Tất tần tật về Trương Châu Hữu Danh

tháng 12 31, 2020 |
Trương Châu Hữu Danh


Ngày 17-12, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Cần Thơ đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trương Châu Hữu Danh (sinh năm 1982, trú tại xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015.

Sau khi Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố, bắt tạm giam, trên mạng xã hội đã xuất hiện các luận điệu xuyên tạc cho rằng, Nhà nước Việt Nam “đàn áp nhà báo tự do”, “đàn áp Facebooker nổi tiếng”, “bịt miệng những người bất đồng chính kiến”, “Công an thành phố Cần Thơ bắt Trương Châu Hữu Danh vì muốn bưng bít chuyện sai trái của chính quyền Cần Thơ”…

Đặc biệt, lợi dụng sự việc này tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế (CPJ) đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc khi cố ý cho rằng, “chính sách quản chế tự do báo chí, tự do ngôn luận của Việt Nam ngày càng khắt khe, nghiêm khắc khi có nhiều nhà báo bị bỏ tù”.

Trương Châu Hữu Danh là ai?

Trương Châu Hữu Danh (sinh năm 1982, trú tại xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An), từng được biết đến là phóng viên của một số tờ báo, như: Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động, Tạp chí điện tử Làng Mới. Tuy nhiên, Trương Châu Hữu Danh chỉ thực sự nổi tiếng khi là thành viên chủ chốt của nhóm "Bạn hữu đường xa" tích cực "chống BOT bẩn".

Việc thường xuyên cổ súy gây mất an ninh, trật tự, dùng tiền lẻ trả tiền qua các trạm thu phí BOT như: BOT Cai Lậy, BOT T2… làm ùn tắc giao thông khiến Trương Châu Hữu Danh ngày càng được biết đến nhiều hơn trên cộng đồng mạng. Có lẽ, chính vì sự “nổi tiếng” trên mạng xã hội đó mà trang Facebook và fanpage cùng tên “Trương Châu Hữu Danh” được cho là của Trương Châu Hữu Danh đã thu hút hàng chục ngàn lượt theo dõi.

Trương Châu Hữu Danh cũng được biết đến là thành viên sáng lập nhóm "Báo sạch" khá nổi tiếng trên thế giới mạng. Lợi dụng sự nổi tiếng này, Trương Châu Hữu Danh đã viết nhiều bài trên facebook cá nhân về các vấn đề chính trị, thời sự, xã hội với nội dung xuyên tạc sự thật, vu khống, nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.

Vì những vi phạm trong quá trình công tác, Trương Châu Hữu Danh đã bị Tạp chí Nông thôn mới quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Tháng 6/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Trương Châu Hữu Danh. Kể từ đó, Trương Châu Hữu Danh được biết đến như một “nhà báo tự do” với nhiều bài viết trên trang cá nhân và một số hội, nhóm trên mạng xã hội.

Vì sao Trương Châu Hữu Danh bị bắt?

Tháng 9/2018, mạng xã hội từng xôn xao thông tin Trương Châu Hữu Danh trình báo với công an mình bị một nhóm (7 - 8 người) xăm trổ, đầu trọc, vẻ ngoài hung dữ tìm đến tận nhà gây áp lực, buộc gỡ các bài báo đã đăng. Khi đó, Trương Châu Hữu Danh trình báo rằng, khi mình đi vắng, ở nhà chỉ có cha mẹ già thì nhóm người lạ vào nhà, giới thiệu họ là “dân xã hội” từ Sài Gòn và miền Bắc mới vào. Nhóm người trên đã phục kích trước nhà nhiều ngày, muốn gặp anh ta để yêu cầu gỡ các bài viết "đụng chạm", gây ảnh hưởng xấu đến họ.

Tháng 8/2020, Trương Châu Hữu Danh liên tục có các bài viết trên facebook cá nhân liên quan đến vụ Nguyễn Hoàng Trung Kiên (30 tuổi, ngụ thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) uống thuốc trừ sâu tự tử vì bị phạt 9 tháng tù giam. Một trong số các bài viết trên có nội dung như sau: “Cần Thơ, cán bộ được duyệt ấp A mà dám xông qua ấp B giành đất với dân, lại được toà bảo vệ. Nạn nhân bị cướp đất, bị tống vô tù, phải tự sát. Vậy mà nằm viện cấp cứu chưa được 48 tiếng đã bị đoàn cán bộ vào tận giường bệnh đưa đi thi hành án…”. Thực chất, bài viết ám chỉ việc Nguyễn Hoàng Trung Kiên uống thuốc trừ sâu tự tử là vì bị chính quyền “cướp đất”, “tống vô tù” nên “phải tự sát”.

Ngày 12/10/2020, Tạp chí Thời Trang Vàng - Tạp chí điện tử TTV làm lễ khai trương Chi nhánh đại diện tại Cần Thơ. Trương Châu Hữu Danh được giao phụ trách chi nhánh này. Tuy nhiên, chi nhánh đại diện này chưa được Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ cấp phép nên đã bị yêu cầu ngừng hoạt động.

Gần đây, cơ quan chức năng xác định, Trương Châu Hữu Danh lợi dụng sự nổi tiếng của bản thân với 167,917 người theo dõi, facebooker này thường đăng nhiều bài viết chống phá chính quyền, Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Gần đây nhất, trang facebook của Trương Châu Hữu Danh thường xuyên cập nhật về việc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, bắt Cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng và vụ bắt ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh… Điều đáng nói, việc cập nhật thông tin về các vụ việc này không được Trương Châu Hữu Danh đưa tin theo hướng tôn trọng sự thật mà thường lồng ghép những nội dung xuyên tạc, công kích chính quyền và chế độ. Điều này khiến dư luận tỏ ra rất bức xúc, bất bình.

Việt Nguyễn

Read more…

Nhân sự Đại hội XIII: Ai sẽ là “trường hợp đặc biệt”?

tháng 12 29, 2020 |

 

Hội nghị Trung ương 14 khóa XII

Sáng 28/12, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho các cơ quan báo chí. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Đức Hà (Ban Tổ chức Trung ương), cho biết thực hiện quy trình công tác nhân sự Đại hội XIII, các cơ quan chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành Trung ương trước; sau đó là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; rồi đến các chức danh chủ chốt gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và "trường hợp đặc biệt" chuẩn bị sau cùng.

Ông Nguyễn Đức Hà cũng cho biết, các “trường hợp đặc biệt” sẽ được Ban Chấp hành Trung ương xem xét tại Hội nghị Trung ương 15. Vậy, thế nào là “trường hợp đặc biệt” và ai sẽ là “trường hợp đặc biệt”?

Trung ương khóa mới được cơ cấu 3 độ tuổi: Dưới 50, từ 50 đến 60 và 61 tuổi trở lên để đảm bảo kế thừa. Trong đó, người tham gia Ban chấp hành Trung ương lần đầu phải bảo đảm còn tuổi công tác hai nhiệm kỳ, ít nhất trọn một nhiệm kỳ (tức không quá 55 tuổi). Nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi.

Như vậy, "trường hợp đặt biệt" là những người ngoài độ tuổi nêu trên. Với Uỷ viên Trung ương là quá 60 tuổi; còn với Bộ Chính trị, Ban Bí thư quá 65 tuổi.

Hiện nay, Bộ Chính trị đương nhiệm gồm 17 ủy viên. Trong đó, một người được thông báo nghỉ chữa bệnh từ hơn hai năm trước, 8 ủy viên còn tuổi tái cử, 8 ủy viên đã quá 65 tuổi khi đến Đại hội XIII. Trong số 8 ủy viên Bộ Chính trị còn tuổi tái cử, gần đây các cấp có thẩm quyền đã kỷ luật cảnh cáo hai vị là ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình.

Với các thành viên Ban Bí thư (không phải là ủy viên Bộ Chính trị) thì tất cả 7 vị đều còn tuổi tái cử.

Căn cứ vào quy định này có thế thấy rằng, “trường hợp đặc biệt” sẽ được xem xét trong số 08 ủy viên Bộ Chính trị đã quá 65 tuổi và một số trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị quá 60 tuổi khi tham gia Bộ Chính trị lần đầu, Ủy viên Trung ương quá 55 tuổi khi tham gia Ban Chấp hành Trung ương lần đầu hoặc quá 60 tuổi với trường hợp Ủy viên Trung ương tái cử khi đến Đại hội XIII.

Như vậy, 08 trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, 77 tuổi); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, 67 tuổi); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1954, 67 tuổi); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954, 67 tuổi); Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2016 - 2021 Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953, 68 tuổi); Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954, 67 tuổi); Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (sinh năm 1953, 68 tuổi); Phó thủ tướng Trương Hòa Bình (sinh ngày 13.4.1955, trên 65 tuổi).

Liên quan tới vấn đề nhân sự Đại hội XIII, cách đây ít giờ, trang mạng BBC tiếng Việt đăng tải bài viết có tiêu đề: “Đại hội 13: Công tác nhân sự có nên "biệt lệ hóa" mãi hay không”? Bài viết này đã cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc khi cho rằng, công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam nên “dân chủ hóa” thay vì "biệt lệ hóa" mãi như với các trường hợp "đặc biệt" hay "siêu đặc biệt".

Họ cho rằng, những gì đã và đang diễn ra trong cách thức làm nhân sự cao cấp của Đảng cho chúng ta thấy, “Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay với cung cách tuyển chọn các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo lối truyền thống. Đó là Ban lãnh đạo đương nhiệm vạch đường lối cho Ban lãnh đạo mới thực hiện chúng, nhân sự chỉ là tìm người thực thi Nghị quyết của Đảng” và “với cách làm " nhân sự" này sẽ rất khó có sự thay đổi căn bản nào".

Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc về công tác tổ chức, nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Công tác nhân sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, sống còn, bởi vậy tại bất cứ kỳ Đại hội nào, công tác này cũng được tiến hành nghiêm túc, theo quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất.

Đặc biệt, quy trình công tác nhân sự Đại hội XIII được chuẩn bị rất chặt chẽ, công phu và có nhiều điểm mới so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, số lượng cán bộ được quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa mới ít hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, Trung ương đã bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược khoảng 222 người, giảm gần 300 so với số quy hoạch khoá XII.

Nhiều nhiệm kỳ trước đây, công tác nhân sự thực hiện theo quy trình 3 bước thì lần này là 5 bước. Theo đó, hai lần trình Ban thường vụ, hai lần trình Ban chấp hành và một lần lấy ý kiến cán bộ chủ chốt. Điều đó cho thấy, các nhân sự quy hoạch vào Trung ương được rà soát, lấy phiếu kỹ lưỡng và dân chủ hơn.

Việt Nguyễn

Read more…

Giảm nghèo bền vững: Thành tựu 35 năm đổi mới của Thủ đô

tháng 12 28, 2020 |

  


Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta giờ đây là một trong những điểm sáng trên thế giới về thành tựu xóa đói, giảm nghèo, một trong số các địa phương đi tiên phong với trách nhiệm và tầm nhìn đó chính là Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đặc biệt giai đoạn 2016-2020 vừa qua, Hà Nội đã hỗ trợ giảm nghèo thông qua hàng loạt những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, tạo giá đỡ an sinh, trao sinh kế cho người nghèo, người yếu thế... Với những kết quả ấn tượng đó không chỉ tiếp thêm động lực cho những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, mà còn tạo đà để Thủ đô giảm nghèo bền vững trong những năm tới.

 

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, TP Hà Nội đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trước thời hạn hai năm, cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

 

Nếu như đầu năm 2016, thành phố có 65.377 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội thấp (xếp thứ 4, sau ba tỉnh, thành phố không còn hộ nghèo là: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), tuy nhiên số hộ nghèo của Hà Nội cao thứ 36 trong số 63 tỉnh, thành phố (cao hơn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh....). Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 90% tổng số hộ nghèo của thành phố. Đặc biệt, Hà Nội có 14 xã miền núi, vùng thiểu số, trong đó có hai xã thuộc diện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã An Phú của huyện Mỹ Đức và xã Ba Vì của huyện Ba Vì).

 

Thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, TP Hà Nội luôn nhất quán quan điểm hỗ trợ người nghèo vươn lên dựa theo nhu cầu, hoàn cảnh, khả năng của từng cá nhân và gia đình. 5 năm gần đây, TP Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho hơn 5.600 hộ nghèo, cận nghèo. Thành phố đã yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ những giải pháp trợ giúp người nghèo và đối tượng yếu thế. Chuẩn nghèo của Hà Nội cũng được điều chỉnh theo hướng tăng cao, tạo điều kiện mở rộng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ.

 

Từ năm 2016 đến nay, chuẩn nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn và 1,4 triệu đồng/người/tháng ở thành thị. Thành phố trợ cấp thường xuyên 350 nghìn đồng/người/tháng tới 5.000 người già yếu không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo. Đồng thời, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí tới người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn và người mắc bệnh phong. Các đối tượng này cũng được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với mức phí ưu đãi. Hiện đã có hơn 500 tỷ đồng được giải ngân.

 

Nhờ đó, công tác giảm nghèo tại Thủ đô đã thu được những kết quả tích cực. Nếu như năm 2016, thành phố có hơn 65 nghìn hộ nghèo (chiếm 3,64% tổng dân số) thì đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,16%. So với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,2% vào cuối năm 2020 trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã về đích sớm hai năm. Đến tháng 6-2020, số hộ nghèo ở Hà Nội chỉ còn chiếm tỷ lệ 0,42%. Đáng chú ý, thành phố có 10 quận, huyện, gồm: Ba Ðình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Ðông, Ðông Anh, Gia Lâm không còn hộ nghèo. Trong đó, quận Cầu Giấy và Hai Bà Trưng hiện không còn hộ nghèo và cận nghèo.

 

Từ năm 2016 đến nay, toàn thành phố đã hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 75.000 lao động thuộc các đối tượng chính sách. Sau học nghề, 88,45% lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm nghề cũ, nhưng có thu nhập cao hơn. Cùng với công tác hỗ trợ đào tạo nghề, nhóm lao động đặc thù này còn được hỗ trợ về công cụ, phương tiện sản xuất và được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, với tổng số vốn vay gần 2.400 tỷ đồng. Những hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà. Giai đoạn 2016-2020, toàn thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 7.565 nhà ở cho hộ nghèo. Đặc biệt, thành phố đã hỗ trợ hơn 500.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với tổng kinh phí hơn 600 tỷ đồng.

 

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã giúp các hộ nghèo có điểm tựa để vươn lên. Do vậy, dù chuẩn nghèo cao hơn chuẩn chung của cả nước nhưng công tác giảm nghèo của Hà Nội vẫn đạt kết quả khả quan, bảo đảm tính bền vững. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn thành phố có hơn 67.000 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội giảm từ 3,64% vào đầu năm 2016, xuống còn 0,42% vào cuối năm 2019, về đích trước 2 năm so với kế hoạch. Hiện, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo (trừ người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, không có khả năng tự thoát nghèo).

 

Các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch. Đáng chú ý là chính sách hỗ trợ 100% hộ nghèo tiếp cận truyền hình số mặt đất được thực hiện từ năm 2016. Dù công tác giảm nghèo tạo dấu ấn rõ nét, song tỷ lệ giảm nghèo ở Hà Nội nhanh, nhưng chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện…

 

Đây là thách thức không nhỏ, vì thế Thủ đô phải thực hiện đồng bộ giải pháp cho cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, trước mắt, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đặc thù, những nguồn lực mà thành phố đang hỗ trợ để làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo. Những nguồn lực cho công tác này phải được phân bổ đúng đối tượng, minh bạch, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích...

 

Về lâu dài, thành phố tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng, miền còn nhiều khó khăn nhằm tăng cường kết nối giao thương; gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo... Mấu chốt nhất của giảm nghèo bền vững là phải tạo thêm được nhiều việc làm mới, giúp người dân nâng cao thu nhập. Điều này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải làm tốt việc định hướng phát triển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

Giai đoạn 2021-2025, xã hội sẽ phát triển theo những nấc thang mới, đòi hỏi việc tạo sinh kế, chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, người yếu thế cũng phải thay đổi phù hợp. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thêm nguồn lực để “tiếp sức” cho người nghèo có điểm tựa vươn lên; huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của toàn xã hội vào công tác này.

 

Với những giải pháp đồng bộ đã, đang và tiếp tục triển khai, mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.

 

                                                                                                     Bông Lau

Read more…

Châu Âu khủng hoảng vì COVID-19, Hiếu “gió” than thở về tình cảnh bi đát ở xứ người

tháng 12 27, 2020 |

 

Bùi Thanh Hiếu

Mới đây, trên trang cá nhân, Bùi Thanh Hiếu (Hiếu “gió”) đã có một bài than thở khá dài về tình trạng của bản thân trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đức và các nước châu Âu.

Trên trang cá nhân của mình, Hiếu “gió” than thở rằng, cơn dịch đã hoành hành gần một năm và đến giờ thì nước Đức, cũng như cả châu Âu đã thực sự “ngấm đòn”. Hiếu “gió” viết: Trước kia chưa có dịch, tôi kiếm đều đặn mỗi tháng 10 nghìn euro. 5 nghìn euro là lợi nhuận từ 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ, 5 nghìn euro còn lại là từ việc buôn đồng hồ và hàng hoá gia dụng. Quanh đi, quanh lại một năm có gần 100 nghìn, lại mở được một tiệm gì đó”.

Ấy thế nhưng, do dịch trỗi lại, lệnh chống dịch khắt khe, tất cả cơ sở dịch vụ đều đóng cửa. Tôi cảm thấy túi tiền của mình đã eo hẹp hơn. Một tiệm ăn chung vốn từ tháng 11 năm 2019, vừa thi công xong thì dịch đến, nó lay lắt từ đó đến giờ và có lẽ nó sẽ chết đi, mang theo môt món tiền khá lớn. Nếu đà này, hai chỗ chung vốn nữa cũng sẽ cùng số phận.

Và rồi, Hiếu “gió” đã từng hy vọng dịch sẽ qua, thế nhưng “giờ thì cầm chắc là mất hết hẳn”. Ngay cản việc trông chờ vào buôn đồ gia dụng gửi về Việt Nam cũng hết bởi vì tỷ giá euro tăng. Vậy là, “chắc rồi tới đây bán 2 cái xe đi lấy tiền sống và nuôi thêm mấy tháng chỗ khác. Chờ đợi phép màu có thuốc tiêm đại trà. Nhưng nghe nói để tiêm thuốc phòng hết cho người Đức, cũng phải mất cả năm trời…”.

Một “anh hùng bàn phím” như Hiếu “gió” mà giờ đây cũng phải than thở về tình trạng bi đát tại trời Âu. Sang Đức theo diện tỵ nạn bởi sự bảo trợ của chính phủ Đức, tưởng đâu Hiếu “gió” sẽ có cuộc sống sung túc, ai ngờ chàng “zân chủ” ngày nào phải buôn xoong nồi để kiếm sống. Giờ đây, khi dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, khi miếng cơm manh áo bị đe dọa, gã cũng phải than thở về cuộc sống thật của mình.

Những lời than thở của Hiếu “gió” đã giúp chúng ta hiểu được phần nào tình hình dịch bệnh tại nước Đức và châu Âu. Mới đây, Đại sứ Ngô Thị Hòa - người kết thúc nhiệm kỳ tại Hà Lan vào cuối tháng 3 năm nay đã có những chia sẻ về những ngày dịch bệnh căng thẳng ở châu Âu. Bà Hòa chia sẻ rằng, ngày trở về, tôi đi đường bộ 600km tới Frankfurt từ 4h sáng. Dọc đường vắng tanh, tôi có cảm giác như châu Âu bị ngưng đọng lại. Không có cửa hàng nào còn mở.

Đại sứ Ngô Thị Hòa cũng chia sẻ thêm rằng, khi dịch bệnh bùng phát, châu Âu được đánh giá tương đối an toàn, người dân nhìn thấy người châu Á mang khẩu trang thì khá kỳ thị, họ nghĩ rằng dịch bệnh sẽ chỉ xảy ra ở các nước kém phát triển hơn. Thế nhưng khi dịch bệnh bùng phát ở Italia rồi lan rất nhanh ở các nước, châu Âu gần như vỡ trận.

Tình hình châu Âu có lẽ càng trở nên cấp bách hơn khi mới đây, Thụy Điển là quốc gia tiếp theo sau Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, Italia, Hà Lan phát hiện ca mắc COVID-19 mới là biến thể nguy hiểm của virus SAR-CoV-2. Các nhà khoa học nhận định, biến thể mới virus SAR-CoV-2 có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 40% đến 70% so với chủng ban đầu.

Với những diễn biến dịch bệnh phức tạp tại châu Âu có lẽ tình trạng bi đạt của anh “Gió” còn sẽ kéo dài nhiều ngày tới, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu đã có những biện pháp kiểm soát, phong tỏa nghiêm ngặt.

Thế mới thấy rằng, trong khi cả châu Âu và nhiều nước trên thế giới phải gồng mình chống dịch, người dân bị hạn chế đi lại, tập trung đông người thì chúng ta vẫn có được một cuộc sống bình thường, đó là điều quá hạnh phúc. Tuy nhiên, dù thế nào chúng ta cũng không được chủ quan bởi nguy cơ dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Công tác kiểm soát người nhập cảnh phải được tiến hành một cách chặt chẽ nhất. Đặc biệt, phải xử lý thật nghiêm những người nhập cảnh trái phép và những người tiếp tay cho những kẻ nhập cảnh trái phép. Có như vậy, chúng ta mới được an toàn để chuẩn bị đón chào năm mới.

Việt Nguyễn

Read more…

Trung Quốc sẽ thế nào nếu vượt Mỹ vào năm 2028?

tháng 12 27, 2020 |

 

Mới đây, một viện nghiên cứu ở Anh trong một nghiên cứu đã dự báo, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn năm năm so với ước tính trước đây.

Dự báo trên được đưa ra dựa trên nhận định, “Đại dịch COVID-19 và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn đã nghiêng sự cạnh tranh này về phía có lợi cho Trung Quốc”. Theo đó, nghiên cứu trên cho rằng việc quản lý khéo léo đại dịch, với việc phong tỏa nghiêm ngặt sớm, và những tác động đến tăng trưởng dài hạn ở phương Tây đã giúp thành tích kinh tế của Trung Quốc được cải thiện hơn so với Mỹ.

Nghiên cứu trên đưa ra nhận định, Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 5,7% một năm từ năm 2021-25, sau đó chậm xuống mức 4,5% một năm từ năm 2026-30. Đối với Mỹ, dù Mỹ có phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021 thì tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm xuống mức 1,9% một năm từ năm 2022 đến năm 2024, và 1,6% những năm sau đó.

Cũng theo dự báo trên, Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tính theo đồng đôla, cho đến đầu những năm 2030 khi nước này bị Ấn Độ qua mặt, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm. Vương quốc Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo đo lường của CEBR, sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu từ năm 2024.

Những dự báo về viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số một thế giới trong thế kỷ XXI đã được nhiều người đề cập. Tuy nhiên, nếu nói rằng vào năm 2028, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ thì có lẽ chưa nhiều người dám đề cập. Bản thân Trung Quốc họ cũng chỉ dám đặt ra mục tiêu, vào năm 2049, tức là tròn 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa họ sẽ trở thành “cường quốc” thế giới, xây dựng thành công mục tiêu một nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc “hiện đại, vĩ đại”.

Tuy nhiên, với những diễn biến gần đây tại hai nền kinh tế này có thể thấy rằng, dự báo cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028 là hoàn toàn có cơ sở. Nước Mỹ đang phải đối mặt với khủng hoảng, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại rất lớn cho quốc gia này. Cùng với đó, những chia rẽ trong lòng xã hội Mỹ hậu bầu cử cho thấy, Mỹ chưa thể phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng trong những năm tiếp theo.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cho thấy đà tăng trưởng nhanh sau khi khống chế thành công đại dịch COVID-19 và những chính sách phục hồi kinh tế đang phát huy hiệu quả. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng, tuy nhiên với việc tổng thống Mỹ Donad Trump thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua có thể khiến Trung Quốc “dễ thở” hơn.

Viễn cảnh Trung Quốc trở thành nền kinh tế số một thế giới không còn xa. Lúc này là lúc mà người ta sẽ dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ làm gì và dẫn dắt thế giới như thế nào khi thay thế vai trò của Mỹ.

Ngay lúc này đã có nhiều nhận định cho rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ, thế giới sẽ lâm nguy vì đến lúc đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ hung hăng nhiều hơn bây giờ và sẽ cương quyết tuyên bố thêm chủ quyền phi pháp ở nhiều nơi trên thế giới bằng cách dùng kinh tế áp đặt các nước phải chấp nhận để Trung Quốc thâu tóm. Nhìn lại trước đây khi Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, Trung Quốc liền ra tay hùng hỗ mọi mặt, muốn thay đổi quy luật thế giới và tìm mọi cách lật đổ Mỹ để lên ngôi.

Có thể thấy rằng, việc Trung Quốc vượt Mỹ về kinh tế để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn xa. Khi Trung Quốc là số một thế giới liệu thế giới có được “dễ thở” hay không?

Việt Nguyễn

Read more…

Dựng tượng trái phép ở thôn Hoành, linh mục Nguyễn Văn Thoan âm mưu gì?

tháng 12 25, 2020 |

 

Hành vi vi phạm pháp luật

Sáng ngày 22/12 vừa qua, nhiều người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm hết sức bất ngờ khi thấy linh mục Nguyễn Văn Thoan cùng một số giáo dân, Ban hành giáo giáo xứ Thượng Lâm tổ chức dựng tượng đức mẹ ngay tại khuôn viên nhà văn hóa thôn Hoành. Việc dựng tượng đức mẹ ngay tại khuôn viên nhà văn hóa thôn Hoành của linh mục Nguyễn Văn Thoan và một số giáo dân giáo xứ Thượng Lâm rõ ràng là việc làm thể hiện thái độ coi thường pháp luật, thách thức chính quyền.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP “về quy chế tượng đài, tranh hoành tráng…”: Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.

Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 18/2013 hướng dẫn NĐ 113/2013 quy định: “Tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm: tượng đài (bao gồm cả tượng tôn giáo được xây dựng ở ngoài trời nơi công cộng), phù điêu, khối biểu tượng, tranh hoành tráng bằng các chất liệu”.

Theo Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, công trình đặt tượng tại nơi công cộng buộc phải có giấy phép xây dựng. Điều 91 Luật Xây dựng quy định, điều kiện để cấp phép xây dựng thì công trình xây dựng phải “phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt và phù hợp với mục đích sử dụng đất”. Điều quy định này đồng nghĩa với việc người dân muốn dựng tượng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất 1m2 đất hoặc ít hơn để được cấp phép xây dựng bệ tượng đài. Vì theo Điều 89 của Luật Xây dựng thì bệ tượng không thuộc diện miễn giấy phép xây dựng.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, rõ ràng hành vi dựng tượng đức mẹ tại nhà văn hóa Thôn Hoành của linh mục Nguyễn Văn Thoan, Ban hành giáo và một số giáo dân giáo xứ Thượng Lâm là vi phạm pháp luật.

Linh mục Nguyễn Văn Thoan đang âm mưu gì?

Chứng kiến việc làm của linh mục Thoan, nhiều người dân đang sinh sống ngay cạnh nhà văn hóa thôn Hoành bức xúc cho rằng hành vi của linh mục Thoan thể hiện thái độ coi thường pháp luật, thách thức chính quyền, gây chia rẽ khối đoàn kết lâu nay trong cộng đồng lương giáo tại xã Đồng Tâm.

Một số người dân thôn Hoành còn cho rằng linh mục Thoan và số giáo dân đã có sự tính toán, chuẩn bị từ trước mặc cho chính quyền xã Đồng Tâm nhiều lần tuyên truyền vận động.

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu linh mục Nguyễn Văn Thoan có những hành vi thách thức, coi thường pháp luật như trên. Trước đó, ngày 18/12/2020 cũng tại nhà văn hóa thôn Hoành, chính linh mục Thoan cùng Trần Văn Sơn (xóm 8, con ông Trần Văn Lương là thành viên Tổ đồng thuận đã chết; anh trai Trần Thị Phượng đối tượng đang chấp hành án treo), Nguyễn Văn Tuấn (xóm 8, em Nguyễn Văn Doanh là thành viên Tổ đồng thuận trước đây) và một số giáo dân đã cố ý dựng 14 cây thánh giá xung quanh nhà văn hóa thôn Hoành để sinh hoạt đạo trái phép tạo nên mâu thuẫn, bức xúc trong nội bộ người dân thôn Hoành, nhất là những người dân không theo đạo thiên chúa.

Hay như, sáng 25/10/2019, linh mục Thoan đã chỉ đạo Nguyễn Văn Tuân (xóm 8) cùng một số giáo dân chở nguyên vật liệu để lợp mái tôn sân khấu dựng trái phép tại khu vực sân nhà văn hóa thôn Hoành. Khi tổ công tác đại diện chính quyền xã Đồng Tâm đến nhà thờ tuyên truyền, vận động, yêu cầu linh mục Thoan dừng việc dựng sân khấu trái phép thì ông ta không những không hợp tác mà còn thể hiện thái độ hung hăng, coi thường pháp luật. Ông ta trơ trẽn đưa ra lập luận vô lý khi cho rằng nhà văn hóa thôn Hoành xây dựng trái phép trên khu đất không có giấy tờ...và tuyên bố sẽ kêu gọi giáo dân ra ngăn cản nếu UBND xã Đồng Tâm lập biên bản về hoạt động dựng sân khấu trái phép tại khu vực vân hóa thôn Hoành.

Thực chất những hành vi vi phạm pháp luật của linh mục Nguyễn Văn Thoan xảy ra tại nhà văn hóa thôn Hoành là nhằm kích động số giáo dân cực đoan tại giáo xứ Thượng Lâm, âm mưu biến Đồng Tâm thành “điểm nóng” về tôn giáo, kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc tại xã Đồng Tâm.

Đây rõ ràng là âm mưu đen tối, xấu xa của vị linh mục này. Thiết nghĩ, chính quyền thành phố Hà Nội và Giáo phận Hà Nội cần có biện pháp cứng rắn hơn để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của linh mục Nguyễn Văn Thoan.

Việt Nguyễn

Read more…

Các linh mục cực đoan làm gì trong dịp Noel này?

tháng 12 24, 2020 |


Không khi ngày Noel đang tràn ngập khắp mọi miền đất nước, những người Công giáo đã và đang được hưởng trọn niềm tin tín ngưỡng tôn giáo đón mừng ngày Chúa giáng sinh. Nhìn những hình ảnh người dân đổ xô ra các khu nhà thờ Công giáo, hòa chung vào không khí ngày lễ trọng của giáo hội Công giáo liệu ai còn dám tuyên bố một câu xanh rờn “Việt Nam không có tự do tôn giáo” nữa hay không?


Người dân hòa chung vào không khí đêm Noel

Và trong không khí thiêng liêng ngày lễ trọng này, thấy thật xót xa cho những vị linh mục đã bị treo chén vì những sai lầm, khuyết điểm vì vi phạm các quy định của giáo hội Công giáo, hoặc có việc làm lệch chuẩn làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của giáo hội.

Điển hình như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Dòng Chúa cứu thế Việt Nam. Vị linh mục này đã từng làm mưa làm gió tại giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) với hoàng loạt các vi phạm trong sinh hoạt tôn giáo, biến nhà thờ Thái Hà thành nơi để hoạt động chống phá chính quyền, biền Tòa giảng thành diễn đàn tuyên truyền chống Nhà nước.

Sau khi bị thuyên chuyển, vị linh mục này cũng phần nào giảm bớt được hoạt động chống phá, những nhìn chung ý thức, tư tưởng chống đối vẫn hằn sâu trong tâm thức của linh mục này.

Cũng bởi vậy, mà trong dịp Noel năm nay, linh mục này vẫn “ngựa quen đường cũ”, đi dâng lời cầu nguyện và ca tụng những kẻ chống phá Nhà nước, đã bị xử lý bằng pháp luật như đối tượng Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và gọi những tội phạm này là những con chiên ngoan đạo, gần gũi và chịu nhiều oan ức...



Nguyễn Ngọc Nam Phong lại đi khóc thuê cho những kẻ này

Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là linh mục Đặng Hữu Nam. Mùa giáng sinh năm nay thật khác với mọi năm vì giờ đây linh mục này không còn được giao quản, coi sóc giáo xứ, không được đứng ra tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ trọng của năm.

Thế nên, y cũng chẳng có thú vui tiêu khiển nào hơn ngoài ôm cái điện thoại và chửi đổng, nói xấu chế độ. Chẳng hạn, mới đây liên quan vụ án 39 nạn nhân người Việt Nam chết trong container tại Anh đã gây dư trấn không chỉ ở Việt Nam, mà khắp nước Anh và Châu Âu, dư luận boàng hoàng, đau xót, tiếc thương cho những người xấu số và lên án các hành vi buôn người phi pháp của những kẻ hám lợi.

Ngay sau khi Tờ Daily Mail của Anh đã đưa những bức ảnh cho thấy những vết rách trên mái của thùng container, nơi các nạn nhân người Việt sử dụng một thanh kim loại cố tạo ra lỗ thông khí, nhằm giúp cả nhóm thoát khỏi tình trạng ngột ngạt, linh mục Đặng Hữu Nam lại thể hiện sự hàm hồ, cực đoan của mình khi lợi dụng thông báo này để nói xấu chế độ.


Đặng Hữu Nam lại giở trò "mượn gió bẻ măng"

Trong khi đó, chứng kiến những cái chết thương tâm, đầy xót thương đó, không chỉ những người Việt Nam mà dư thế giới đều lên án mạnh mẽ những kẻ buôn người "vô lương tâm" đứng sau vụ việc bị lòng tham "làm mờ mắt" khi theo đuổi khoản lợi nhuận 1 triệu bảng (31 tỷ đồng) chỉ riêng trong tháng đó.

Daniel Stoten, chánh thanh tra tại sở cảnh sát Essex, Anh, cho biết băng nhóm buôn người rất "tham lam và bất chấp" và "Dù biết có rủi ro khi vận chuyển người bằng cách đó nhưng bọn chúng dường như bất chấp tất cả vì lợi nhuận", Stoten nói.

Đó là một câu chuyện buồn và không ai muốn nhắc lại. Dù các đối tượng có bị trừng trị với mức án nào đi chăng nữa thì đây cũng sẽ là một bài học đắt giá cho những ai muốn làm kinh tế qua con đường tiểu ngạch.

Thế nhưng, đi ngược với xu hướng của đám đông là lên án những kẻ phạm tội, thì Đặng Hữu Nam lại có những phát ngôn đầy sự lạnh lùng và ác ý khi giở dọng của một ngụy quân tử, đạo đức giả, một mặt thì tỏ ra xót thương cho 39 nạn nhân, nhưng mặt khác lại lợi dụng cái chết thương tâm của 39 nạn nhân đó đó để bôi nhọ, nói xấu đất nước Việt Nam.

Đây đúng là bản chất của những kẻ cực đoan, phản động với lăng kính méo mó, lệch lạc. Cái đáng cần lên án ở đây không phải là chế độ mà là nạn buôn người của những đường dây buôn bán xuyên biên giới của những kẻ coi tính mạng con người như cỏ rác. Bên cạnh đó, những người mà linh mục Nam gọi là “39 thùng nhân tử nạn”, xét dưới góc độ xã hội thì phần nào đó họ cũng thật đáng trách, chỉ vì muốn kiếm tiền, muốn có kinh tế khá giả, nhưng có rất nhiều cách lựa chọn nhưng họ lại chọn con đường làm giàu bất hợp pháp, kể cả vất bỏ hộ chiếu, quốc tịch thì cũng chẳng khác nào tiếp tay cho tội phạm.

Thế nên, trong câu chuyện này, dù nói ngược hay nói xuôi, thì những vị linh mục biến chất như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam không xứng đáng để tôn trọng và ngay cả giáo hội Công giáo cũng xem như cho họ ra rìa.

Mã Phi Long

 

Read more…

Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn sắp “lên thớt”

tháng 12 23, 2020 |

Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Tường Thụy và
Phạm Chí Dũng

 

Tòa án nhân dân TP HCM vừa gửi đi thông báo, theo đó dự kiến ngày 5-1-2021, Tòa án nhân dân TP HCM sẽ mở phiên tòa xét xử các bị cáo Phạm Chí Dũng (Chủ tịch “Hội nhà báo độc lập), Nguyễn Tường Thuỵ (Phó Chủ tịch “Hội nhà báo độc lập) và Lê Hữu Minh Tuấn (phụ trách tài chính “Hội nhà báo độc lập) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".

Trước đó, ngày 21-11-2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng với cái mác tự xưng “Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, quê quán tại Đồng Tháp, tốt nghiệp Học viện kỹ thuật quân sự, từng là hội viên Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ Ban nội chính Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Chí Dũng xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha đẻ là ông Phạm Văn Hùng (còn gọi là Ba Hùng), cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy  Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 18-5-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đốivới Nguyễn Tường Thụy về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyềnthông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Ngày 23-5-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy.

Nguyễn Tường Thuỵ, sinh năm 1950 tại Nam Định. Từng là một cựu quân nhân, tuy nhiên do tư tưởng bất mãn, Nguyễn Tường Thuỵ thường xuyên có những bài viết xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền chống phá Nhà nước đăng tải trên Facebook cá nhân và trang mạng của “Hội nhà báo độc lập”. Nguyễn Tường Thuỵ tham gia “Hội nhà báo độc lập” với tư cách “Phó Chủ tịch”.

Đối với Lê Hữu Minh Tuấn, ngày 13-6-2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Hữu Minh Tuấn (31 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Nam) để điều tra tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.

Lê Hữu Minh Tuấn, sinh ngày 20-3-1989, trú tại tỉnh Quảng Nam, hiện đang học tại chức tại Đại học Luật Hà Nội. Lê Hữu Minh Tuấn là đối tượng cốt cán, tích cực trong “Hội nhà báo độc lập”, được giao nhiệm vụ phụ trách tài chính của “Hội”. Lê Hữu Minh Tuấn đã cùng với Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và số đối tượng cầm đầu, cốt cán “Hội nhà báo độc lập” viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam trên Internet

Có thể thấy rằng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Dũng là 3 thành viên cầm đầu, cốt cán của “Hội nhà báo độc lập” - tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” để chống phá Đảng Nhà nước.

Ngày 15-10-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM đã thông báo kết thúc điều tra, chuyển vụ án “Phạm Chí Dũng và đồng bọn tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam” sang Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố.

Ngày 10-11-2020, Viện kiểm sát nhân dân TP HCM đã tống đạt cáo trạng truy tố Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn theo Khoản 2, Điều 117 Bộ Luật hình sự "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Những kẻ một thời tung hoành trên mạng Internet, coi thường, thách thức pháp luật, đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước chuẩn bị hầu tòa. Một bản án nghiêm khắc đang chờ đợi những “nhà dân chủ” giả danh, những kẻ cố tình coi thường luật pháp, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc.

                                                               Việt Nguyễn

Read more…

Những kẻ “mặt dày” ký sinh trên nỗi đau thương của gia đình người xấu số

tháng 12 21, 2020 |

 

Với những con kền kền thì ở đâu có sự việc nào nhạy cảm, liên quan đến chính quyền thu hút sự quan tâm của dư luận thì y như rằng chúng không thể bỏ lỡ cơ hội để đặt điều tuyên truyền xuyên tạc gây nhiễu loạn thông tin.

Chẳng hạn, liên quan đến sự việc ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng Cục giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính rơi từ tầng cao xuống đất và tử vong tại chỗ. Trong khi bạn bè, đồng nghiệp, người thân đang vô cùng tiếc thương, bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của ông, thì những con kền kền lại đặt điều suy luận cái chết của vị Cục trưởng theo chiều hướng ly kỳ, sặc mùi toan tính đen tối.


Một nhà rận chủ cho hay về cái chết của ông Phùng Ngọc Khánh

Trên trang facebook cá nhân của một người có tên Thuan Van Bui đã suy diễn rằng “Không biết có phải liên quan đến vụ 30.000 tỷ tuồn ra nước ngoài, bị đồng chí, đồng đảng đánh bả không? Bịt đầu mối kiểu này là chuẩn nhất, bởi người chết luôn im lặng tuyệt đối”. Đúng là hành động của những con kền kền ăn xác thối, vô nhân đạo, trục lợi trên nỗi đau thương mất mát vô hạn của người khác.

Trong khi đó vụ việc vẫn đang được cơ quan công an vẫn đang điều tra làm rõ về sự ra đi của ông Phùng Ngọc Khánh. Thế mà có những kẻ võ đoán, tay nhanh hơn não như facebooker Thuan Van Bui lại phán bừa bãi như vậy. Nói có sách, mách có chứng, thử hỏi rằng cơ sở nào để ông đưa ra lập luận về nguyên nhân tử vong với của ông Khánh với nhiều thông tin suy diễn vô căn cứ, tạo nên luồng dư luận xấu như trên? Vụ việc 30.000 tỷ vẫn đang trong quá trình điều tra, theo thông tin ban đầu, Nguyễn Văn Thắng cùng đồng phạm thành lập nhiều công ty để làm thủ tục hồ sơ tạm nhập tái xuất, lợi dụng vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới. Thông tin này đã được đăng tải đầy đủ, dư luận đều nắm rõ, vậy mà Thuan Van Bui lại cố móc nối 2 câu chuyện chẳng liên quan thành một kịch bản phi lý nhằm hướng lái dư luận, phá hoại lòng tin của người dân, hòng lôi kéo họ mất niềm tin vào chính quyền như thế này đây.

Hay như kẻ thần kinh chính trị Nguyễn Lân Thắng cũng chẳng nói được lời nào tử tế hay ho. Không một lời sẻ chia với thân nhân người đã khuất mà ngược lại, đối tượng này còn tỏ ra vui mừng đến điên rồi, mỉa mai, cười đùa trên nỗi đau của người khác. Chỉ có những kẻ khốn nạn, mất nhân tính mới làm điều khác người này.


Kẻ thần kinh chính trị Nguyễn Lân Thắng cũng la liếm sự việc

Thực ra, chiêu trò này cũng chẳng lấy làm lạ, đó chẳng phải là thừa nước đục thả câu, những con kền kền này lợi dụng sự ra đi đột ngột của vị cán bộ, lãnh đạo cấp cao, coi đó là cái cớ để xuất hiện những lời đồn thổi, xuyên tạc, thậm chí là những thuyết âm mưu ghê gớm về thanh trừng phe phái. So với những con kền kền chuyên ăn xác đáng kinh tởm thì những kẻ trên cũng chẳng khác là bao. Đến người chết chúng cũng cố tình vực dậy để thực hiện âm mưu xấu xa, chống đối chính quyền, thì có gì mà chúng không dám làm nữa chứ.

Nguyên nhân của cái chết thương tâm này của ông Phùng Ngọc Khánh  vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Nhưng cũng giống như bao lần, những con kền kền “mặt dày” cũng chẳng quan tâm đến kết luận điều tra, bởi lẽ rằng với những kẻ vô luân, vô pháp, vì động cơ đê hèn mà trở thành anh hùng bàn phím để thêu dệt, thổi phồng biến hóa sự việc trên nỗi đau của người khác thì từ lâu họ không còn được tôn trọng trong xã hội này rồi.

Mã Phi Long

 

 

Read more…