SUY NGHĨ XUNG QUANH ĐỀ XUẤT MỚI VỀ MÔN LỊCH SỬ
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Những ngày qua, một vấn đề liên quan đến giáo dục được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đó là đề xuất của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc cắt ghép, tích hợp môn lịch sử vào các môn học khác. Khách quan mà nói đó là một đề xuất bởi trên thế giới đã có những quốc gia ở một số bậc học nhất định họ đã làm như vậy. Ví dụ như Mỹ, khi lên lớp 4 các cháu bắt đầu được học về lịch sử nhưng những câu chuyện lịch sử ấy được ghép trong môn học English (tương tự như môn học tiếng Việt của các cháu cấp 1 ở Việt Nam) để các cháu dần tiếp cận và tạo sự hứng thú học lịch sử cho các cháu.
Tuy nhiên, đó chỉ là trong một cấp học, lứa tuổi nhất định. Còn ngoài ra, môn lịch sử vẫn phải được coi trọng như một môn học độc lập.
Việc Bộ Giáo dục và đào tạo đề xuất cắt ghép, tích hợp môn lịch sử vào các môn học khác là không hợp lý ở một số lý do sau:
Thứ nhất: Hình thức này hưa từng có trong lịch sử giáo dục Việt Nam và rất ít trên thế giới.
Thứ hai: Trong bối cảnh kết quả học lịch sử ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề đáng chú ý mà dư luận đang tập trung và có nhiều ý kiến. Câu chuyện học lịch sử ở Việt Nam từ nhiều lý do khác nhau trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan từ cách giáo dục đã dẫn đến những hậu quả đáng báo động. Cho nên nếu đè xuất một ý tưởng mạo hiểm như vậy sẽ lợi bất cập hại.
Thứ ba: Học lịch sử phải học một cách có hệ thống, một khi kiến thức lịch sử bị cắt bỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn khác thì lịch sử đã không còn vị thế của một môn học trong sự toàn bộ và hệ thống của nó.
Thứ tư: Khi ý tưởng này được nêu ra, nhiều chuyên gia và giáo viên lịch sử khẳng định không thể dạy được môn lịch sử kiểu tích hợp như vậy và dư luận phản đối hết sức quyết liệt.
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa chững minh rằng, Lịch sử vẫn phải là môn học chính ở Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chán học lịch sử hay kết quả học lịch sử không như chúng ta mong muốn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau; điều mà chúng ta đã nhìn nhận ra và chúng ta cần phải thay đổi những nguyên nhân đó như cách giảng dạy, nội dung giảng dạy, xu thế của xã hội về việc ưu tiên các môn tự nhiên v.v. chứ không phải cắt ghép môn lịch sử vào các môn học khác.
Một khi cân nhắc những hậu quả nhiều hơn, thậm chí là khôn lường thì chúng ta cần phải từ bỏ những ý kiến đề xuất như vậy. Nó không chỉ là một sự lựa chọn sáng suốt mà nó còn là cách nhanh nhất giúp trấn an dư luận.
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" .
Lịch sử-môn học không thể thiếu đối với sự nghiệp giáo dục
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Vậy tại sao chúng ta không làm theo cách này: Đó là trong các môn học chúng ta lồng ghép kiến thức lịch sử. Còn môn lịch sử vẫn giữ thành môn học chính. Làm thế khi học lịch sử các em thú hơn nhiều
Trả lờiXóaLịch sử là cội nguồn gốc rễ của dân tộc, trong thời kỳ mới việc học cần thay đổi để phát huy hiệu quả. Vì vậy cần có nghiên cứu và thí điểm để chọn ra phương án tối ưu nhất cho cả học sinh, giáo viên sao cho việc truền đạt và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả tối ưu nhất và việc học lịch sử dễ dàng hơn trước.
Trả lờiXóaBác Hồ đã nói: "Dân ta phải biết sử ta." thật chẳng sai chút nào. Là người dân Việt Nam, sinh sống trên đất nước Việt Nam này thì phải nắm được lịch sử của đất nước Việt Nam, nắm được nguồn gốc của mình. Lịch sử là một lĩnh vực quan trọng nên không thể cắt ghép vào các môn học khác được. Nó là một môn độc lập, và cần được chú trọng. Hiện nay, giới trẻ đang không hứng thú với việc học lịch sử, kém hiểu biết về lịch sử, vì thế chúng ta cần đẩy mạnh hơn, chú trọng hơn trong việc giảng dạy lịch sử, để các em có đam mê, yêu thích với môn học bổ ích này!
Trả lờiXóaCần nhìn vào những ý kiến của chính những giáo viên đang dạy Lịch sử, những chuyên gia nghiên cứu về Lịch sử và phản ứng của dư luận để thấy tính không hợp lý của việc lồng ghép môn Lịch sử vào các môn học khác. Tại thời điểm mà chất lượng của việc dạy và học Lịch sử đang ở mức báo động thì việc thay đổi này quá mạo hiểm.
Trả lờiXóaĐối với vấn đề liên quan đến giáo dục được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đó là đề xuất của Bộ Giáo dục và đào tạo và cần thận trọng thắng thắn lắng nghe ý kiến khách quan từ công luận và những nhà chuyên môn có tâm huyết. Đã có nhiều đổi mới trong vấn đề dạy và học nhưng chưa đáp ứng được như kỳ vọng. và phải có quá trình nghiên không vội vàng để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Trả lờiXóaSự kiện gây được sự chú ý và đồng thuận là tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội ngày 27/11, đã thông qua nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”. Đây là quyết định đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh hiện tại và cho cả tương lai sau này của những người đại diện cho tầng lớp nhân dân.
Trả lờiXóa“Tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” thực sự là một quyết định sáng suốt và hợp lý của Quốc hội, là một quyết định hợp lòng dân. Ai cũng biết nếu không được học lịch sử, nếu không được tiếp cận với lịch sử thì chúng ta sẽ trở thành những đứa con vong ơn, những đứa cháu bất hiếu của đất nước, dân tộc và những gì thuộc về quá khứ mãi là ẩn số.
Trả lờiXóaViệc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước. Đây là một cách để dạy các thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc dựng nước và giữ nước, bên cạnh đó cũng chính là dạy nhân cách cho các thế hệ trẻ, gìn giữ văn hóa lâu đời nay của dân tộc Việt
Trả lờiXóaLịch sử là một môn rất quan trọng giúp cho người dân và các thế hệ trẻ biết được truyền thống yêu nước quý báu, biết trân trọng những gì mà họ đang được hưởng, biết được tình thần anh hùng bất khuất và hy sinh của những thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức quảng bá đất nước, quảng bá hình ảnh con người Việt Nam. Vì vậy theo mình việc giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa trong các bậc học là việc làm nên và rất cần thiết với nền giáo dục hiện tại của Việt Nam
Trả lờiXóaLịch sử là một môn rất quan trọng giúp cho người dân và các thế hệ trẻ biết được truyền thống yêu nước quý báu, biết trân trọng những gì mà họ đang được hưởng, biết được tình thần anh hùng bất khuất và hy sinh của những thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức quảng bá đất nước, quảng bá hình ảnh con người Việt Nam. Vì vậy theo mình việc giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa trong các bậc học là việc làm nên và rất cần thiết với nền giáo dục hiện tại của Việt Nam
Trả lờiXóaMình biết ngay mà, đời nào có chuyện mọi người chấp nhận thay đổi theo hướng tích hợp Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục. Sau khi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, vấn đề này đã ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Quả thật đó là việc làm lợi bất cập hại như tác giả đã phân tích phía trên, dù hiện nay nhiều học sinh không còn mặn mà với môn Lịch sử cho lắm, nhưng đây vẫn nên là một môn học riêng lẻ để giúp cho thế hệ trẻ biết quý trọng những gì đang có ở hiện tại, nhớ ơn các thế hệ trước, dạy cho họ biết truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Trả lờiXóaĐồng ý là việc giáo dục hiện nay cần có những cải cách để nâng cao chất lượng dạy và học, tuy nhiên cải cách theo hướng tích hợp môn lịch sử vào các môn học khác thì thật sự không nên. Đơn giản vì các nhà quản lý giáo dục chỉ ở trong phòng điều hòa đọc báo cáo, viết văn bản thì đâu hiểu được thực tế tình hình học tập của học sinh các bậc học ra sao. May mà Quốc hội đã có 1 quyết định có thể coi là quyết định vô cùng sáng suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, bởi không thể và không khi nào được xem nhẹ việc dạy và học Lịch sử cho các thế hệ con cháu mai sau.
Trả lờiXóaĐang trong giai đoạn những thay đổi vêg giáo dục, đào tạo nhận được quá nhiều ý kiến không mấy tích cực, thể hiện cụ thể ở hiệu quả của những sự đổi mới, chưa tạo được niềm tin cho người dân thì Bộ gd&đt lại tiếp tục đưa ra những đổi mới nhận được phản hồi tương tự. Cần lắng nghe bởi đó cũng chính là nguyện vọng của người dân, phục vụ cho nguyện vọng của người dân. Cần nhiều ý kiến đóng góp tích cực hơn nữa.
Trả lờiXóa