ngày 24/4/2020, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng bí thư - Chủ tịch nước đánh giá cao những kết quả mà cả hệ thống chính trị và nhân dân ta đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Kết quả chúng ta làm được trong phòng chống dịch COVID-19 vừa rồi là rất mừng, qua đây củng cố niềm tin trong dân, tăng thêm uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, dân tin Đảng, tin chế độ, thể hiện qua nhiều bài thơ, bài hát đi vào lòng người. Kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, từ cụ già tới em nhỏ; dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết nhân ái, lá lành đùm lá rách, trong khó khăn càng thể hiện rõ tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì
Hội nghị cán bộ toàn quốc
Nói về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, công tác cán bộ đóng vai trò then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ. Vì vậy, phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài, không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân.

Ấy vậy nhưng, sau khi chương trình thời sự đưa tin về Hội nghị cán bộ toàn quốc và phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thì linh mục Nguyễn Thanh Tịnh đã đăng trên Facebook cá nhân những lời lẽ có nội dung xúc phạm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với giọng điệu của một kẻ mất dạy. Hắn viết: “Với cương vị Chủ tịch nước nhưng dịch bệnh thì ông trốn đâu mất. Dịch tạm lắng ông xuất hiện, vịnh Kiều và dạy đạo đức! Dân đóng thuế để thuê những đầy tớ như thế này sao?”

Những lời lẽ này rõ ràng là không thể chấp nhận được với bất kỳ ai chứ đừng nói người đó là linh mục. Làm lãnh đạo cứ phải xuất hiện trước truyền thông, truyền hình mới là làm việc sao? Là một linh mục mà Nguyễn Thanh Tịnh lại phát ngôn những lời xằng bậy, vô học và không thể chấp nhận.

Với tư cách là một công dân, tôi đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hành vi của Nguyễn Thanh Tịnh theo Luật An ninh mạng và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 3/2/2020 của Chính phủ “Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”. Cần phải xử lý thật nghiêm loại linh mục này như những người vi phạm khác, không thể để chúng tự cho mình cái quyền đứng trên luật pháp.

Việt Nguyễn
Read more…

Trung Quốc và sự toan tính sai lầm ở Biển Đông

tháng 4 26, 2020 |
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa

Lợi dụng Mỹ và các đồng minh đang phải gồng mình chống lại đại dịch toàn cầu Covid-19, Trung Quốc liên tiếp đưa ra các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.toan tính và mưu đồ chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Sau khi ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó là Malaysia, Trung Quốc lại tiếp tục những hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế khi sử dụng tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, rồi xua đuổi tàu cá Indonesia...

Đặc biệt, gần đây họ đã đưa ra thông báo về việc thành lập hai đơn vị hành chính mới "quản lý" quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là quận “Tây Sa” và “Nam Sa” (thực chất là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) một lần nữa cho thấy sự ngang ngược, bất chấp của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế. Chưa dừng lại ở đó, họ còn trơ mặt, ngang nhiên thách thức tất cả khi gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam "chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc". Phải chăng, Trung Quốc đang “thừa nước đục thả câu”?

Có thể khẳng định, những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy một điều rằng, Trung Quốc sẽ và không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm, bá quyền Biển Đông của mình. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh công tác "hình thành lục địa", tức xây dựng đảo nhân tạo trái phép, đồng thời tiếp tục nỗ lực tạo lập "điều kiện tiên quyết chiến lược" trong việc chuẩn bị cho mưu đồ chiến tranh pháp lý, dù thực tế họ đã từng thất bại trong chiến tranh pháp lý, thể hiện qua vụ kiện của Philippines.

Thất bại đó đồng nghĩa Trung Quốc đã không thể chứng minh tính hợp pháp của chiến lược xây dựng và biến đảo nhân tạo thành đảo để lách Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Dù không thể chứng minh tính hợp pháp của chiến lược phi pháp ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ và không bao giờ từ bỏ mưu đồ đen tối của mình. Họ luôn muốn biến Biển Đông thành chuyện đã rồi, biến Biển Đông thành của riêng họ. Nhiều người đã phải thốt lên rằng Trung Quốc đã biến đại dịch COVID-19 thành một vũ khí cho tham vọng quyền lực và sự hung hăng trong khu vực.

Vậy, nhưng sự toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh có phải là một sự khôn ngoan?

Ngày 23/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thể hiện thái độ cứng rắn, kêu gọi những nước khác buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những hành động khiêu khích, phi pháp gần đây ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng: “Chúng ta cần thấy rõ rằng chính quyền Trung Quốc đã lợi dụng việc thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng Covid-19 bằng việc tiếp tục những hành vi khiêu khích. Họ đang sử dụng áp lực quân sự và ép buộc các nước láng giềng tại Biển Đông, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam”.

Ngày 24/4/2020, USS Barry - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ - đã băng ngang qua eo biển hẹp nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục để tiến về phía nam (hướng đi vào Biển Đông), đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng tàu chiến Mỹ đi qua khu vực này. Đây có thể xem là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc rằng kể cả khi bị đại dịch hoành hành, sức mạnh quân sự và sự hiện diện của Washington tại khu vực sẽ không thay đổi.

Trong lúc đó tại phía nam Biển Đông, 3 tàu chiến của Mỹ và 1 tàu khu trục Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung tại khu vực không xa nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia. Không rõ cuộc tập trận này có được lên kế hoạch từ trước hay không, nhưng động thái của Mỹ cùng đồng minh là câu trả lời cho việc Trung Quốc lợi dụng Covid-19 dùng tàu sân bay để "diễu võ giương oai" trên Biển Đông.

Có thể thấy, ý đồ "đục nước béo cò" của Trung Quốc đến giờ đã thể hiện rõ trên Biển Đông. Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời tiến hành các hoạt động gây hấn, xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam trên thực địa. Các động thái trên giấy tờ lẫn ngoài thực địa diễn ra một cách dồn dập và gói gọn trong vòng 3 tuần đầu của tháng 4, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích và đe dọa nước khác như vậy trên Biển Đông.

Những hành động phi pháp và sự toan tính đen tối trên của Trung Quốc không những không giúp họ đạt được mục tiêu mà chỉ làm cho thế giới thấy ghê tởm, thấy được coi thường và bất chấp luật pháp quốc tế của họ. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Đó thực sự là một toan tính sai lầm và Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Việt Nguyễn
Read more…

Đặc trưng của các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng lần thứ XIII

tháng 4 25, 2020 |
 Ảnh minh hoạ

Thời gian gần đây, trong khi toàn Đảng, toàn dân đang chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng thì một số tổ chức, cá nhân lại núp bóng “tổ chức xã hội dân sự”, “nhân sĩ”, “trí thức”, “cán bộ lão thành” tán phát “thư kiến nghị”, “góp ý” với Đảng, Nhà nước chỉnh sửa văn kiện Đại hội XIII, những thực chất là tuyên truyền xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác nhân sự Đại hội XIII…

Nguy hiểm hơn, chúng không chỉ tuyên truyền, tán phát một cách đơn lẻ mà tổ chức thành các chiến dịch. Thực hiện các chiến dịch này, chúng đã huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể nhận diện được các chiến dịch tuyên truyền chóng phá Đại hội Đảng lần thứ XIII đang được các đối tượng phát động trên Internet, mạng xã hội?

Có thể thấy, các “chiến dịch” tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng lần thứ XIII đang được các đối tượng phát động như “Chiến dịch tẩy chay Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Chiến dịch bàn luận nhân sự Đại hội XIII”, “Chiến dịch bất tuân dân sự”, “Chiến dịch khai dân trí”… có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, các chiến dịch tuyên truyền chủ yếu do các đối tượng, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài khởi xướng, như: “Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng Vì dân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, Đài BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, “Theo dõi Nhân quyền thế giới - HRW”, “Ân xá quốc tế - AI”, “Phóng viên không biên giới - RSF”... Bên cạnh đó, các chiến dịch này còn được tiến hành mnh m, quyết lit vi s phi kết hp ca số đối tượng chống đối, cơ hội, bất mãn chính trị trong nước.

Thứ hai, ni dung tuyên truyn trong các chiến dch được hướng theo mt ch đề thng nht, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII…

Thứ ba, các chiến dch tuyên truyn chống phá Đại hội Đảng XIII chủ yếu được tiến hành vào thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt, ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội, các chiến dịch này sẽ được gia tăng về cấp độ, tính chất và quy mô, sau đó sẽ giảm dần và kết thúc khi Đại hội Đảng XIII của Đảng kết thúc. Trong khoảng thời gian này, chúng sẽ tập trung huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện tham gia nhằm làm gia tăng mức độ, tính chất, phạm vi tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền.

Thứ tư, mục đích trực tiếp của các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng là nhằm phá hoại công tác chuẩn bị Đại hội, phá hoại công tác nhân sự Đại hội; phá hoại các dự thảo văn kiện Đại hội; gây mâu thuẫn, chia rẽ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước và chế độ; làm cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII không diễn ra theo kế hoạch hoặc không đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, chúng còn hướng tới những mục tiêu khác, như: Xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng; phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; gây nhiễu loạn thông tin; gây mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ; kích động các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Có thể thấy, các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng XIII thời gian qua không chỉ tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, gây ra những hoài nghi, hoang mang, mất niềm tin trong một bộ phận quần chúng, cán bộ, đảng viên mà còn tác động, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự và quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Từ nay đến khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng, chúng sẽ càng đẩy mạnh thực hiện các chiến dịch tuyên truyền chống phá. Đặc biệt, chúng sẽ triệt để khai thác các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích trên không gian mạng để tán phát “đơn thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “bản lên tiếng”, “đơn tố cáo”, qua đó gây áp lực hoặc hạ uy tín, tạo luồng dư luận xấu về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác để không bị những luận điệu lừa bịp của chúng dắt mũi.

                          Việt Nguyễn
Read more…