ĐÀN ÔNG PAKISTAN "ĐƯỢC QUYỀN ĐÁNH VỢ"
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016
Đó là một tư tưởng được được Hội đồng Tư tưởng Hồi giáo của Pakistan ra khuyến nghị nói đàn ông được phép đánh 'nhẹ' vợ hồi đầu tháng. Những quốc gia Hồi giáo đôi khi có những điều quy định trong xã hội rất lạ kiểu như vậy. Đó là tư tưởng Hồi giáo, là sự ảnh hưởng của Hồi giáo.
Với những đất nước có một tôn giáo là quốc giáo, đặc biệt là Hồi giáo thì ảnh hưởng về giáo lý, giáo luật Hồi giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là rất lớn. Và rõ ràng, những ảnh hưởng đó đôi khi mang đến những điều “lạ”, những điều mà được cho là thiên vị, là mất nhân quyền; nhất là đối với phụ nữ. Phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo bị hạn chế nhiều trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, lao động… Đây là hệ quả của việc duy trì áp dụng các phong tục tập quán có từ lâu đời ở khu vực Trung đông và đặc biệt là các quy định có phần hà khắc đối với phụnữ của đạo Hồi. Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và vị thế của người phụ nữHồi giáo trong xã hội giống như kiểu đàn ông được phép đánh “nhẹ” vợ.
Theo kinh Koran, phụ nữ luôn có địa vị thấp hơn và phụ thuộc vào nam giới: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập.” (Koran 4:43). Do đó, phụ nữ Hồi giáo hầu như không có các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế… Bên cạnh đó, một số ít các quyền mà họ có được cũng không bình đẳng như đối với nam giới.
Phụ nữ Hồi giáo cũng được quyền có tài sản và hưởng thừa kế từ chồng hoặc từ cha mẹ. Tuy nhiên, số tài sản họ có được bị hạn chế và đối với tài sản thừa kế, phụ nữ luôn hưởng phần thừa kế ít hơn so với nam giới: “Phần tài sản để lại cho con trai bằng hai lần con gái. Nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai thì phần tài sản cho tất cả các con gái bằng hai phần ba số tài sản để lại. Và nếu chỉ có một con gái thì phần của con gái bằng một nửa phần tài sản để lại.” (Koran 4:11).
Người Hồi giáo quan niệm không có quan hệ tình bạn giữa nam và nữ, phụ nữ là nguồn gốc của dục vọng. Do đó, người phụ nữ có bổn phận bảo vệ danh dự, che giấu hìnhảnh của mình đối với những người đàn ông lạ. Đây cũng là nguồn gốc của quy định
Về trang phục của phụ nữ: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay" (Koran 33:53). Sự phân biệt giới tính một cách cực đoan này đã khiến phụ nữ Hồi giáo gần như bị tách hẳn khỏi xã hội. Sự hạn chế trong các mối quan hệ với những người khác giới cũng là lí do khiến hôn nhân trong xã hội Hồi giáo phần nhiều mang tính ép buộc đối với người phụ nữ.
Trong quan hệ hôn nhân, phụ nữ Hồi giáo phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Xã hội Hồi giáo thừa nhận chế độ đa thê, do đó, đối với nam giới không có tội ngoại tình. Ngược lại, phụ nữ Hồi giáo chỉ được phép có một chồng và tội ngoại tình là tội nặng nhất tương ứng với hình phạt ném đá tới chết. Người vợ có nghĩa vụ phục tùng, chung thủy với người chồng sau khi li hôn và thậm chí cả khi người chồng đã chết. Koran quy định về “thời gian ở giá” đối với phụ nữ li hôn và góa phụ. Phụ nữ sau khi li hôn và góa phụ Hồi giáo chỉ được tái hôn khi đã hết “thời gian ở giá”. Nếu trong “thời gian ở giá” họ có quan hệ tình cảm hoặc tái hôn với người đàn ông khác thì sẽ bị coi là phạm tội ngoại tình.
Ngày nay, có rất ít các quốc gia Hồi giáo chỉ áp dụng duy nhất Shariah trên lãnh thổ của mình. Phần lớn các quốc gia đều sử dụng song song luật do nhà nước ban hành và Shariah. Mặt khác, các quốc gia thông qua quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước phương Tây, đều chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của văn minh pháp lý phương Tây. Nhờ vậy, quyền của phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo đã được mở rộng. Một số quốc gia đã thừa nhận các quyền cơ bản của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế…Tuy nhiên, cũng còn một số ít các quốc gia duy trì áp dụng duy nhất luật Hồi giáo, chính vì vậy quyền của phụ nữ vẫn bịcoi nhẹ. Sự khác biệt về quyền phụ nữ ở khác quốc gia Hồi giáo ngày nay có thấy được thông qua việc nghiên cứu quyền phụ nữ ở những quốc gia điển hình như Ả-rập Xê-út – quốc gia chỉ áp dụng duy nhất Shariah, Inđônêxia – quốc gia có lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thếgiới và Pakistan là những nơi áp dụng song song pháp luật nhà nước ban hành và Shariah.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, sự đan xen giữa tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của con người, nhưng quyền bình đẳng trong xã hội cũng rất quan trọng. Làm sao để hài hòa được những vấn đề trên ở những quốc gia Hồi giáo quả thật rất khó.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
nhân quyền,
Thế Giới
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét