NƯỚC ANH RỜI EU - QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC HAY MẤT
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
Câu chuyện nước Anh rời Euro đang là chủ đề đáng quan tâm của dư luận quốc tế. Một nước Anh mạnh mẽ, một nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và khu vực, một trong những nước đi đầu trong việc vận động thành lập liên minh Euro nay lại rời khỏi tổ chức này. Đó quả thật là một điều rất đáng chú ý; đằng sau nó thể hiện rất nhiều vấn đề.
Những người ủng hộ nước Anh ở lại thì cho rằng, nếu nước Anh ở lại sẽ giúp cho nước này có nhiều điều kiện hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội từ các nguồn lực ở bên ngoài; sẽ có nhiều điều kiện hơn tìm kiếm công việc ở các nước châu Âu khác…
Những người phản đối thì lại nghĩ khác. Họ cho rằng, nếu còn tiếp tục ở lại châu Âu, nước Anh sẽ gặp phải nhiều vấn đề và sẽ mất nhiều hơn được. Họ sẽ phải đón nhận nhiều người nhập cư hơn, nền kinh tế sẽ phải gồng gánh cho các nước bị khủng hoảng…
Quan điểm của cả hai phía ủng hộ và rời đi khỏi EU đều có lý. Rõ ràng rằng, EU cũng giống như những tổ chức liên hiệp quốc gia khác, tiềm năng và những lợi thế nó mang lại là rất lớn; kết nối sức mạnh của nhiều nước, tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, những khó khăn mà nó gặp phải cũng không thể bỏ qua. Những khó khăn đó là thách thức để duy trì toàn khối.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến phân tích đã nêu ra về việc Anh đi hay ở lại EU nhưng tất cả đều chưa nói đến những vấn đề mà EU đang phải ứng phó hiện nay như vấn đề khủng bố, nhập cư, khủng hoảng kinh tế dây chuyền… nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không thể ứng phó kịp khiến nhiều nước gánh hậu quả. Nếu ở lại châu Âu, nước Anh chắc chắn sẽ phải liên quan đến những mối đe dọa đó. Chưa kể đến những bất đồng chính trị trong nội bộ châu Âu về vụ việc trừng phạt Nga, Syria…
Dù quyết định đi hay ở đều sẽ khiến nước Anh và EU được và mất rất nhiều. Nhưng dù sao điều đó cũng đã được người dân Anh quyết định và quốc tế đã tôn trọng quyết định đó.
Không ai có thể khẳng định việc quyết định rời EU của nước Anh sẽ mất nhiều hơn được vì tất cả mới chỉ là dự đoán. Tất cả phụ thuộc vào sự điều hành, lãnh đạo của chính phủ Anh. Có thể, việc rời EU sẽ là một quyết định hợp lý và mang tính lịch sử. Với một nền tảng kinh tế, chính trị, quân sự vững mạnh, nước Anh có thể sẽ điều chỉnh các chính sách thật phù hợp để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
brexit,
Thế Giới
Kết quả kiểm phiếu cho thấy người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử hôm 23/6 với tỷ lệ 51,9% ủng hộ. Đây thực sự sẽ là 1 cú sốc lớn cho toàn thể EU cũng như cộng đồng quốc tế. Khoan hãy nói tới các nguồn lợi chính trị hay kinh tế gì vì điều đó không quan trọng bằng việc sự đoàn kết, gắn bó vì lợi ích chúng bị phá vỡ, điều này sẽ là 1 tiền lệ rất xấu, nguy cơ đổ vỡ của thị trường chung châu Âu là rất lớn.
Trả lờiXóaNước Anh đóng góp 75 tàu chiến các loại, 296 xe tăng, 441 máy bay trong quân đội Liên minh châu Âu. Việc Anh rời khỏi EU đã gây ra những tác động tiêu cực đối với kinh tế, chính trị và quân sự của Anh nói riêng và EU nói chung. Anh có thể rút lực lượng khỏi quân đội Liên minh châu Âu sau khi rời EU. Điều này sẽ gây ra những biến động không nhỏ về ngân sách và lực lượng. Chúng ta hãy chờ xem, hậu quả của Brexit này thực sự ghê gớm thế nào và nước Anh sẽ ra sao sau cuộc chia ly này
Trả lờiXóaTrong bài phát biểu trước Hạ viện ngày 27/6, Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameron nhận định kết quả cuộc trưng cầu dân ý hồi tuần trước mặc dù đã khiến “xứ sở sương mù” bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm và đồng Bảng Anh rớt giá song sẽ không đẩy nền kinh tế nước này vào tình cảnh bi đát. Tuy nhiên theo mình nghĩ thì rủi ro tương lai ít nhiều sẽ làm các nhà quản lý chính phủ Anh đau đầu với 1 quyết định gây sốc của mình. DÙ sao thì quyết định cũng đã đc đưa ra rồi, chúng ta cần tôn trọng người dân Anh.
Trả lờiXóaMột khi thành lập một tổ chức hay một khối đoàn kết nào đó thì tất nhiên phải xuất phát từ chung một mục tiêu. Khối liên minh châu Âu tan rã bởi vì mục tiêu của nó khi thành lập đã không đạt được, các quốc gia tham gia vào khối liên minh bị ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên buộc họ phải rút chân ra là điều hiển nhiên. Với việc Anh rời khỏi EU tất yếu sẽ kéo theo hậu quả rất lớn,trong lịch sử liên minh EU thực sự là một khối vững mạnh họ sử dụng đồng tiền chung và hợp tác cùng phát triển nhưng vì lí do gì mà có những lục đục nay, có lẽ là do ảnh hưởng từ vấn đề lợi ích của các nước thành viên.
Trả lờiXóaTừng là một quốc gia có nhiều đóng góp cho cộng đồng kinh tế EU nhưng Anh đã quyết định rời khỏi cộng đồng này để tự chủ, độc lập về ngoại giao, đa phương hóa, đa dạng hóa không còn lệ thuộc vào các nước khác trong EU. Theo mình đó chưa chắc đã là quyết định đúng đắn của người dân nước Anh. Anh là một trong những nước sáng lập ra EU và là một trong 3 trụ cột chính trong khối EU cùng với Pháp và Đức. Anh cũng là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Họ sẽ làm khối EU xáo trộn, rất có thể sẽ kéo theo những hệ lụy xấu chỉ vì sự ích kỉ nguồn lợi cá nhân.
Trả lờiXóaTheo kết quả cuộc trưng cầu ý dân việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã khiến các thị trường tài chính trên toàn thế giới “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ USD trong hai ngày 24 và 27/6, theo dữ liệu của S&P Global. Có thể thấy hậu Brexit, các nhà đầu tư đua nhau bán tống bán tháo các tài sản rủi ro cao vì lo ngại ôm nợ, mặc dù các nhà phân tích khẳng định thị trường Anh có đủ sức mạnh để đối phó với những thách thức còn lớn hơn đây thực sự là tin không vui cho nền kinh tế toàn cầu
Trả lờiXóa