SUY NGHĨ VỀ TÔN GIÁO TỪ VỤ KHỦNG BỐ PARIS

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015
Tags: ,

17 nhận xét:

  1. Tôn giáo ngày càng bị lợi dụng, nó là công cụ hữu hiệu hơn cả pháp luật để khống chế con người. Một khi đã mang niềm tin tôn giáo trong đầu óc thì một con người sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ niềm tin đó, đôi khi là mù quáng. Tổ chức khủng bố hồi giáo tấn công Pháp để trả thù vì Pháp đã bao che cho những hành vi bôi nhọ vị thánh của họ. Ở Việt Nam, tôn giáo được sử dụng để gây rối, chống đối Nhà nước. Tôn giáo ngày càng mất đi bản chất của nó, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiến bộ của xã hội loài người.

    Trả lờiXóa
  2. Tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm, rất được các nhà rận chủ ưa chuộng để thực hiện hành vi chống phá Đảng và Nhà nước. Tôn giáo nào cũng hướng con người ta làm điều tốt, việc thiện. Nhưng có một bộ phận cực đoan thì không hiểu được điều đó. Họ hành động một cách mù quáng, những hành động của họ gây tổn hại rất lớn tới những người dân vô tội. Điều đó chắc chắn tôn giáo của họ sẽ không khuyên như vậy. Được sống trong một môi trường hòa bình như Việt Nam là một hạnh phúc rất to lớn. Vì vậy chúng ta cần phải hành xử một cách tỉnh táo, đúng đắn!

    Trả lờiXóa
  3. Với những giá trị tốt đẹp mà các tôn giáo tại Việt Nam đã đóng góp cho xã hội, cho đất nước cũng như sự hòa hợp giữa các tôn giáo dưới mái nhà chung Việt Nam khiến chúng ta thấy thật yên tâm và hạnh phúc. Khi quay ra nhìn các nước trên thê giới không ít các vụ xung đột giữa các tôn giáo gây thương vong lớn cả về người và của, mà ngày 13/11 đã đi vào lòng người dân Pháp như 1 thảm kịch không còn tử nào có thể mô tả được, đã thế các thế lực và các phần tử xấu luôn muốn lợi dụng tôn giáo để tàn sát người vô tội hoặc kích động, tập hợp đông các tín đồ tôn giáo gây ra các vụ việc phức tạp mang màu sắc chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. Tôn giáo sinh ra đó là phục vụ cho đời sống nhân dân,hướng tới những điều tốt đẹp nhất,tất cả tôn giáo đồng hành với dân tộc. Nhưng chỉ có một số phần tử lợi dụng những tín ngưỡng tốt đẹp đó để làm những điều xấu xa mà thôi, và IS là minh chứng cho điều này. Thật may dưới dự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng các chính sách phù hợp với đường hướng hoạt động của các tôn giáo, chúng ta tự hào rằng giữa các tôn giáo với nhau, giữa những người theo đạo và không theo đạo luôn đoàn kết, keo sơn.

    Trả lờiXóa
  5. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị luôn đ­ược xem là vấn đề phức tạp, tế nhị, tinh vi và nhạy cảm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tôn giáo với tư cách là thực thể xã hội có tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Suy cho cùng sự ra đời và hoành hành của Al Qaeda trước kia và IS bây giờ đều là chiêu bài “chính trị hóa tôn giáo” để từ đó làm cơ sở cho các hoạt động chống phá nước khác của Mỹ. Tuy nhiên, rồi sớm muộn Mỹ cũng sẽ thất bại, và vụ khủng bố ở Pháp vừa qua là thất bại đau đớn nhất cho kế hoạch này

    Trả lờiXóa
  6. Đảng Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách bình đẳng, tự do tôn giáo, vừa kiên quyết đấu tranh bóc tách mặt phản động, ngăn chặn các hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước từ bên ngoài; phản kích, vô hiệu hoá các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Nhà nư­ớc ta, kích động tư­ tư­ởng, hoạt động chống đối từ bên trong của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo. Vì vậy mà tình hình các tôn giáo ở nước ta và tín đồ tôn giáo vẫn sống chan hòa với nhau, bình đẳng tôn giáo với nhau, cùng nhau góp phần vào sự thay đổi bộ mặt của cả xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo mà trong đó có cả đức tín Hồi Giáo. Nhưng mà tại sao Hồi Giáo tại Việt Nam lại không có những thứ "đánh bom liều chết", "khủng bố cực đoan" như vậy? Đơn giản vì chính phủ đã làm rất tốt công việc của mình, tạo điều kiện để cho Hồi giáo phát triển, không ngăn cấm, thể hiện sự tự do trong việc chấp nhận các tín ngưỡng. Đâu có như Mỹ hay Pháp có tòa báo Charlie Harbor kia. Và cũng vì một lý do khác nữa là Việt Nam không lợi dụng Hồi giáo để phục vụ mưu cầu chính trị của mình.

    Trả lờiXóa
  8. Vụ khủng bố tại Paris đã dóng lên hồi chuông cảnh tình cho những việc làm từ trước kia của Mỹ tại Iraq, trước kia Mỹ đã lợi dụng Hồi giáo mà đặc biệt là AlQuelda để tiến hành chiến dịch chống lại Liên Xô của mình, sau khi Liên Xô rút thì những người Hồi giáo quay lại và thấy chính Mỹ đang bòn rút tài nguyên đất nước mình.. Kể từ đó những tư tưởng cực đoan trong Hồi giáo mới nhắm vào Mỹ. Cho nên giờ đây tại sao IS lại sợ Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thế cho dù biết Nga là kẻ thù của mình.

    Trả lờiXóa
  9. sự mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao của Mỹ và Nga mà đặc biệt là giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Obama đã khiến khủng bố ngày càng phát triển.

    Trả lờiXóa
  10. Dù tôn giáo là "phần hồn" của một bộ phận quần chúng nhân dân, nhưng bản chất của tôn giáo thực sự luôn hướng con người ta đến với những giá trị tốt đẹp, cao cả, hướng tới những hạnh phúc dù nó có là hư ảo đi chăng nữa. Nó chỉ xấu khi bị những kẻ xấu lợi dụng để thực hiện những mưu đồ xấu của cá nhân nhân danh tôn giáo ấy. Một cách mù quáng, những tín đồ tôn giáo lại không thể hiểu rõ và cứ như vậy "phục vụ chúa" mà không hay mình bị lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  11. Ngay sau khi vụ khủng bố tại Pháp tối ngày 13-11, thế giới dường như lên cơn sốt. Không chỉ những nước trực tiếp đang chống lại IS mà tất cả các nước đều đang xây dựng cho mình những kế hoạch, chủ động đề phòng cho đất nước mình, xây dựng những giả thuyết "nếu khủng bố xảy ra tại nước mình thì..." Và hơn lúc nào hết, tôn giáo được quan tâm một cách đặc biệt bởi những tiềm ẩn sâu xa đằng sau cái gọi là "tự do tôn giáo"

    Trả lờiXóa
  12. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào ngay cả thời đại văn minh như ngày này thì bạo lực, chính trị luôn bị chi phôi một phần quan trọng từ tôn giáo. Nó là khởi nguồn xung đột tại các quốc gia trên thế giới. Pháp là đất nước có nhiều tín đồ đạo hồi và chính phủ pháp có những nới lỏng không đúng với nguyên tắc cua rđạo hồi khi tham gia công cộng, và sự tư do thái quá khi đả kích họ. Đấy cũng là một phần sâu xa tìm ẩn chủ nghĩa cực đoan tìm cách khủng bố tại Pháp.

    Trả lờiXóa
  13. Những kẻ tự xưng là Thánh chiến như đội quân IS chẳng khác nào những con thú săn mồi tàn ác. Phải chăng tư tưởng của họ đã bị các con quỷ dữ chiếm đóng và phải chẳng phần người trong họ chẳng còn chút mảy may. Thật ghê sợ và kinh tởm bởi tội ác mà họ đã gây ra. Tôn giáo luôn hướng con người ta đến điều thiện, lọa bỏ tà dâm và dục vọng, Thánh Allah sẽ không bao giờ tha thứ cho tội ác mà đội quân IS này đã mượn danh người để mang đến nỗi khiếp sợ bao trùm cả thế giới như ngày nay

    Trả lờiXóa
  14. Nếu có chúa thực sự thì không biết có phải chúa muốn nói rằng, khủng bố không phải công việc mà chúa cần lo. Nhưng những con người theo chúa đang bị làm cho đau khổ nhiều lắm rồi

    Trả lờiXóa
  15. Người Việt Onlinelúc 05:51 25 tháng 11, 2015

    "Nếu như có người coi tôn giáo là thứ để ta rèn giũa nhân phẩm, đạo đức, soi mình vào tấm gương nhân cách thì có người lại mù quáng, coi tôn giáo là thứ mà mình có thể chết vì nó". Mình đồng ý với nhận định này. Nhìn vào thực tế ở Việt Nam ta có thể thấy ngay điều đó trong một bộ phận giáo dân công giáo. Họ quá cuồng tín, quá tôn thờ tôn giáo của mình, đặt nó lên trên hết thảy mọi thứ, kể cả pháp luật.

    Trả lờiXóa
  16. Tôn giáo luôn có tính hai mặt giữa cái thiện và ác thật mong manh, khi những tư tưởng cực đoan đã ăn vào máu thì sự cuồng đạo thái quá dễ dẫn đến bạo lưc. Nhìn từ cuộc khủng bố đẫm máu tại Pháp thì để tiêu diệt chúng chưa hẳn đẫ dập tắt được mối hiểm họa này, lại sẽ có những tổ chức cực đoan khác mọc lên. Đây sẽ là quá trình đấu tranh bền bỉ và lâu dài.

    Trả lờiXóa
  17. Trong những năm gần đây tôn giáo luôn là khởi nguồn cho những bất ổn xung đột giữa các vùng miền, lãnh thổ quốc gia trên khắp thế giới. Sự thiếu tôn trọng và phí báng tôn giáo cũng là một phần nguyên nhân sinh ra tư tưởng cực đoan và các vụ khủng bố đẫm máu. Tôn giáo không thể tách rời với thế giới và cái cần nhất để ổn định lâu dài là dung hòa giữa các tôn giáo khác nhau của một đất nước, và không can thiệp quá sâu vào tôn giáo, chính trị giữa các nước.

    Trả lờiXóa