Với mục tiêu không để ai bị
bỏ lại phía sau, thời gian qua, TP Hà Nội đã tập trung nhiều nguồn lực cho công
tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, thành phố đã hoàn thành chỉ
tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trước thời hạn hai năm, cơ bản không còn hộ nghèo gặp
khó khăn về nhà ở, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện.
Nếu như đầu năm 2016, thành
phố có 65.377 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của
Hà Nội thấp (xếp thứ 4, sau ba tỉnh, thành phố không còn hộ nghèo là: TP Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai), tuy nhiên số hộ nghèo của Hà Nội cao thứ 36 trong
số 63 tỉnh, thành phố (cao hơn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như: Hải
Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh....). Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn, chiếm hơn 90% tổng số hộ nghèo của thành phố. Đặc biệt, Hà Nội
có 14 xã miền núi, vùng thiểu số, trong đó có hai xã thuộc diện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn (xã An Phú của huyện Mỹ Đức và xã Ba Vì của huyện Ba Vì).
Thực hiện Chương trình mục
tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, TP Hà Nội luôn nhất quán quan
điểm hỗ trợ người nghèo vươn lên dựa theo nhu cầu, hoàn cảnh, khả năng của từng
cá nhân và gia đình. 5 năm gần đây, TP Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà
cho hơn 5.600 hộ nghèo, cận nghèo. Thành phố đã yêu cầu các ngành, địa phương
thực hiện đồng bộ những giải pháp trợ giúp người nghèo và đối tượng yếu thế.
Chuẩn nghèo của Hà Nội cũng được điều chỉnh theo hướng tăng cao, tạo điều kiện
mở rộng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ.
Từ năm 2016 đến nay, chuẩn
nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn và 1,4 triệu
đồng/người/tháng ở thành thị. Thành phố trợ cấp thường xuyên 350 nghìn đồng/người/tháng
tới 5.000 người già yếu không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo
không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo. Đồng thời, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí tới người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có
hoàn cảnh khó khăn và người mắc bệnh phong. Các đối tượng này cũng được vay vốn
phát triển sản xuất, kinh doanh với mức phí ưu đãi. Hiện đã có hơn 500 tỷ đồng
được giải ngân.
Nhờ đó, công tác giảm nghèo
tại Thủ đô đã thu được những kết quả tích cực. Nếu như năm 2016, thành phố có
hơn 65 nghìn hộ nghèo (chiếm 3,64% tổng dân số) thì đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ
nghèo còn 1,16%. So với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,2% vào cuối năm
2020 trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, thành phố
đã về đích sớm hai năm. Đến tháng 6-2020, số hộ nghèo ở Hà Nội chỉ còn chiếm tỷ
lệ 0,42%. Đáng chú ý, thành phố có 10 quận, huyện, gồm: Ba Ðình, Cầu Giấy, Tây
Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Ðông, Ðông Anh, Gia
Lâm không còn hộ nghèo. Trong đó, quận Cầu Giấy và Hai Bà Trưng hiện không còn
hộ nghèo và cận nghèo.
Từ năm 2016 đến nay, toàn
thành phố đã hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 75.000 lao động thuộc các đối tượng
chính sách. Sau học nghề, 88,45% lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm nghề cũ,
nhưng có thu nhập cao hơn. Cùng với công tác hỗ trợ đào tạo nghề, nhóm lao động
đặc thù này còn được hỗ trợ về công cụ, phương tiện sản xuất và được tiếp cận với
nguồn vốn vay ưu đãi, với tổng số vốn vay gần 2.400 tỷ đồng. Những hộ nghèo gặp
khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà. Giai đoạn 2016-2020,
toàn thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 7.565 nhà ở cho hộ nghèo. Đặc
biệt, thành phố đã hỗ trợ hơn 500.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với
tổng kinh phí hơn 600 tỷ đồng.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp đã giúp các hộ nghèo có điểm tựa để vươn lên. Do vậy, dù chuẩn nghèo cao
hơn chuẩn chung của cả nước nhưng công tác giảm nghèo của Hà Nội vẫn đạt kết quả
khả quan, bảo đảm tính bền vững. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn thành phố có
hơn 67.000 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội giảm từ 3,64% vào đầu
năm 2016, xuống còn 0,42% vào cuối năm 2019, về đích trước 2 năm so với kế hoạch.
Hiện, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo (trừ người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ
xã hội, không có khả năng tự thoát nghèo).
Các chính sách, giải pháp hỗ
trợ giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiệu quả, công
khai, minh bạch. Đáng chú ý là chính sách hỗ trợ 100% hộ nghèo tiếp cận truyền
hình số mặt đất được thực hiện từ năm 2016. Dù công tác giảm nghèo tạo dấu ấn
rõ nét, song tỷ lệ giảm nghèo ở Hà Nội nhanh, nhưng chưa thật sự bền vững, nguy
cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải
thiện…
Đây là thách thức không nhỏ,
vì thế Thủ đô phải thực hiện đồng bộ giải pháp cho cả trước mắt và lâu dài.
Theo đó, trước mắt, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu
quả các chính sách đặc thù, những nguồn lực mà thành phố đang hỗ trợ để làm tốt
hơn nữa công tác giảm nghèo. Những nguồn lực cho công tác này phải được phân bổ
đúng đối tượng, minh bạch, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích...
Về lâu dài, thành phố tiếp tục
đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng, miền còn nhiều khó khăn nhằm tăng cường kết
nối giao thương; gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo... Mấu chốt nhất của
giảm nghèo bền vững là phải tạo thêm được nhiều việc làm mới, giúp người dân
nâng cao thu nhập. Điều này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải làm tốt việc định
hướng phát triển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Giai đoạn 2021-2025, xã hội
sẽ phát triển theo những nấc thang mới, đòi hỏi việc tạo sinh kế, chính sách an
sinh xã hội cho người nghèo, người yếu thế cũng phải thay đổi phù hợp. Do đó,
các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thêm nguồn lực để “tiếp sức” cho người
nghèo có điểm tựa vươn lên; huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của toàn xã hội
vào công tác này.
Với những giải pháp đồng bộ
đã, đang và tiếp tục triển khai, mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo
theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.
Bông Lau
TP Hà Nội đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trước thời hạn hai năm, cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Đó là nỗ lực của hệ thống chính trị!
Trả lờiXóaTuy là thủ đô nhưng trên địa bàn của thành phố vẫn còn những vùng còn khó khăn. Đây là thách thức không nhỏ, vì thế Thủ đô phải thực hiện đồng bộ giải pháp cho cả trước mắt và lâu dài.
Trả lờiXóaVới những giải pháp đồng bộ đã, đang và tiếp tục triển khai, mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.
XóaBên cạnh những thành tựu chúng ta đã đạt được thì vẫn còn không ít khó khăn thách thức cần phải khắc phục hạn chế trong thời gian tới. Hy vọng thời gian tới thủ đô sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khặc phcu5 những mặt còn tồn tại hạn chê.
Trả lờiXóaSau 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi toàn diện. Tỷ lệ người nghèo không chỉ ở Hà Nội giảm mạnh mà ở tất cả các tỉnh thì số lượng người nghèo ở tỷ lệ thấp, một nền kinh tế mới đang được Việt Nam ta xây dựng và phát triển. Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì Việt Nam ta là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhất trong 35 năm qua.
Trả lờiXóaSự phát triển thần kỳ của đất nước những năm qua thật đáng ngưỡng mộ, chúng ta đã có một hệ thống chính trị ổn định với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và đạo đức, sự đoàn kết nhất trí và đồng lòng của nhân dân!
XóaViệc thực hiện thắng lợi việc giảm nghèo cho thấy được sự đúng đắn trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, mục tiêu đề ra không còn là giảm nghèo mà đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng phát triển đất nước theo hướng công nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trả lờiXóaMục tiêu bây giờ là xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh hơn nữa. Điều này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải làm tốt việc định hướng phát triển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương
XóaSau 35 năm đổi mới, Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu đó không chỉ tiếp thêm động lực cho những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, mà còn tạo đà để Thủ đô giảm nghèo bền vững trong những năm tới.
Trả lờiXóaMột bộ mặt hoàn toàn mới của thành phố cho thấy sự phát triển năng động của thủ đô trong quá trình đổi mới. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh, các công trình công cộng, các tòa nhà chung cư, tòa nhà chọc trời liên tiếp được mọc lên, kiến trúc thượng tầng phát triển cao ngày càng đáng ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như trong quá trình hội nhập với thế giới.
Trả lờiXóaThủ đô đã và đang ngày càng trở mình mạnh mẽ vươn tới những tầm cao mới . Hy vọng thời gian tới thủ đô vẫn tiếp tục giữ vững vị thế phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.
XóaQuá trình đô thị hóa tại Hà Nội đang diễn ra hết sức nhanh chóng, lượng người đổ về làm ăn sinh sống cũng ngày một đông. Do đó, việc quan tâm giải quyết an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho người nghèo là một chủ trương hết sức kịp thời và đúng đắn của TP
XóaTP Hà Nội đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trước thời hạn hai năm, cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trả lờiXóaHà Nội đang thực hiện theo đúng phương châm của chính phủ là "không để ai bị bỏ lại phía sau". Quá trình phát triển tất yếu sẽ dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo và nhiệm vụ của đảng bộ và chính quyền thủ đô nhiệm kỳ tới cần phải hướng nhiều hơn tới bộ phận người dân nghèo
XóaVới những giải pháp đồng bộ đã, đang và tiếp tục triển khai, mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một thành phố phát triển và trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả nước.
Trả lờiXóaVận nước đang lên, còn nhớ từ năm 1995 nước ta là nước có chỉ số tăng trưởng GDP thấp nhất thế giới, ấy vậy mà chỉ sau có ngần này năm mà cả đất nước đã thay da đổi thịt, vươn lên vượt qua mọi khó khăn để rồi có một vị thế vững chắc như bây giờ.
Trả lờiXóaThủ đô Hà Nội luôn là địa phương đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế xã hội cho tới phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Đời sống của người dân thủ đô những năm qua cũng không ngừng được cải thiện
XóaVới những biện pháp sát hợp đã và đang được thực hiện, mục tiêu không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội chắc chắn sẽ đạt được trong thời gian không lâu nữa
Trả lờiXóaThủ đô phải thực hiện đồng bộ giải pháp cho cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, trước mắt, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đặc thù, những nguồn lực mà thành phố đang hỗ trợ để làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo
Trả lờiXóa