Bởi
lẽ, ngược dòng lịch sử, sau những thất bại trong Mậu Thân 1968, Đường 9 - Nam
Lào năm 1971; đặc biệt là sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và
dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
của Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã
quyết định phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai nhằm tàn phá hậu
phương lớn miền Bắc, mà đỉnh cao của nó là mở cuộc tập kích chiến lược bằng
không quân đánh phá Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và nhiều mục tiêu chiến lược khác
trên miền Bắc.
Để
tiến hành cuộc tập kích, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng lớn nhất kể từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai - hàng trăm máy bay ném bom chiến lược
B-52, cùng hàng nghìn máy bay chiến thuật và nhiều tàu sân bay, tàu chiến đấu tối
tân, hiện đại. Trong đó, máy bay ném bom B-52 là phương tiện chủ lực mà quân đội
Mỹ sử dụng để tiến hành cuộc tập kích.
Nhận
thức được sự nguy hại của B-52, ngay từ năm 1962, khi đế quốc Mỹ còn chưa trực
tiếp can thiệp bằng B-52 vào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “phải
theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại vũ khí này”. Đến năm 1965,
khi Mỹ đưa B-52 vào chiến trường Việt Nam, liên tiếp gây tội ác với đồng bào
ta, Bác đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không - Không quân phải nghiên cứu,
đối phó với B-52, vì “sớm muộn gì đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh phá Hà Nội...
Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà
Nội”.
Ngày
18/12/1972, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Nixon mở cuộc tập kích chiến lược đường
không bằng máy bay B-52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng, ra-đa
của ta phát hiện máy bay B-52 của địch bay vào vùng trời miền Bắc.
Trong
12 ngày đêm, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã ở miền Bắc đã phải hứng
chịu hơn 80.000 tấn bom đạn tàn phá, hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng với Thủ đô
Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 441 lượt máy bay B-52 cùng hàng nghìn lượt máy bay chiến
thuật, ném hơn 10.000 tấn bom hủy diệt nhiều khu phố, làng mạc. Chính quyền Mỹ
cho rằng, loại vũ khí chiến lược như “siêu pháo đài bay" B-52, có thể ép
được chúng ta ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ.
Nhưng
trái lại, trước sự tấn công vô cùng man rợ của kẻ thù, quân và dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã anh dũng chiến đấu. Ngay từ trận đầu ra quân, bộ đội ta đã
bắn rơi tại chỗ “siêu pháo đài bay” B-52, mở màn cho những thắng lợi vang dội
sau đó. Trong 12 ngày đêm, quân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc
B-52; bắt sống 43 giặc lái. Đây là tổn thất lớn chưa từng thấy ở những trận tập
kích đường không lớn của quân đội Mỹ. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất
bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Chính
vì sự tổn thất quá lớn của đế quốc Mỹ và chiến thắng vang dội của Việt Nam mà
thắng lợi này của Việt Nam được thế giới ca ngợi là trận “Điện Biên Phủ trên
không”.
Những
ngày này cách đây 48 năm, quân và dân Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh
lân cận đã anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy
mô lớn của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định
Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; tạo bước ngoặt quan trọng,
quyết định để quân và dân thực hiện trọn vẹn lời di huấn của Người: “Đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào”. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” như một
bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX; một trong những chiến
công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh và trí
tuệ con người Việt Nam.
Bốn
mươi tám năm đã trôi qua, chúng ta càng có thêm điều kiện để nhận định, đánh
giá sâu sắc, toàn diện hơn về tầm vóc to lớn của chiến thắng. Nhiều nhà nghiên
cứu, các độc giả trong nước và quốc tế đặt ra câu hỏi vì sao trong cuộc đối đầu
với kẻ thù có tiềm lực vật chất, vũ khí mạnh hơn ta, hiện đại hơn ta gấp nhiều
lần trong 12 ngày, đêm tháng chạp năm 1972, nhưng chúng ta đã đánh thắng? Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có cả
nguyên nhân chủ quan, khách quan và bài học kinh nghiệm được rút ra, nhưng điều
đầu tiên để minh chứng cho Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là:
Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, của Quân uỷ Trung ương; sự vận
dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam trong từng trận đánh, trong từng chiến
dịch chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Thủ đô
Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận; do phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của
quân dân, của chiến tranh nhân dân, của thế trận phòng không nhân dân cả nước,
đặc biệt là Quân chủng Phòng không - Không quân; biết vận dụng linh hoạt sáng tạo
trong xây dựng thế trận nhân dân và xây dựng lực lượng phòng không nhân dân. Mặt khác, chúng ta có sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của
anh em, bạn bè, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới,
nhất là Liên Xô. Song có một nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần làm nên
chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là chúng ta đã tiến hành có hiệu
quả công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tinh
thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ của quân và dân ta.
Có thể khẳng định, “Hà Nội - Điện Biên Phủ
trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt
Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh; xứng đáng là một đỉnh cao chiến
thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.
Trải
qua gần nửa thế kỷ, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn luôn là
một biểu tượng chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam
thời hiện đại. Thời gian đã lùi xa, song chiến thắng ấy vẫn còn nguyên giá trị,
đồng thời để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc chúng ta hôm nay và mai
sau.
Bông
Lau
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không như một bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX; một trong những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là biểu tượng của bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam.
Trả lờiXóaở Đông Lào có một vùng đất mà chiến thắng được B52 của Mỹ chỉ với súng trường, pháo cao xạ. Nhớ ngày nầy cách đây 48 năm trước Mỹ đã mang hẳn chiến hạm mạnh nhất của họ vào định san phẳng cả Hà Nội nhưng không ngờ được rằng con người ở đây là anh hùng chống trả một cách quyết liệt như vậy
XóaChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, những kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trước và trong chiến dịch 12 ngày đêm đối đầu với Không quân đế quốc Mỹ góp phần làm nên chiến thắng
Trả lờiXóaChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần bồi đắp, làm rạng rỡ thêm niềm tự hào của “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến”, “Thủ đô Anh hùng”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”
XóaCó thể khẳng định rằng: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.
XóaChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới; củng cố niềm tin chiến thắng cho các lực lượng tiến bộ đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trả lờiXóaChiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" là một minh chứng cho cả thế giới thấy được sức mạnh của Việt Nam, sức mạnh từ sự đồng lòng, sự đoàn kết, sự quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chiến thắng giáng một đòn mạnh mẽ vào cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ triển khai trên lãnh thổ nước ta.
Trả lờiXóaĐó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân. đúng là sự đoàn kết của người dân Việt Nam có thể chiến thắng tất cả dù cho kẻ địch có là một cường quốc đi chăng nữa. Thật tự hào là người dân Việt Nam
XóaChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” đóng vai trò quyết định trực tiếp buộc chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh, quân đồng minh về nước, mở ra bước ngoặt mới cho toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc
Trả lờiXóa“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại. Đó chính là tinh thần và trí tuệ của người dân Việt Nam
XóaChiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không như một bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX; một trong những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Dù bao nhiêu năm tháng đi qua, mỗi khi nhớ lại, người dân Việt Nam vẫn cảm thấy rất tự hào
Trả lờiXóaChiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
XóaBốn mươi năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử; vẫn không phai mờ trong ký ức bao người; vẫn là một trong những chiến công vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trả lờiXóaChiến thắng Điện Biên Phủ trên không là một trận chiến có ý nghĩa cực kỳ to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân thế giới; là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam.
Trả lờiXóa