Hội nghị Trung ương 14 khóa XII |
Sáng
28/12, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại
hội lần thứ XIII của Đảng cho các cơ quan báo chí. Tại hội nghị này, ông Nguyễn
Đức Hà (Ban Tổ chức Trung ương), cho biết thực hiện quy trình công tác nhân sự
Đại hội XIII, các cơ quan chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành Trung ương trước; sau
đó là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; rồi đến các chức danh chủ chốt gồm Tổng bí thư,
Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và "trường hợp đặc biệt"
chuẩn bị sau cùng.
Ông
Nguyễn Đức Hà cũng cho biết, các “trường hợp đặc biệt” sẽ được Ban Chấp hành
Trung ương xem xét tại Hội nghị Trung ương 15. Vậy, thế nào là “trường hợp đặc
biệt” và ai sẽ là “trường hợp đặc biệt”?
Trung
ương khóa mới được cơ cấu 3 độ tuổi: Dưới 50, từ 50 đến 60 và 61 tuổi trở lên để
đảm bảo kế thừa. Trong đó, người tham gia Ban chấp hành Trung ương lần đầu phải
bảo đảm còn tuổi công tác hai nhiệm kỳ, ít nhất trọn một nhiệm kỳ (tức không
quá 55 tuổi). Nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi;
Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi.
Như vậy,
"trường hợp đặt biệt" là những người ngoài độ tuổi nêu trên. Với Uỷ
viên Trung ương là quá 60 tuổi; còn với Bộ Chính trị, Ban Bí thư quá 65 tuổi.
Hiện
nay, Bộ Chính trị đương nhiệm gồm 17 ủy viên. Trong đó, một người được thông
báo nghỉ chữa bệnh từ hơn hai năm trước, 8 ủy viên còn tuổi tái cử, 8 ủy viên
đã quá 65 tuổi khi đến Đại hội XIII. Trong số 8 ủy viên Bộ Chính trị còn tuổi
tái cử, gần đây các cấp có thẩm quyền đã kỷ luật cảnh cáo hai vị là ông Hoàng
Trung Hải và Nguyễn Văn Bình.
Với
các thành viên Ban Bí thư (không phải là ủy viên Bộ Chính trị) thì tất cả 7 vị
đều còn tuổi tái cử.
Căn cứ
vào quy định này có thế thấy rằng, “trường hợp đặc biệt” sẽ được xem xét trong
số 08 ủy viên Bộ Chính trị đã quá 65 tuổi và một số trường hợp Ủy viên Bộ Chính
trị quá 60 tuổi khi tham gia Bộ Chính trị lần đầu, Ủy viên Trung ương quá 55 tuổi
khi tham gia Ban Chấp hành Trung ương lần đầu hoặc quá 60 tuổi với trường hợp Ủy
viên Trung ương tái cử khi đến Đại hội XIII.
Như vậy,
08 trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, 77 tuổi); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm
1954, 67 tuổi); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1954, 67 tuổi);
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954, 67 tuổi); Bí thư Thành ủy
TP.HCM nhiệm kỳ 2016 - 2021 Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953, 68 tuổi); Phó chủ
tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954, 67 tuổi); Thường trực
Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (sinh năm 1953, 68 tuổi); Phó thủ tướng Trương Hòa
Bình (sinh ngày 13.4.1955, trên 65 tuổi).
Liên
quan tới vấn đề nhân sự Đại hội XIII, cách đây ít giờ, trang mạng BBC tiếng Việt
đăng tải bài viết có tiêu đề: “Đại hội 13: Công tác nhân sự có nên "biệt lệ
hóa" mãi hay không”? Bài viết này đã cố tình đưa ra những luận điệu xuyên
tạc khi cho rằng, công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam nên “dân chủ hóa”
thay vì "biệt lệ hóa" mãi như với các trường hợp "đặc biệt"
hay "siêu đặc biệt".
Họ cho
rằng, những gì đã và đang diễn ra trong cách thức làm nhân sự cao cấp của Đảng cho
chúng ta thấy, “Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay với cung cách tuyển chọn
các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo lối truyền thống. Đó là Ban lãnh đạo
đương nhiệm vạch đường lối cho Ban lãnh đạo mới thực hiện chúng, nhân sự chỉ là
tìm người thực thi Nghị quyết của Đảng” và “với cách làm " nhân sự"
này sẽ rất khó có sự thay đổi căn bản nào".
Đây rõ
ràng là những luận điệu xuyên tạc về công tác tổ chức, nhân sự Đại hội XIII của
Đảng. Công tác nhân sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, sống còn, bởi vậy tại bất
cứ kỳ Đại hội nào, công tác này cũng được tiến hành nghiêm túc, theo quy trình
chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất.
Đặc biệt,
quy trình công tác nhân sự Đại hội XIII được chuẩn bị rất chặt chẽ, công phu và
có nhiều điểm mới so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, số lượng cán bộ được quy hoạch
Ban chấp hành Trung ương khóa mới ít hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều
chỉnh, Trung ương đã bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược khoảng 222 người, giảm gần 300 so với số quy hoạch khoá XII.
Nhiều
nhiệm kỳ trước đây, công tác nhân sự thực hiện theo quy trình 3 bước thì lần
này là 5 bước. Theo đó, hai lần trình Ban thường vụ, hai lần trình Ban chấp
hành và một lần lấy ý kiến cán bộ chủ chốt. Điều đó cho thấy, các nhân sự quy
hoạch vào Trung ương được rà soát, lấy phiếu kỹ lưỡng và dân chủ hơn.
Việt
Nguyễn
Vấn đề về trường hợp đặc biệt tái cử như nhiệm kỳ 12 tôi đánh giá là rất tốt, như TBT Nguyễn Phú Trọng hay Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu...đều là những người mẫn cán, được nhân dân tin tưởng, giao phó trọng trách và làm được rất nhiều nhiều công việc. và THĐB này chắc chắn sẽ được TW thảo luận kĩ càng khi được chọn và hy vọng nhân sự nhiệm kì tới chắc chắn sẽ là những hạt giống tốt được chọn lọc kỹ càng.
Trả lờiXóaCông tác nhân sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, sống còn, bởi vậy tại bất cứ kỳ Đại hội nào, công tác này cũng được tiến hành nghiêm túc, theo quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất. hy vọng kỳ đại hội này sẽ thành công tốt đẹp
XóaCông tác nhân sự đại hội sẽ bị nhiều thế lực thù địch nhiều đối tượng xuyên tạc là điều chắc chắn và nó đã diễn ra rất nhiều ở các kỳ đại hội trước nên đây là vấn đề không còn bất ngờ. Còn đối với các "trường hợp đặc biệt" thì theo tôi xem xét là cần thiết, nếu các cán bộ này đủ sức khỏe, được nhân dân, cán bộ đảng viên tin tưởng giao phó trách nhiệm thì là điều tốt, việc các đồng chí này tiếp tục giữ chức vụ sẽ tạo bước đà tốt, có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo đất nước.
Trả lờiXóaCông tác nhân sự là vấn đề sống còn bởi vậy bất cứ kỳ đại hội nào các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều tìm cách chống phá, xuyên tạc tình hình để khiến mọi người hiểu sai về tính đúng đắn, minh bạch của nó
Xóa"trường hợp đặc biệt" ở đây đều là những nhà lãnh đạo kiệt xuất, có những đóng góp lớn cho sự nghiệp và phát triển đất nước trong những năm qua. Việc xem xét các "trường hợp đặc biệt" là phù hợp với thực tế hiện nay, đây đều là những lãnh đạo giỏi, phù hợp với nguyện vọng nhân dân nếu tiếp tục giữ cương vị sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đất nước.
Trả lờiXóaCác trường hợp đặc biệt này họ đều là những người có tài năng, được nhân dân tin tưởng, giao phó trọng trách lãnh đạo đất nước. Nhân sự nhiệm kì tới chắc chắn sẽ là những hạt giống tốt được chọn lọc kỹ càng
XóaViệc xem xét giữ lại trường hợp cán bộ lãnh đạo của kinh nghiệm, có bản lĩnh và được nhân dân ủng hộ là điều kiện tốt giúp xây dựng và phát triển đất nước. "trường hợp đặc biệt" ở đây đều là cán bộ chủ chốt nếu như có đủ điều kiện về sức khỏe ở lại tiếp tục cống hiến là một điều rất tốt cho nước cho dân.
Trả lờiXóaCông tác nhân sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, sống còn, bởi vậy tại bất cứ kỳ Đại hội nào, công tác này cũng được tiến hành nghiêm túc, theo quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất.
XóaĐều là những luận điệu xuyên tạc về công tác tổ chức, nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Công tác nhân sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, sống còn, bởi vậy tại bất cứ kỳ Đại hội nào, công tác này cũng được tiến hành nghiêm túc, theo quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất.
Trả lờiXóaĐiều quan trọng nhất chính là khâu tuyển chọn công tác nhân sự, do đó nó phải được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ nghiêm ngặt nhất. Những luận điệu xuyên tạc đó hoàn toàn vô căn cứ và có chủ đích phá hoại làm cho mọi người hiểu sai về quy trình.
Trả lờiXóaCông tác nhân sự làm chuẩn, chọn được người tài cống hiến cho đất nước thì tuổi tác chỉ là con số, tạo điều kiện để họ cống hiến làm nốt những công cuộc mà từ khi thành lập đến bây giờ mới có một người dám làm thì có gì sai, quy định đưa ra bản chất cũng để làm lợi cho xã hội.
Trả lờiXóa