Phạm Minh Vũ xúc phạm người hâm mộ bóng đá

tháng 3 31, 2022 |


Mã Phi Long

Đối với người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, bóng đá luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được với người hâm mộ Việt Nam và nếu xét về độ cuồng nhiệt trên khán đài và ngoài sân bóng thì cổ động viên của Việt Nam được xếp vào TOP đầu. Không chỉ trên sân nhà, khi các cầu thủ Việt Nam thi đấu trên sân khách, rất nhiều kiều bào ta ở nước ngoài đều có mặt để cổ vũ, động viên tinh thần cho các chiến binh sao vàng thi đầu thật tốt, cống hiến lối chơi đẹp mắt, hiệu quả và quan trọng mang lại niềm vui cho người hâm mộ. Và bóng đá cũng còn có một chức năng nữa đó là đã kéo người Việt Nam ở mọi miền xít lại với nhau nhiều hơn và mỗi lần hô vang hai tiếng Việt Nam và hát vang quốc ca và bài hát truyền thống “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” thì một cảm xúc chung với những người xa quê chính là lòng tự hào, tình yêu và lòng tự tôn dân tộc được trỗi dậy.

Thế nhưng, vừa qua liên quan tới trận đấu trong khuôn khổ vòng loại World Cup giữa Nhật Bản và Việt Nam, đã có một số ý kiến trái chiều về cách mà cổ động viên Việt Nam thể hiện trên khán đài để cổ vũ, động viên tinh thần cho các tuyển thủ đã khiến cho Ban tổ chức sân bóng không hài lòng dù đã có biển cấm gây ồn ào với lý do phòng chống dịch Covid 19.

Thế nhưng, dường như người hâm mộ không hề để ý tới vấn đề đó khi mà tinh thần phần khích được lên cao sau khi Việt Nam có bàn thắng dẫn trước. Thậm chí Ban quản lý sân phải trực tiếp nhắc nhở việc này. Câu chuyện thực ra cũng có thể thông cảm vì đó là phong cách cuồng nhiệt, tin thần đoàn kết của người dân Việt Nam từ trước đến nay. Hơn nữa, đi xem bóng đá mà cứ ngồi xem từ đầu đến cuối và không được cổ vũ hết mình thì có lẽ nên ở nhà và theo dõi qua màn hình ti vi còn hơn.



Bài viết mang tính kích động, xúc phạm NHM của Phạm Minh Vũ

Xung quanh câu chuyện này, con kền kền Phạm Minh Vũ đã chính trị hóa sự việc và đẩy vấn đề lên mức độ không đáng có khi cố tình “mượn gió bẻ măng” để nói xấu Đảng, xúc phạm Bác Hồ và gọi những người hâm mộ mang quốc kỳ và mặc áo với hình ảnh cờ Tổ quốc là “bò đỏ” yêu đảng, yêu Bác... Anh ta còn giở dọng điều của kẻ miệng lưỡi diều hâu khi cố tình xuyên tạc cho rằng cổ động viên gây ồn ào khi “hát bài HCM gì đó”... Và cuối cùng anh ta không quên phỉ báng, boi nhọ đảng khi cho rằng: “ở đâu có bóng dáng fan cuồng đảng thì y như rằng trộm cắp, hút chích và vô văn hoá”...

Những ai biết về Phạm Minh Vũ thì đều có chung một nhận xét đây đúng là kẻ đầu óc có vấn đề, một kẻ thần kinh chính trị, ảo tưởng đến mức “nan y khó chữa”. Thế nên y thường xuyên có những sự liên hệ cho thấy rõ sự ngu dốt của kẻ chống phá điên cuồng và trong câu chuyện này cũng vậy, tự rưng lại lôi đảng vào câu chuyện bóng đá để thốt ra những điều không thể tiêu hóa được. Bóng đá và chính trị là hai vấn đề độc lập, không liên quan đến nhau, nhưng anh ta vẫn lèo lái, lợi dụng sự việc để chính trị hóa, bôi nhọ đảng và Bác Hồ, xúc phạm người hâm mộ.

Có lẽ Phạm Minh Vũ sẽ thấy thật may mắn khi đang trốn chui trốn lủi ở nước ngoài. Còn nếu ở Việt Nam thì anh ta có lẽ sẽ được xử đẹp nếu như người hâm mộ bóng đá đọc được những lời cay độc mà anh ta đã thốt ra. Và qua đây, một lần nữa khẳng định, Phạm Minh Vũ xứng đáng xếp vào đám thành phần “TỰ NHỤC” và với những kẻ như vậy, mỗi khi thấy người Việt Nam hô vang hai tiếng VIỆT NAM và cảnh sôi động, đoàn kết của người Việt Nam với màu đỏ rực rỡ trên khắp khán đài, chắc chắn y sẽ cảm thấy không vui, phẫn uất và có hành động “sủa” bậy bạ như trong bài viết trên là một minh chứng.

Read more…

Thận trọng khi tà đạo biến tướng hoạt động rầm rộ trên mạng Internet

tháng 3 30, 2022 |

 

Mã Phi Long

Ban Tôn giáo TP Hà Nội vừa có khuyến cáo người dân cảnh giác với sự nở rộ các hình thức biến tướng của ‘tà đạo’ trên mạng xã hội làm vỏ bọc lừa đảo, kiếm tiền trên sự kém hiểu biết của một số người dân.

TS Phạm Tiến Dũng - trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội - cho biết gần đây các đối tượng xấu lợi dụng "tà đạo" đang vận hành nhan nhản trên các trang mạng, diễn đàn, hội nhóm, phổ biến trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Zalo, Telegram, Instagram, Lotus, Mocha, Gapo, TikTok, Zoom…


Các đối tượng này tăng cường hoạt động trên mạng bởi nếu đăng ký hoạt động như một tổ chức, một hội đoàn tôn giáo chính thức thì bị cơ quan nhà nước kiểm soát, dễ bị các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo chính thống phát hiện.

"Môi trường Internet và nền tảng mạng xã hội đang là môi trường màu mỡ cho đối tượng xấu hoạt động dưới hình thức tà đạo", ông Dũng nói.

Các đối tượng này thường hướng tới người già, người rảnh rỗi hay đang mang bệnh nan y, dễ bị dụ dỗ tin theo, nhưng cũng có cả những người trẻ. Ông Dũng ví dụ, tại Hà Nội, nhóm "Hội thánh Đức chúa trời mẹ" gần đây tăng cường truyền giáo trực tuyến trên mạng xã hội và qua một số ứng dụng Zoom, Skype hướng đến học sinh, sinh viên.

Trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội lưu ý các tà đạo hiện nay không lộ liễu liên quan đến ma quỷ, cúng bái cực đoan, thực hành các hành động kỳ quái mà biểu hiện rất tinh vi, phức tạp.

Họ thường mượn những từ ngữ tích cực, có ý nghĩa khoa học để mê hoặc như thiện, thiền, chữa lành, lạc quan, sống chủ động, tiềm thức, năng lượng vũ trụ, năng lượng gốc, năng lượng trường sinh, tần số rung động, truyền năng lượng, lượng tử, vận công phong thủy, mối tương quan giữa con người - vũ trụ, chữa bệnh bằng năng lượng, không dùng thuốc…

Còn các giáo chủ thì thu hút người theo bằng cách tự nhận mình được trời, phật, các đấng siêu nhiên chỉ dụ, sắc phong, báo mộng, được phái xuống trần thế, được giao sứ mệnh trở thành người lãnh đạo, dẫn dắt, giác ngộ con người nên có được sức mạnh siêu nhiên như có thể thông công với các đấng thần linh, các vong linh người đã mất, chữa bệnh bằng năng lượng, bằng phù chú…

Nhiều người trước khi tạo dựng tà đạo còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ nước ngoài tuyên truyền tà giáo vào trong nước.

Giáo lý, lễ nghi của các tà giáo này thường đơn giản, mang tính dân gian, không có hệ thống, không hoàn chỉnh như tôn giáo truyền thống, đa số các tôn giáo mới hàm chứa yếu tố mê tín, một số mang màu sắc chính trị.

Ban đầu các tà đạo sẽ tổ chức những buổi hội thảo, video, livestream miễn phí với những lý lẽ nhân văn cao đẹp. Các buổi livestream hay hội thảo sẽ có ngập tràn các nick ảo (thậm chí có cả nick thật, thường là con mồi đã được thu phục) gọi là đội seeding, được thuê để ăn chia (hoặc tin vào giáo phái) để tạo hiệu ứng đám đông. Họ sử dụng "chiêu" mà các hội đa cấp thường dùng.

Người nghe dần sẽ u mê tin theo, rút ruột rút gan cống hiến cho tà giáo như đóng góp từ thiện, mua sách, tài liệu, thực phẩm dưỡng sinh... Có người nghe theo rồi có bệnh cũng coi như không có, không chịu đi khám, không uống thuốc, nhiều người bị ung thư, đã bỏ qua giai đoạn vàng để phẫu thuật điều trị theo khoa học và đến lúc quá muộn.

Ban Tôn giáo TP Hà Nội khuyến cáo người dân nếu có nhu cầu tâm linh hãy gia nhập các tôn giáo, tín ngưỡng hợp pháp, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào những tổ chức "tà đạo"./.

 

 

Read more…

Kền kền Phạm Minh Vũ lại ăn “khoai ráy” ngứa mồm chửi lung tung

tháng 3 29, 2022 |


Mã Phi Long

Với sự việc nổi đình nổi đám liên quan việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bị bắt, đám rận chủ quốc nội và những con kền kền không thể bỏ lỡ thời cơ này để “mượn gió bẻ măng” tuyên truyền chống phá Nhà nước, bôi nhọ, hạ uy tin các đồng chí lãnh đạo.

Điển hình như kền kền Phạm Minh Vũ - kẻ chuyên đâm bị thóc, chọc bị gáo đã có nhiều phát ngôn ngông cuồng nhằm lợi dụng vụ việc để “tát bùn sang ao”. Trong các bài viết mới đây của mình, các đối tượng Phạm Minh Vũ đã ra sức chia sẻ lại hình ảnh ông Quyết đi cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đi khảo sát thực địa để làm khu nghỉ dưỡng của FLC vào năm 2018. Các đối tượng này cho rằng lãnh đạo tỉnh có vẻ phải “quỵ lụy” trước các yêu cầu của ông Quyết, chứng tỏ ông Quyết “cơ to” lắm. Không biết lấy nguồn tin từ đâu nhưng Phạm Minh Vũ khẳng định ông Quyết có quan hệ với lãnh đạo cấp cao, được vay vốn từ Trung Quốc nên mới phất lên nhanh thế.


Phạm Minh Vũ ăn nói vô tội vạ

Một đối tượng khác là Thái Văn Đường còn cho rằng ông Quyết bị bắt là kết quả của một cuộc đấu đá phe phái giữa các lãnh đạo cấp cao, và “cơ ngơi” của FLC rồi sẽ bị “phe thắng trận” tiếp quản. Thực tế thì các luận điệu “lãnh đạo đấu đá” này đã được đồn thổi từ hết sự kiện này qua sự kiện khác và chưa bao giờ chứng minh được trên thực tế.

Sự thật là bản thân ông Quyết cũng có tài năng chứ không phải “toàn thủ đoạn” như cách các đối tượng chống phá mô tả. Khởi dựng FLC, ông Quyết và các cộng sự thành lập văn phòng luật sư SMIC vào đầu những năm 2000. Quyết định này được đánh giá là mạo hiểm vì thời điểm đó, việc tư vấn luật cho giới doanh nhân là vô cùng khó khăn. Với cương vị Tổng Giám đốc Công ty Luật SmiC, ông Trịnh Văn Quyết tham gia hàng loạt vụ tranh chấp như: Honda Vietnam tranh chấp với Công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên và giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005… Sau 7 năm thành lập, SMIC nằm trong Top 10 hãng luật hàng đầu Việt Nam và cũng là hãng luật duy nhất được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ở thời điểm đó. Từ luật sư rẽ ngang sang bất động sản ông cũng nhanh chóng thu được những thành công bước đầu.

Sự thật tiếp theo là việc lãnh đạo các địa phương ưu ái, mời gọi nhà đầu tư là hết sức bình thường. Lý do đơn giản là nhà đầu tư có tiền, nếu đầu tư vào địa phương sẽ mang lại nhiều lợi ích vì thế có nhiều nơi mời gọi và phải cạnh tranh nhau. Một ví dụ dễ thấy nhất chính là câu chuyện đầu tư của Samsung vào Việt Nam, họ đã nhận được những ưu đãi mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là “vô tiền khoáng hậu”. Cụ thể là Samsung hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam với mức thuế thu nhập DN chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp. Và khi đầu tư những dự án mới sau này, Samsung còn kiến nghị thêm nhiều ưu đãi hơn nữa, nhưng các địa phương đều sẵn lòng ủng hộ vì những lợi ích quá lớn mà họ mang lại.

Những dấu ấn lớn của Samsung hiện nay ở Việt Nam ở một khía cạnh nào đó cũng tương tự như câu chuyện FLC Sầm Sơn, FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn ở Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định. Tác động từ những dự án lớn này đều tạo ra những hiệu ứng tích cực cho các địa phương và cả nước, vì vậy có thể hiểu cho sự “mời gọi”, thậm chí đôi khi là “nhún nhường” của các cán bộ lãnh đạo. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cá nhân như ông Quyết được “tự tung tự tác”, muốn làm gì thì làm. Làm tốt anh được khen, nhưng làm sai thì ngay lập tức anh phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật.

Như vậy, ông Quyết bị truy tố vì những yếu kém và lòng tham của bản thân. Việc lấy vụ án này để xuyên tạc về những mối quan hệ “móc ngoặc” hay “lợi ích” với các cán bộ lãnh đạo là hoàn toàn suy diễn và không có cơ sở.

 

Read more…

Không nên vơ đũa vơ cả nắm

tháng 3 28, 2022 |

 

Mã Phi Long

Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bà Lê Thị Hiền cùng 17 người khác về tội “Cướp tài sản” theo Điều 169, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Bà Hiền từng là đại úy Công an từng gây náo tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hơn 2 năm trước và sau đó bị giáng chức, khai trừ đảng và cho xuất ngũ.

Vào thời điểm 11/8/2019, dư luận phẫn nỗ trước hành vi to tiếng, chửi bới với các nhân viên và lực lượng an ninh sân bay do tranh cãi về việc ký gửi hành lý của ả la sát Lê Thị Hiền. Sau vụ việc, Hiền đã phải trả giá cho hành động tổn hại hình ảnh lực lượng Công an nhân dân, bị giáng chức, khai trừ đảng. Cuối cùng, chị ta cũng đã tự nộp đơn xin xuất ngũ và được chấp thuận, qua đó làm trong sạch hàng ngũ lực lượng công an.

Tuy nhiên, với bản chất giang hồ, sống buông thả, biế chất, sau khi ra quân, Lê Thị Hiền không nhanh chóng trở về đúng bản ngã của mình khi thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, làm ăn bất lương, giăng bẫy để cướp tài sản của người khác. Và cái kết cho Lê Thị Hiền đó là việc thị bị truy tố về tội danh “Cướp tài sản”. Bản chất của Hiền không phải là bản chất của lực lượng, cá nhân Hiền cũng không phải là một lực lượng. Đây là điều mà bất cứ ai cũng hiểu rõ.

Luận điệu xuyên tạc của đám kền kền

Thế nhưng, như bắt được vàng, hàng loạt các trang mạng chống phá đã đưa tin về vụ việc với giọng điệu hả hê, “mượn gió bẻ măng” bôi nhọ lực lượng Công an. Với những cái tít giật gân như: “Công an hay côn đồ”, “thành tích mới của nữ cựu đại úy công an Lê Thị Hiền – Vẫn hành nghề cũ nhưng chỉ là chuyển công tác thôi.” Đối tượng JB Nguyễn Hữu Vinh còn quy chụp rằng: “Khi đã trở thành bản chất, thì khó mà gột rửa sạch để hoàn lương! Con mẹ cựu công an này là một ví dụ điển hình nhất. Cướp mọi nơi!”…

Bản thân Lê Thị Hiền lúc này đã không còn đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an nhân dân. Hiền là một người dân bình thường và nay là một kẻ vi phạm pháp luật. Việc xử lý hình sự đối với Lê Thị Hiền là hoàn toàn xuất phát từ thượng tôn pháp luật: Ai vi phạm người đó phải bị xử lý. Sau khi ra khỏi ngành, Lê Thị Hiền đã không chọn cho mình con đường lương thiện. Đó là lựa chọn của thị và thị phải trả giá. Nhưng chị ta không phải là một đại diện cho lực lượng Công an nhân dân như những đối tượng đang cố tình gán ghép.Theo thống kê, trong năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án với 1.011 bị can về các tội tham nhũng, trong đó có những người là cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng trong quân đội. Đặc biệt, trong vụ án Việt Á, nhiều cán bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ KHCN và Giám đốc CDC các tỉnh cũng đã bị khởi tố…

Nói như vậy để thấy rằng, dù làm bất cứ công việc gì, dù giữ chức vụ gì, thì trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng như nhau – làm sai thì phải trịu trách nhiệm. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang củng cố vai trò của pháp luật ngày càng công bằng, vững mạnh bằng cách xử lý những cá nhân vi phạm đúng người, đúng tội, không nể nang, né tránh.

Vì vậy, không thể đánh đồng những việc làm phản cảm trước đây, cũng như hành vi phạm tội ngày hôm nay của đối tượng Lê Thị Hiền cho những chiến sĩ Công an, những người đang ngày đêm bảo vệ sự bình yên của cuộc sống. Cho nên, những luận điệu như trên chẳng qua là thủ đoạn “tát bùn sang ao” mà đám phản động, chống đối chính trị vẫn sử dụng lâu nay để bôi nhọ, hạ uy tín lực lượng công an - thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, Nhà nước ta.

Read more…

“Tự do ngôn luận” chứ không được “ngôn luận tự do”

tháng 3 26, 2022 |


Mã Phi Long

Những ngày qua, liên quan đến việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt vì tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, nhiều người hay đề cập đến thuật ngữ “tự do ngôn luận trên mạng”. Tất nhiên, để có thể nói về điều đó đòi hỏi hai điều kiện cơ bản: Một là, xuất phát từ quyền tự nhiên của con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi trên thực tế và, hai là, kể từ khi Internet (nhất là mạng xã hội) trở nên phổ biến.


Bà Phương Hằng

Tự do và tự do ngôn luận - đó là giá trị và là quyền con người. Đề cập đến điều này, không phải tới tận xã hội cận hiện đại mới có, mà từ thời cổ đại cả ở phương Tây và phương Đông đều nêu lên rồi. Chẳng hạn, Solon, vị chính khách thời cổ đại Hy Lạp cho rằng, muốn có tự do và công bằng thì chúng ta phải đặt luật pháp ngang hàng với sức mạnh (chính trị). Tới thế kỷ XVIII, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp đã chính thức khẳng định: “tự do là quyền của con người được làm tất cả những gì mà không phương hại đến quyền của người khác”.

Ở Trung Quốc cổ đại, Tử Sản, khi còn làm quan nước Trịnh (thời Xuân Thu) đã đặt ra quy định cho phép mọi người dân được phê bình kẻ chấp chính, hay Chiêu Công Hổ - một quan đại thần nhà Tây Chu đã ví việc tạo điều kiện cho người dân có thể nêu ý kiến về mọi việc trong đời sống xã hội chẳng khác gì khơi thông dòng nước cho con sông chảy ra biển.

Đối với Việt Nam, vào năm 1919, quyền tự do ngôn luận lần đầu tiên được nêu lên khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành chính thức sử dụng tên Nguyễn Ái Quốc để thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước ký vào Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị các nước Đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Véc-xây (cách thủ đô Paris của nước Pháp 14 km) mà trong đó, quyền tự do ngôn luận được đặt ở vị trí thứ 3 trong 8 điều của bản Yêu sách. Kể từ đó, nhân dân Việt Nam đã trải qua hơn 25 năm đấu tranh đầy cam go, gian khổ để hiện thực hóa thành công cuộc cách mạng vô sản, giành lại nền độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam vào năm 1945. Đặc biệt, năm 1946, quyền tự do ngôn luận được trịnh trọng ghi nhận và bảo đảm thực hiện tại điều 10 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cho tới hiện nay, quyền tự do ngôn luận tiếp tục được khẳng định và bảo đảm thực hiện tại điều 25 Hiến pháp 2013.

Khái lược một số thông tin lịch sử để thấy rằng, nhân loại, trong đó có nhân dân Việt Nam, khi thức tỉnh và đấu tranh cho những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, đã phải trải qua những cuộc đấu tranh khốc liệt, thậm chí hy sinh xương máu của bao thế hệ. Vì lẽ đó, quyền tự do ngôn luận nhất quyết không phải là thứ mà những kẻ nào đó đem tới đất nước này để rao giảng, dạy dỗ hay xuyên tạc, bịa đặt về việc thực hiện nó trong cuộc sống. Nó cũng không phải là một quyền mà một bộ phận với nhận thức nông cạn, nửa vời, thô thiển có thể sử dụng để dễ dãi lên tiếng phê phán, chỉ trích, kích động, nói xấu vô căn cứ đối với các cá nhân, tổ chức. Thậm chí, trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận xã hội tự cho mình cái quyền tự do ngôn luận lại “tung tăng buông lời trên mạng” một cách vô nguyên tắc.

Vậy thì, muốn thực hiện tự do ngôn luận, trong đó cụ thể ở đây là tự do ngôn luận trên mạng, đòi hỏi mỗi cá nhân công dân phải tuân thủ và đáp ứng một số yêu cầu sau:

Một là, phải nắm vững, hiểu rõ những quy định của pháp luật có liên quan. Nhà triết học cổ điển Đức G.W.F. Hegel từng có luận điểm nổi tiếng: “Tự do là nhận thức được cái tất yếu”. C.Mác tán thành quan điểm này và còn làm rõ thêm: “Luật pháp không phải là những biện pháp đàn áp chống lại tự do… Ngược lại, luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến, trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do của nhân dân”[1]. Công dân Việt Nam phải hiểu biết đầy đủ, chính xác pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền tự do ngôn luận. Chỉ khi thực hiện quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật sẽ mang đến cho họ quyền tự do, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người khác.

Hai là, tự do ngôn luận, nhất là tự do ngôn luận trên mạng là tự tương tác của cá nhân có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, ít chịu sự giám sát, phê duyệt mang tính tổ chức, chính vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân công dân phải tự chịu trách nhiệm đối với mỗi lời nói, câu viết của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội, không phải thích nói và viết một cách bừa bãi, cảm tính nhất thời. Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng phải chính đáng, có tính mục đích tiến bộ rõ ràng, mang tính xây dựng, mang đến điều tốt đẹp, tích cực cho bản thân, cộng đồng, xã hội và quốc gia.

Ba là, tự do ngôn luận trên mạng là được bày tỏ quan điểm, chính kiến trên các báo mạng, diễn đàn, mạng xã hội, v.v.. Cho nên, cá nhân công dân bên cạnh việc tuân thủ những quy định của pháp luật chung, còn phải tuân thủ Luật Báo chí, đưa tin lên mạng phải trung thực, đúng sự thật, không được bóp méo, cắt gọt gây hiểu lầm hoặc khi đánh giá, phê bình phải có căn cứ rõ ràng.

Bốn là, thực hiện quyền tự do trên mạng phải phù hợp với văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, lời nói hay câu viết cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Khi bình phẩm, nhận xét phải có lời lẽ ôn hòa, văn minh, lịch sự, không được sử dụng ngôn từ cực đoan, gay gắt hay lai căng mang tính lăng mạ, sỉ nhục, kỳ thị người khác.

Thực hiện quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do ngôn luận trên mạng nói riêng là điều hoàn toàn chính đáng và được bảo đảm thực hiện trong xã hội. Mỗi cá nhân công dân cần nhận rõ quy định pháp luật liên quan, nhận rõ tư duy và hành vi xử sự của bản thân, góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam tiến bộ, văn minh và phát triển.

 

  

Read more…

Tổng thống Biden phát biểu quan trọng tại cuộc gặp lãnh đạo Ukraine

tháng 3 26, 2022 |


Mã Phi Long

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã gặp người đồng cấp Ukraine lần đầu tiên vào hôm nay 26/3 để bàn cách nhằm “củng cố năng lực chiến đấu của Ukraine”. Cuộc gặp diễn ra trước bài phát biểu quan trọng của ông Biden, Sky News đưa tin. Chi tiết cuộc gặp hiện chưa được tiết lộ.


Quang cảnh cuộc gặp mặt

Trước đó, Nhà Trắng ra thông cáo cho biết: Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ có “bài phát biểu quan trọng” trong chuyến thăm Ba Lan.

Qua nội dung cuộc gặp mặt quan trọng này đã cho thấy được quan điểm của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Theo đó, việc ông Biden đã đề cập tới những nỗ lực chung của thế giới tự do nhằm ủng hộ người dân Ukraine và buộc Nga phải chịu trách nhiệm về chiến dịch của mình chính là hướng đi nhằm bảo vệ một tương lai cho Ukraine xuất phát từ những nguyên tắc dân chủ và luật pháp quốc tế. 

Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiết lộ, bài phát biểu sẽ nêu ra “tính cấp thiết từ những thách thức phía trước” và “xung đột ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào với thế giới, vì sao việc thế giới tự do đoàn kết lại quan trọng”. Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ kết thúc chuyến thăm kéo dài 4 ngày của ông Biden với một loạt cuộc họp trước đó tại Brussels.

Trước đó ngày 25/3, Tổng thống Biden đã nói với Sư đoàn dù 82 của Mỹ ở Ba Lan rằng “các bạn sẽ chứng kiến” người dân Ukraine đang chiến đấu với quân đội Nga như thế nào “khi các bạn đến đây”.

Theo những phát biểu của ông Tổng thống Mỹ và những động thái gần đây đã cho thấy cách tiếp cận của Mỹ với cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang theo hướng mới, nhiều khả năng Mỹ sẽ triển khai quân đội ở Ukraine nhưng Nhà Trắng xác nhận sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về lập trường của Tổng thống Biden, theo đó, Mỹ sẽ không điều quân đội tới Ukraine.

Trước đó, ông Tổng thống Biden đã từng kiên định với lập trường Mỹ sẽ không can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine và bác bỏ việc NATO thiết lập vùng cấm bay ở nước này. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng nếu Mỹ và đồng minh tham gia vào cuộc không chiến với Nga, điều đó sẽ dẫn đến Thế chiến III.

Sư đoàn dù 82 của Mỹ đã được điều động từ Fort Bragg ở Bắc Carolina tới Ba Lan hồi tháng 2/2022. Sau khi bình luận trên của Tổng thống Biden làm dấy lên mối lo ngại rằng Mỹ có lẽ chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine thì Thư ký báo chí Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố không lâu sau đó rằng: “Tổng thống đã khẳng định chúng tôi sẽ không cử quân đội Mỹ tới Ukraine và lập trường đó sẽ không thay đổi”.

Hiện tại, có khoảng 100.000 binh lính Mỹ ở châu Âu, đánh dấu đợt triển khai lực lượng lớn nhất tại châu lục này kể từ năm 2005. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo ra “một thực tế an ninh mới” ở châu Âu và khiến cho NATO phải tăng cường ngân sách quốc phòng cũng như triển khai nhiều lực lượng và trang thiết bị hơn tới Đông Âu.

Hiện nay, dù chưa thấy Mỹ có nhiều động thái viện trợ quân sự, nhưng rõ ràng, những quyết định của ông Biden liên quan cuộc chiến này khiến cho dư luận nước Mỹ không thực sự hài lòng, điều đó kéo theo uy tín của ông Biden đang bị giảm sút đáng kể, nhất là mới đây, vị Tổng thống Mỹ còn có một bài phát biểu gây tranh cãi và khiến ông phải ra sức biện minh cho phát biểu của mình khi ông ám chỉ rằng ông Putin "không thể tiếp tục nắm quyền".

Read more…

Lê Dũng “Vova” lĩnh án 5 năm tù về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước

tháng 3 23, 2022 |

 

Bị cáo Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng "Vova", 52 tuổi) bị phạt 5 năm tù với cáo buộc dàn dựng, phát tán 12 video clip nội dung bịa đặt, xúc phạm, tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Sáng 23/3, Lê Văn Dũng bị TAND Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù vì tội Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, Dũng sẽ tiếp tục bị quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù.


Bị cáo Lê Văn Dũng 

Liên quan vụ án, Nguyễn Văn Son (chú của Dũng, 66 tuổi) bị phạt 18 tháng tù treo vì tội Che giấu tội phạm.

Ở phần nói lời sau cùng, Lê Văn Dũng cho rằng: “Tôi không tranh cãi về mặt pháp luật với tất cả các hệ thống pháp luật trên thế gian hiện nay. Tôi ủy quyền cho luật sư tranh luận về mặt luật pháp khi được tòa hỏi”. Sau đó, Lê Văn Dũng nói rằng, mình theo đạo Phật, có lòng từ bi nên không trách cứ gì ai.

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Văn Son nói lời sau cùng rằng hiểu biết pháp luật của mình còn hạn chế. Nên xin tòa cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất.

Cáo trạng của VKSND Hà Nội và diễn biến tại phiên tòa xác định, Dũng là người có quá trình tham gia hoạt động tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng và thường xuyên gây rối, biểu tình chống phá Nhà nước. Trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2012, Dũng 3 lần bị Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi này.

Tháng 3/2017 - 9/2018, Dũng đã làm, đăng tải lên internet 12 video clip có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước, phỉ báng Chính quyền, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân và xúc phạm danh dự, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tại cơ quan điều tra, Dũng khai nhận, năm 2017, ông ta đã tạo lập tài khoản mạng xã hội có tên "Alfonso vova", sử dụng để đăng tải các nội dung trên. Các video này, ông Dũng khai do mình tự dàn dựng, tự quay và phát tán.

Lê Văn Dũng bỏ trốn và bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã đặc biệt vào tháng 5/2021.

Bị cáo Nguyễn Văn Son thừa nhận, dù biết Dũng đang bị truy nã nhưng tối 29/6/2021, khi Dũng đến nhà mình xin ở nhờ, ông Son không báo cơ quan chức năng mà đồng ý cho Dũng ở lại, nấu cơm cho ăn.

Hôm sau, 30/6/2021, hai bị cáo cùng bị bắt tại nhà riêng của ông Son, tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hoà, Hà Nội./.

 

Read more…

Sau cuộc chiến Nga và Ukraine sẽ khiến chúng ta ngộ ra được nhiều điều

tháng 3 22, 2022 |


Mã Phi Long

Sau khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng nổ, hành vi ăn cướp của toàn bộ thế giới phương Tây đã phá vỡ nhận thức của nhiều người, khiến họ cảm thấy lo lắng mãnh liệt và sâu sắc.

Thứ nhất, trước đây, mọi người thường tin rằng tất cả các nền tảng công cộng là trung lập và sẽ không bị gián đoạn cho dù có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, một số nền tảng được gọi là công cộng đã ngay lập tức tuyên bố tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga.


Một số lượng lớn các nhà khai thác dịch vụ Internet nước ngoài do Hoa Kỳ đứng đầu đã công bố các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và thực hiện một "hành động ngắt kết nối" chống lại Nga. Sau đó là việc loại bỏ các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống SWIFT do Hoa Kỳ kiểm soát, khiến các ngân hàng lớn của Nga không thể thực hiện các giao dịch và thanh toán toàn cầu.

Cả hệ thống thư mục gốc của mạng và hệ thống thanh toán bằng đô la Mỹ đều được gọi là nền tảng công cộng do Hoa Kỳ kiểm soát. Một khi chiến tranh nổ ra, tất cả sẽ trở thành vũ khí chiến tranh, thậm chí trở thành nhân tố mấu chốt quyết định thắng bại. Độ phụ thuộc vào các hệ thống này càng lớn thì mức độ thiệt hại càng sâu.

Thứ hai, một số tuyên truyền trước đây đã nói rằng các vệ tinh trong không gian là an toàn và sẽ không bị tấn công và chiến tranh không gian sẽ không nổ ra. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, một nhóm hacker bí ẩn (rõ ràng là hành vi quân đội mạng của một số tổ chức chính phủ) đã tấn công vào trung tâm điều khiển vũ trụ của Nga, và tuyên bố đã đóng cửa trung tâm vũ trụ của Nga và thành công làm cho toàn bộ vệ tinh Nga mất kiểm soát.

Trung tâm kiểm soát không gian của Nga cho biết nó thực sự đã bị tấn công, nhưng hệ thống an ninh đã tự động che khuất cuộc tấn công và đẩy lùi nó. Điều này có cho thấy rằng chiến tranh đã mở rộng ra ngoài không gian? Các trận chiến không gian vẫn luôn đang được tiến hành?

Thứ ba, mọi người thường tin rằng ngân hàng ở các nước phương Tây an toàn hơn ngân hàng trong nước và các nước phương Tây rất coi trọng quyền bất khả xâm phạm của tài sản tư nhân. Nhưng sau khi chiến tranh Nga-U nổ ra, các nước tây phương đột nhiên bộ lộ hành vi sói đói vồ mồi hung ác, tất cả tài sản của chính phủ và tư nhân Nga ở nước ngoài đều bị cướp sạch không còn, không chỉ tài sản ngân hàng bị đóng băng mà ngay cả du thuyền sang trọng và tư gia của người Nga ở nước ngoài cũng bị lấy đi. Theo thống kê sơ bộ, tổng số tài sản Nga ở nước ngoài bị các nhóm phương Tây phong tỏa lần này là khoảng 8 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Thứ tư, trong ý thức của mọi người, Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, an toàn tuyệt đối khi cất giữ tiền ở Thụy Sĩ, tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, Thụy Sĩ đã ngay lập tức từ bỏ quan điểm trung lập, tuyên bố tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga, và đóng băng tất cả các quỹ của Nga trong các ngân hàng Thụy Sĩ, do đó bóc trần tấm mặt nạ giả dối rằng Thụy Sĩ là một vùng đất tài chính thuần túy. Những tài sản này bây giờ có lẽ không còn an toàn nữa.

Thứ năm, sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, hầu như tất cả các công ty công nghệ cao của Mỹ và các nhóm phương Tây đều tuyên bố tham gia các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, cắt nguồn cung cấp chip và tất cả các sản phẩm công nghệ cao cho Nga.

Starlink của Elon Musk cũng tham gia vào lệnh trừng phạt chống lại Nga và ủng hộ Ukraine, Apple cũng tham gia vào các lệnh trừng phạt. Độ sâu và bề rộng của lệnh trừng phạt công nghệ mà phương Tây áp đặt lên Nga nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Lệnh trừng phạt được áp dụng cho bất cứ thứ gì có thể gây nhức nhối hoặc giết Nga, mọi thủ đoạn được áp dụng đến cùng cực. Tuyên bố khoa học không có biên giới chỉ là trò nhảm nhí.

Thứ sáu, nhiều người cho rằng dư luận phương Tây là tự do nhất và tin tức phương Tây là trung thực nhất. Nhưng sau khi chiến tranh Nga-U xảy ra, toàn bộ dư luận phương Tây biến thành 1 cỗ máy phát động chiến tranh dư luận với Nga. Các nền tảng Internet lớn ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã đóng các kênh truyền thông bên ngoài của Nga, họ kiểm soát toàn bộ việc phát tán dư luận, hướng dẫn dư luận theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ và phương Tây, và họ tiếp tục tạo ra các tin tức giả.

Thứ bảy, còn nhiều biện pháp trừng phạt khác, ví dụ như ngành thể thao, văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga, thậm chí cả mèo Nga và cây Nga cũng bị xử phạt. Điều này trông có vẻ buồn cười, nhưng thực ra không hề buồn cười. Đó biểu hiện của bá quyền chính trị và văn hóa của phương Tây, cho ta thấy tầm ảnh hưởng và sự kiểm soát của bá quyền phương Tây sâu và rộng đến mức nào. Những lĩnh vực này mới nhìn thì không có liên quan gì đến chính trị nhưng một khi chiến tranh xảy ra thì chúng đều sẽ trở thành vũ khí chiến tranh, đều trở thành công cụ chiến tranh giết người không thấy máu, đây có lẽ là lần đầu tiên chúng ta được cảm nhận sâu sắc như vậy.

Những điểm trên nên cho chúng ta một cảm giác thức tỉnh đột ngột. Bây giờ chúng ta sẽ thực sự nhận ra rằng chiến tranh Nga-Ukraine thực sự là một cuộc chiến tranh toàn phương diện thực sự do toàn khối phương Tây tiến hành chống lại Nga.

Tập đoàn tây phương không chỉ tài trợ vũ khí và tiền bạc cho Ukraine, mà còn tiến hành CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN chống lại Nga. Nếu không phải Mỹ và khối phương Tây e sợ hàng nghìn quả bom hạt nhân của Nga, e sợ cá tính dám nói dám làm của Putin, thì chắc hẳn họ đã lao vào cắn xé trực tiếp Nga.

 

Read more…

Trò hề từ cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”

tháng 3 20, 2022 |


Mã Phi Long

Mới đây, tại Genève, Thụy Sĩ, ban tổ chức giải thưởng nhân quyền “Martin Ennals” đã xướng danh đối tượng Phạm Đoan Trang - đối tượng đã bị kết án chín năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là một trò hề tiếp tục được các tổ chức nhân quyền thực hiện nhằm tạo tiếng vang cho các đối tượng chống đối.


Phạm Đoan Trang được nhận giải thưởng nhân quyền

Theo dõi hoạt động của tổ chức nhân quyền Martin Ennals, có thế thấy rõ mục địch thâm hiểm của những người sáng lập ra giải thưởng này. Nó không hoàn toàn theo nghĩa tốt đẹp như đã nêu trên mà chính là nhằm tạo động lực về vật chất, chống lưng về tinh thần để hà hơi, tiếp sức, kích động số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam.

Mặt khác, họ còn thông qua hình thức trao “giải thưởng nhân quyền” vừa nhằm khuếch trương thanh thế, tạo chỗ dựa cho các đối tượng chống đối những cũng là thủ đoạn để các họ hợp thức hóa việc hỗ trợ về vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước qua các phần thưởng bằng vật chất có giá trị lớn. Cho nên “giải thưởng nhân quyền” chẳng khác nào là “mồi nhử” của các tổ chức đội lốt nhân quyền sủ dụng để câu móc, lôi kéo và tạo dựng thêm những phần tử chống đối chính trị, những nhân vật có tư tưởng bất mãn, hám tiền bạc, sẵn sàng nhận lệnh và tiến hành các hoạt động chống phá ngay trong nước ta.

Do vậy, “Giải thưởng nhân quyền” được xem là “nguồn dinh dưỡng nuôi sống” cho các âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam. Đồng thời, thông qua giải thưởng này, các đối tượng chống đối còn để đánh bóng tên tuổi bằng việc khoe khoang thành tích của bản thân như số lần, số năm phải chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung của pháp luật hành chính, hình sự, qua đó tạo tiếng vang nhằm thu hút sự chú ý của các thế lực thù địch.

Có thể thấy rõ “giải thưởng Martin Ennals” ra đời không hoàn toàn phục vụ ý nghĩa trong sáng khi trao cho những ngườii xứng đáng dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, vì sự tiến bộ của nhân loại. Và nếu để tâm theo dõi các hoạt động của họ bấy lâu nay, chúng ta sẽ thấy trong suốt quá trình hoạt động, “giải thưởng” không đúng nghĩa là một giải thưởng, bởi lẽ phần lớn “giải thưởng nhân quyền” được trao cho những người có hoạt động chống lại lợi ích quốc gia, dân tộc ở đất nước mà họ đã sinh ra và lớn lên…

Liên hệ đối với Việt Nam, thông qua hình thức trao giải cho các đối tượng trên, tổ chức nhân quyền “Martin Ennals” sẽ hướng tới mục tiêu đó là đưa Việt Nam vào thế vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, từ đó để soạn thảo các bản “phúc trình”, lập hồ sơ “những nạn nhân bị đàn áp bởi tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”, vận động tổ chức các “diễn đàn”, tạo cơ hội cho số chống đối cực đoan trong và ngoài nước lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” trên diễn đàn quốc tế và không quên kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào tình hình nội bộ của Việt Nam.

Rõ ràng, các tổ chức đứng ra trao cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” chưa bao giờ có thiện chí với Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Thông qua “giải thưởng”, các tổ chức này vừa “lên dây cót” tinh thần, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước; đồng thời tạo ra cớ để khuếch trương thanh thế, từ đó để nhận được sự hà hơi tiếp sức, đặc biệt là về tài chính, từ các thế lực chủ mưu.

Read more…

Việt Nam có nên chọn phe như cách Ukraine đã làm

tháng 3 18, 2022 |


Mã Phi Long

Thật hài hước khi vừa qua, sau cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine diễn ra, đàm kền kền Việt Tân và số rân chủ quốc nội thi nhau thể hiện sự nguy hiểm của mình khi liên hệ tới Việt Nam. Từ câu chuyện “phiếu trắng” tại Hội đồng Liên hợp quốc rồi gần đây Việt Tân cùng đám “con nhang đệ tử” còn đưa ra cái học thuyết ngớ ngẩn với slogan là “thoát Nga” để có tương lai cường thịnh thì Việt Nam, họ “hiến kế” cho Chính phủ vạch rõ đường hướng ngoại giao đó là phải vứt bỏ quan hệ với các nước như Nga, Trung Quốc và tất nhiên, là nghiêng về phe Mỹ và phương Tây.


Việt Tân lại giở trò hèn

Đúng là trò hề của đám kền kền xui “trẻ con bốc c.ứt gà ăn vã”. Một Ukraine chưa đủ hay sao mà họ còn muốn có một phiên bản 2.0 ở Việt Nam. Chỉ có bè lũ vong nô phản quốc mới có các hiến kế ngu dốt như vậy.

Trong bài viết được chia sẻ trên trang fanpage, Việt Tân dùng miệng lưỡi diều hâu để cố gắng tạo ra hình ảnh Nga và Trung Quốc giống nhau, là những nước lớn và “thích” đi xâm lược, trong khi Việt Nam và Ukraine là những nước nhỏ và “chắc chắn” sẽ bị xâm lược, từ đó kết luận là Việt Nam nhất định phải tránh xa hai nước này.

Để luận điệu này thêm phần thuyết phục, họ viện dẫn những lập luận “nhảm nhí” của ông tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu về việc “dứt khoát phải chọn phe” trong cuộc chiến Nga – Ukraine hiện tại để làm “vui lòng truyền thông thế giới”. Việt Tân cho rằng nay đã là “cơ hội” để Việt Nam quay sang chọn phe phương Tây, Mỹ, Nhật…để có tương lai tươi sáng hơn.

Đàm kền kền này mỗi lần tỏ ra nguy hiểm như vậy cũng làm nhiều người có tâm lý nhẹ dạ cả tin khiếp đảm. Nhưng thực tế, từ xưa đến nay, với thái độ của những kẻ thù địch, thì làm sao mà họ tốt bụng và hiến những diệu kế để Việt Nam phát triển được. Họ thậm chí còn là một tổ chức với quan điểm khủng bố, chuyên đào tạo và lên kế hoạch cho các hoạt động phá hoại tại Việt Nam, vậy vì sao họ lại muốn Việt Nam có tương lai tươi sáng hơn?

Đương nhiên, họ chẳng tốt bụng như cách họ thể hiện ra vỏ bọc bên ngoài đâu, kiểu hiến kế như này là muốn Việt Nam vào thế như Ukraine, khi trước đó quốc gia này đã bị những lời đường mật của Mỹ và phương Tây dụ dỗ, ngả nghiêng về NATO để rồi một gã hề không thể cân team được và hủy hoại đất nước khiến anh Nga tức giận và dạy cho một bài học.

Vậy nên, nếu Việt Nam về phe Mỹ và EU thì sao nhỉ? Liệu có cường thịnh như họ hiến kế hay không? Xin thưa là các vị dạy khôn vấn đề đối ngoại đã thừa, còn kiểu xúi bậy như trên thì khác gì “vải thưa che mắt thánh”. Việt Nam đang ở vị thế một đất nước trung lập, có quan hệ từ đối tác toàn diện đến chiến lược với cả 3 cường quốc Mỹ, Nga, Trung, và mỗi một quốc gia trong số này đều có thể giúp đỡ Việt Nam cũng như cân bằng ảnh hưởng của những nước còn lại. Đây là kết quả của một thời gian dài thực hiện chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói ngoại giao và đối ngoại thời bình là phải biết tìm bạn mà chơi, thậm chí chơi được cả với những “kẻ địch” để giữ hòa bình cho mình. Chúng ta luôn tăng cường nội lực của đất nước nhưng “Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn”.

Và những người như ông võ sư Đoàn Châu hay ông tiến sỹ làm toán Nguyễn Ngọc Chu chắc cũng đủ nhận thực để hiểu câu chuyện này chứ nhỉ. Vậy mà họ vẫn ra sức xúi giục Việt Nam “chọn phe”, mà bỏ ngỏ về hậu quả của việc chọn phe. Gruzia trước năm 2008 hay Ukraine trước năm 2014 thì đất nước vẫn bình yên, lãnh thổ toàn vẹn, nhưng chỉ sau quyết định “chọn phe” quyết liệt thì họ bị rơi vào vòng xoáy của những cuộc chiến chưa bao giờ dứt.

Tương lai của đất nước cần những tiếng nói đóng góp có trách nhiệm, thấu tình, đạt lý, chứ không phải là những phát ngôn và quan điểm hồ đồ. Một nước Mỹ bỏ mặc Ukraine đối mặt với cuộc chiến và không có gì khác ngoài những ủng hộ tinh thần, trong khi trước đó chính họ xúi giục người Ukraine chọn phe và hậu quả thì như chúng ta đã thấy. Vậy nên, xin mấy ông tri thức giả đừng thể hiện sự nguy hiểm của mình, càng thể hiện thì càng vạch áo cho người xem lưng bản chất “què cụt” về chính trị như vậy.

 

Read more…

Không bao giờ có một kịch bản: Hà Nội “bung”, “toang” !

tháng 3 16, 2022 |


Mã Phi Long

Gần đây, lợi dụng số ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội tăng cao, đám kền kền ở hải ngoại và số chống đối “ăn theo nói leo” ở trong nước lại tiếp tục “nhai lại” những nội dung công kích công tác phòng, chống dịch, phủ nhận những thành quả mà của công tác này, nhất là nỗ lực tiêm ngừa vắc xin phòng, chống Covid 19 được Chính phủ chỉ đạo các ban ngành liên quan, các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở nhanh chóng triển khai một cách công bằng, nghiêm túc, quyết liệt.

Đáng chú ý, những ngày gần đây, khi số ca nhiễm tăng vọt lên tới hàng vạn, đám kền kền thể hiện dã tâm đen tối muốn bôi nhọ, hạ uy tín đồng chí Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Thành phố Hà Nội khi trích lại câu nói “Nếu Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí, tôi chịu trách nhiệm”.


Đám kền kền rất thích chọc ngoáy vào câu nói của đồng chí Chu Ngọc Anh

Đây là lời hứa của đồng chí Chu Ngọc Anh đã nêu tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Dĩ nhiên, cách nói “bung, toang” là thể hiện sự gần gũi, dân dã trong thời điểm đó. Tuy nhiên, nó dễ nhận được sự soi mói, châm chọc của các “chuyên gia ngôn từ”. Và hiện nay, vẫn có không ít kẻ vẫn lợi dụng cách dùng từ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội để xuyên tạc, công kích.

Với số đối tượng chống đối thì phần họ không tính làm gì vì cứ hở ra điều gì là chống phá điều đó. Nhưng với mỗi chúng ta, là người có nhận thức, có hiểu biết mà hùa theo mấy câu châm chọc của đám đối tượng chống đối là không chấp nhận được. Vì hiện tại, dù số ca bệnh tăng cao từng ngày những thực tế cho thấy dịch bệnh đã được kiểm soát, nhất là đã hạn chế tối đa số ca tử vong do nhiễm Covid 19 hoặc cùng lắm cũng không bị trở nặng hoặc bị tác dụng phụ từ việc nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, thẳng thắn mà nói, cuộc chiến chống Covid 19 sẽ còn kéo dài, và tất nhiên chúng ta còn rất nhiều công việc cần làm trước mắt, nhưng dù sao chúng ta cũng có thể yên tâm ra đường với 3 mũi vắc xin cùng hướng dẫn đảm bảo 5K của Bộ Y tế. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta phủ nhận những kết quả đã đạt được cũng như nỗ lực của cả hệ thống chính quyền trong công tác phòng, chống dịch. Suy cho cùng, tất cả cũng chỉ là để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Hiện nay, chúng ta đã tiêm 3 mũi vắc xin trong đó có 1 mũi tăng cường, vậy thì bản thân cũng ta coi như cũng đã tiêm thêm 1 mũi tăng cường trong nhận thức về cuộc chiến chống dịch Covid 19. Do đó, ở hiện tại, để đánh giá về kết quả công tác phòng, chống dịch, không chỉ cần có cái nhìn hết sức khách quan, toàn diện và dựa vào bối cảnh lịch sử cụ thể mà chúng ta cần phải trân quý những gì mà Nhà nước, Chính phủ và các lực lượng chống dịch đã mang tới cho chúng ta được như ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể lấy số liệu của giai đoạn này để so sánh một cách khập khiễng, khô khốc với giai đoạn khác. Đặc biệt như ở Hà Nội là địa phương đang có số ca nhiễm cao nhất cả nước. Số ca mắc mới mỗi ngày cũng vô cùng lớn. Nhưng không phải vì vậy mà có thể kết luận Hà Nội “bung”, “toang”, “vỡ trận”. Và dĩ nhiên, không thể lấy một vài số liệu để xuyên tạc chủ trương, chính sách củaNhà nước và chính quyền các địa phương trong phòng, chống dịch.

Mặc dù “đi sau” nhưng chúng ta đã “về trước” trong việc tiêm vaccine. Hay nói cách khác, dù số ca mắc có tăng cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Cùng với đó, việc kết hợp hài hòa, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả giữa điều trị tại cơ sở y tế và điều trị tại nhà, kiểm soát rủi ro đang phát huy hiệu quả. Đây là những kết quả đáng ghi nhận.

Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ ban hành Nghị quyết số Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Việc ban hành Nghị quyết là dựa trên ý kiến phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia, ý kiến của các địa phương và đặc biệt là tình hình thực tiễn khi việc bao phủ vắc xin được đẩy mạnh, đã có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào thì mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nước vẫn là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân. Đây là nền tảng để triển khai các mục tiêu tiếp theo về khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 

Read more…