NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN TỚI VIỆC NƯỚC ANH RỜI EU
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Ba Sáu
Ngay sau sự kiện Brexit xảy ra, hàng loạt nguyên nhân đã được mang ra mổ xẻ, có nhiều ý kiến bình luận cho rằng do hậu quả chính sách nhập cư ồ ạt; do nạn khủng bố; do cơ hội tự do đi lại, làm việc không bình đẳng giữa các tầng lớp người nhất là giữa người già giới trẻ tại Anh... Nhưng dù nguyên nhân là gì đi nữa thì nước Anh cũng đã rời EU, điều dư luận quan tâm ngay lúc này là việc rời EU sẽ đem lại cho đời sống người dân Anh lợi ích gì mà họ đang mong chờ nhất.
Hãy tìm hiểu một chút về kết quả thống kê do FT thực hiện cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tăng lên theo độ tuổi. Trong khi số người đi bỏ phiếu ở độ tuổi 18-24 chỉ là 43%, độ tuổi 25-34 là 54%, tỷ lệ này ở người trên 65 tuổi là hơn 78%; 69% số người trên 65 tuổi ủng hộ Brexit, trong khi tỷ lệ này ở người trẻ dưới 26 chỉ là 21%. Theo Prendergast, nếu như có nhiều người trẻ ở Anh đi bỏ phiếu hơn, kết quả cuộc trưng cầu dân ý có lẽ đã khác, và Anh có thể sẽ không rời khỏi EU.
[caption id="attachment_11454" align="aligncenter" width="500"]
Người dân Anh hồ hởi đi bỏ phiếu rời EU[/caption]
Những con số này chứng minh mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất, mức sống người dân ở đất nước tư bản giàu có này phân tầng, phân cấp rõ rệt và quá chênh lệch giữa những người già thường phải sống nhờ trợ cấp xã hội so với số dân trẻ có điều kiện tự lao động. Trong khi những người trẻ có điều kiện đi lại tự do dễ dàng, và kiếm sống ở cả các quốc gia khác trong khối EU ngoài Anh, thì những người già phải sống mức sống nghèo khó do không kiếm được việc làm, thậm chí còn bị dân nhập cư “cướp” đi cả những cơ hội việc làm ở nội địa.
Thứ hai, ngay cả đa số giới trẻ ở nước Anh cũng thờ ờ với chính trị, không quan tâm hoặc không quá tin tưởng vào sức mạnh, và giá trị của chính quyền. Một số học giả lý giải, vì họ cảm thấy thất vọng với hệ thống dân chủ giả hiệu của quốc gia mình, nơi những nạn phân biệt chủng tộc, phân chia đẳng cấp, nạn khủng bố, tham nhũng, thuế má cao cắt cổ... vẫn xảy ra tràn lan.
Thứ ba, tâm lý tự tôn dân tộc, tìm lại bản sắc dân tộc, hay nói cách khác chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ trước những dân chủ giả hiệu, hội nhập hình thức mà các chính khách, giới lãnh đạo chóp bu quốc gia này luôn hô hào, tô vẽ một cách thái quá v.v.
Một thống kê của Google cho thấy số lượng tìm kiếm đối với từ khóa "EU là gì" tăng vọt ở Anh vào đêm sau cuộc trưng cầu dân ý, cho thấy rất nhiều người Anh sử dụng Internet - chủ yếu là người trẻ - không hiểu rõ mình vừa bỏ phiếu vì cái gì.
Và tổng hợp những con số này đã chỉ ra một điều, nước Anh một trong những nước tư bản hào hoa nhất thế giới không bóng bẩy, đẹp đẽ như những gì một số người, nhất là các anh chị “rân chủ” ôm chân đế quốc vẫn thường ca ngợi, tô vẽ. Dù là chủ nghĩa tư bản, hay chủ nghĩa xã hội điều cốt lõi vẫn phải là lòng tự tôn dân tộc, bản sắc văn hóa truyền thống, và quyền tự quyết phải luôn được thượng tôn.
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Nước Anh một trong những nước tư bản hào hoa nhất thế giới không bóng bẩy, đẹp đẽ như những gì một số người, nhất là các anh chị “rân chủ” ôm chân đế quốc vẫn thường ca ngợi, tô vẽ. Dù là chủ nghĩa tư bản, hay chủ nghĩa xã hội điều cốt lõi vẫn phải là lòng tự tôn dân tộc, bản sắc văn hóa truyền thống, và quyền tự quyết phải luôn được thượng tôn.
Trả lờiXóaViệc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) có thể tạo ra nguy cơ làm đảo lộn trật tự thế giới thời hậu Thế chiến II do Mỹ và các đồng minh tạo dựng.
Trả lờiXóaViệc đa số người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU chỉ là một trong chuỗi diễn biến liên quan đến nhau, báo hiệu khả năng diễn ra một cuộc sắp xếp lại quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, các đường biên giới và ý thức hệ trên toàn cầu
Trả lờiXóatốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào những học thuyết kinh tế tự do, đặc biệt khi họ phải đối mặt với những chính sách kinh tế sai lầm và tình trạng nhập cư ngày càng gia tăng.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân túy trở nên phổ biến tại các quốc gia phương Tây. Các đường biên giới ở Trung Đông bị xóa nhòa bởi các cuộc nội chiến và xung đột phe phái.
Trả lờiXóaNước Anh là một trụ cột cũng như là quốc gia được hưởng nhiều lợi ích trong trật tự thế giới đó. Quốc gia này có vị trí quan trọng tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), giữ vai trò nhất định trong quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Trả lờiXóaViệc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đã biến nước này thành biểu tượng cho những rạn nứt của chính trật tự thế giới đó.
Trả lờiXóaViệc London lựa chọn rời khỏi EU làm suy yếu vị thế của khối trên vai trò một thị trường chung lớn nhất thế giới cũng như một thành trì của nền dân chủ toàn cầu.
Trả lờiXóaGiờ đây, việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đã biến nước này thành biểu tượng cho những rạn nứt của chính trật tự thế giới đó. Việc London lựa chọn rời khỏi EU làm suy yếu vị thế của khối trên vai trò một thị trường chung lớn nhất thế giới cũng như một thành trì của nền dân chủ toàn cầu.
Trả lờiXóaViệc này cũng làm suy yếu sự thống nhất thời hậu chiến mà các liên minh cần đến để duy trì sự ổn định cũng như kiềm chế chủ nghĩa dân tộc từng đẩy châu Âu vào một cuộc xung đột đẫm máu, vào đúng thời điểm chủ nghĩa này đang hồi sinh mạnh mẽ.
Trả lờiXóaBản thân Brexit sẽ không xóa bỏ hoàn toàn trật tự quốc tế, nhưng nó sẽ tạo ra tiền lệ xấu, làm xói mòn niềm tin vào trật tự vốn được các quốc gia đồng minh dày công tạo dựng
Trả lờiXóacuộc bỏ phiếu Brexit của nước Anh là món quà bất ngờ cho ông chủ điện Kremlin. "Ông Putin sẽ xoa tay sung sướng"
Trả lờiXóaNgười dân Anh cảm thấy rất hồ hởi khi ra khỏi liên minh. Vì đối với người Anh thì lại không bao giờ có được lợi ích ở liên minh đó, nên việc ra khỏi đó là điều mà họ mong muốn từ lâu rồi
Trả lờiXóa