SỰ LỰA CHỌN MANG TÊN CAMPUCHIA
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Chuyện tòa trọng tài quốc tế sắp ra phán quyết vào thời gian sớm nhất về việc Philippine kiện những hành động vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông đang khiến cho thế giới đặc biệt quan tâm. Người ta quan tâm xem Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo khi có nhận định cho rằng, tòa trọng tài quốc tế sẽ có những phán quyết có lợi cho Philippines.
Và đúng thực sự như vậy, Trung Quốc đã ngay lập tức có những động thái để chuẩn bị ứng phó với tình huống đó. Điều dễ nhận thấy nhất từ Trung Quốc đó là việc Trung Quốc đang tìm cách phân hóa ASEAN và tìm kiếm đồng minh. Đó là những thủ đoạn mà Trung Quốc vẫn đang làm và chỉ có thể làm lúc này. Trung Quốc đã lôi kéo và làm phân hóa ASEAN trong quan điểm về vấn đề biển Đông thực sự là một ván cờ khá lợi hại.
Việc Campuchia từ lâu đã gần như ra mặt ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông là một minh chứng rõ ràng nhất. Vừa qua, hệ quả của việc ASEAN rút lại tuyên bố Biển Đông ít nhiều khiến Campuchia phải khổ sở. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Campuchia là nguyên nhân chính. Từ lý do đó mà vừa qua, ông Hunsen đã “phản pháo” vụ ASEAN rút tuyên bố Biển Đông theo đó, ông đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích cho rằng Campuchia là nguồn cơn khiến ASEAN phải rút tuyên bố cứng rắn về Biển Đông. Cái lý mà ông Hun Sen đưa ra là “Campuchia là một "quốc gia độc lập" và "với tư cách là thành viên ASEAN, Campuchia tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ, nguyên tắc đồng thuận... và coi ASEAN là một kênh ngoại giao trong hợp tác khu vực và quốc tế"..
Rõ ràng, đó là những lời lẽ nhằm che dấu đi một Campuchia đang cực kỳ khó xử và bị chi phối khá nhiều trong quan hệ quốc tế. Điều này càng được thể hiện rõ khi ông Hun Sen vừa qua tuyên bố, không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.
Theo một số tờ báo thế giới đã dẫn lời các chính khách Campuchia bác bỏ việc nước này góp phần phá vỡ tuyên bố chung tại Hội nghị ở Côn Minh với lời nói của ông Hunsen: “Làm ơn, các nước có tranh chấp Biển Đông, hay đến và nói chuyện với nhau, Campuchia sẽ trung lập trong vấn đề này. Campuchia sẽ không thể là con rối của bất cứ ai trong vấn đề Biển Đông”, ông Hun Sen nhấn mạnh, rằng mặc dù là một nước nhỏ và nghèo, song Campuchia sẽ “không ngu ngốc trong các chính sách đối ngoại của mình”.
Đó là những lời phân tích, giải thích từ phía Campuchia. Những quan điểm đó là đúng nếu đứng từ phía lợi ích quốc gia Campuchia; nhưng rõ ràng, nó đã không đứng về phía chính nghĩa, ít nhất là bảo vệ cái đúng, lên án cái sai và bảo vệ pháp luật quốc tế. Lời nói của ông Hunsen không sai nhưng ông đã nhầm một điều rằng chẳng ai (ngay cả ASEAN) bắt buộc hay lợi dụng Campuchia để chống lại một quốc gia khác. Cái mà ASEAN cần Campuchia đó là với vai trò của một quốc gia ASEAN thì phải bảo vệ chính nghĩa. Thế nhưng, Campuchia có lẽ đã lựa chọn lợi ích quốc gia của họ.
Cái bắt tay của ông Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
Campuchia và Trung Quốc,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
thật là một bộ mặt giả tạo và hơn nữa còn cho thấy sự tráo trở của CPChia,trước đây quân tình nguyện Việt Nam không chỉ giúp lật đổ chế độ Pol Pot mà còn giúp ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, giúp người dân Campuchia khắc phục khó khăn, khôi phục và xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn. lúc đó Trung quốc có giúp gì cho CPChia không, không giúp gì cho VN trong vấn đề Biển Đông thì cũng phải bảo vệ chính nghĩa chứ, đằng này lại ủng hộ Trung Quốc vì lợi ích quốc gia hẹp hòi của riêng dân tộc mình thôi sao
Trả lờiXóaNgoại trưởng Vương Nghị đã công du Brunei, Campuchia và Lào từ 20/4 đến 24/4 để tìm kiếm cái Trung Quốc đưa ra là "nhận thức chung 4 điểm", trong đó có nội dung "tranh chấp chủ quyền một bộ phận quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) không phải vấn đề đối với ASEAN và cần được giải quyết thông qua đối thoại, tham vấn giữa các bên liên quan trực tiếp", một mưu hèn kế bẩn của Trung quốc khi biết rằng chính họ đã sai đã vi phạm luật quốc tế , Trung Quốc sợ chính nghĩa, sợ dư luận quốc tế nên mới vận động các nước khác ủng hộ sự sai trái trắng trợn của mình
Trả lờiXóaKhông biết hành động khôn khéo hơn này của Campuchia thì Trung Quốc nên mừng hay nên lo nữa. Chúng ta không thể quên được bài học năm năm 2012 tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN khi Campuchia khi ấy là chủ tịch luân phiên đã không đồng ý để thông qua tuyên bố chung về vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Họ đã đâm 1 nhát dao vào Việt Nam, từ đó chúng ta cần nhìn nhận vấn đề 1 cách 2 mặt, để cảnh giác và chủ động trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trả lờiXóaCó thể thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đang thu hút được sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, nhất là sau khi Campuchia có những động thái ngả hẳn về ông anh bơm tiền cho mình là Tàu khựa. Trong bối cảnh, Trung Quốc ngày càng cố gắng tìm cách khẳng định vị trí của mình đối với thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng, cũng như những diễn biến căng thẳng, phức tạp ở Biển Đông, thì họ đã nhanh trí thu phục được mắt xích có thể nói là yếu nhất khu vực, khiến CPC thật sự làm người ta khó đoán. Với những điều đó, rõ ràng chúng ta cần phải theo dõi sát những diễn biến trong mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc để chủ động có biện pháp xử lý trong mọi tình huống.
Trả lờiXóaCũng phải thôi Campuchia là quốc gia thành viên ASEAN và không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời Trung Quốc là nước tài trợ kinh tế và quân sự lớn cho Campuchia và là đồng minh thân cận nhất của nước này trong khu vực Đông Nam Á; do đó đây là mắt xích yếu nhất trong ASEAN trước vấn đề biển Đông và chính phủ Trung Quốc thường có sự can thiệp, chi phối tới quan điểm và những phát biểu của Campuchia về vấn đề biển Đông. Chúng ta nên cẩn thận với quan điểm 2 mặt này của CPC, không biết chừng họ bắt tay với TQ rồi đâm sau lưng Việt Nam đó.
Trả lờiXóaAi cũng biết hiện nay Trung Quốc đang nuôi dã tâm “độc chiếm biển Đông”. Họ sẵn sàng chà đạp sự thật lịch sử, chà đạp luật pháp quốc tế để đưa ra yêu sách đường lưỡi bò chiếm tới hơn 80% diện tích biển Đông. Đối với Việt Nam, dù rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi, thế nhưng Trung Quốc vẫn cố tình nhận vơ vào mình. Và để thuận lợi hơn cho việc thực hiện mưu đồ của mình thì TQ đã khéo léo mua chuộc các nước khác để đi đêm trong các nỗ lực độc chiếm biển Đông của mình, ví dụ rõ nhất là Campuchia. Khi chính họ đã phá vỡ nỗ lực của ASEAN trong việc đi tìm tiếng nói, tuyên bố chung về biển Đông. Thật đáng buồn cho Campuchia khi họ đã phản bội lại tình hữu nghị đoàn kết, truyền thống lâu đời chỉ vì những lợi ích kinh tế.
Trả lờiXóaTrước đây chính ông Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia, Hor Namhong đã từng nhấn mạnh rằng: Trung Quốc hiện là ân nhân nước ngoài lớn nhất của nhân dân Campuchia. Câu nói dường như đã phủ định hoàn toàn những đóng góp của nhân dân Việt Nam đưa đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và xây dựng mối quan hệ láng giềng anh em gần gũi. Qua đây ta có thể nhìn nhận được bản tính trung lập, vật chất của CPC. Thiết nghĩ, những nhà lãnh đạo CPC nên suy nghĩ đắn đo chút, vì 1 khu vực như ASEAN không nên có chỗ cho kẻ vụ lợi, 1 cộng đồng chung, vì thế các nước ASEAN cần phải nêu cao trách nhiệm, duy trì và củng cố đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò và đóng góp chủ đạo của ASEAN trong các vấn đề ưu tiên và thiết yếu của ASEAN và khu vực
Trả lờiXóaViệc Campuchia và Trung Quốc có mối quan hệ ngày càng “thân mật” hơn trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay là điều tốt, nhưng rõ ràng mối quan hệ này đang tiềm ẩn những mối nguy cơ cho đất nước ta. Do đó Việt Nam cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Campuchia và cũng cần phải đề phòng trước nguy cơ bị Campuchia làm hại đằng sau lưng, vì Trung Quốc nguy hiểm thế nào chúng ta đều ý thức rõ được rồi. Tuy nhiên, những đòi hỏi phi lý, vô căn cứ của Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án. Hơn nữa, chính điều này đang cô lập Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
Trả lờiXóaĐối với người TQ thì vụ kiện của Phillipin là vô giá trị và Trung Quốc sẽ bất chấp tất cả những phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Việc Tòa phán quyết như thế nào cũng sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông. Và mới nhất Thủ tướng Campuchia Hunsen đã thể hiện bộ mặt của những kẻ lưu manh, chơi chiêu trò “con dao hai lưỡi”, tiếp tục thái độ 2 mặt. Đúng là bây giờ đồng tiền chi phối tất cả, lợi ích quốc gia cũng được cân đo đong đếm bằng tiền
Trả lờiXóa