NHÀ BÁO CÓ ĐƯỢC XÚC PHẠM LÃNH TỤ
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
Nhà báo là lực lượng quan trọng trong một xã hội văn minh, là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch cho nên người ta gọi đó là quyền lực thứ sáu. Thế nhưng, cũng vì cái quyền lực thứ sáu này mà có nhiều nhà báo đã bất chấp lương tâm nghề nghiệp đăng tải những dòng tin, bài sai sự thật, không có cơ sở gây thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức và thậm chí là uy tín của Nhà nước. Đây cũng là thứ đang đấu tranh rất gay gắt giữa những nhà báo chân chính và những người lợi dụng nghề báo để làm điều xấu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, thời gian gần đây xuất hiện những nhà báo thoái hóa, biến chất mượn danh nghĩa nhà báo để đăng tải, viết những bài mang tính chất xuyên tạc sự thật, xúc phạm hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tới vấn đề chính trị và đối ngoại của nước ta.
Sự việc Phùng Hiệu có những lời lẽ xúc phạm Chủ tịch Fidel và đám tang của Ngài là một minh chứng rõ nét nhất.
Ngay sau sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã ngay lập tức có những quyết định nhằm xử lý sai phạm này. Cụ thể, Phùng Hiệu đã bị ngưng việc và có thể bị kỷ luật do ông viết trên Facebook cá nhân phê phán lãnh tụ Fidel Castro. Đó có lẽ là một hình phạt chẳng phải là nặng với hành động ngu ngốc này của Phùng Hiệu, một hành động xúc phạm danh dự của những người làm báo.
Thế nhưng, đám rận chủ lại tiếp tục lấy đó làm chủ để gào thét. Trên một số trang báo lá cải, đảm rận chủ thi nhau xiên xỏ câu chuyện này kiểu như là “Việc này được dư luận đánh giá là cái cùm ngày một siết chặt cổ báo chí lề phải trong việc trình bày chính kiến riêng của mình thông qua một vấn đề, một nhân vật mà Đảng không muốn bàn tới” hay như là “Đối với cư dân mạng thì câu status này rất bình thường chẳng có gì nghiêm trọng đến nỗi phải e dè, sợ hãi nhưng đối với một nhà báo, những gì anh viết lên trái với ý muốn của hệ thống là cả một sự phấn đấu tâm lý, vượt qua sự sợ hãi thường nhật để nói lên suy nghĩ của anh vốn không được trang trải trên mặt tờ báo mà mình đang công tác” .v.v. Rồi cũng từ đó mà đám rận chủ rêu rao rằng báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ, vu khống vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Những hành động hèn hạ và dốt nát đó xứng đáng phải bị trừng trị thích đáng. Bất cứ hình phạt nào cũng đều thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Đó không phải là ngăn cấm những người làm báo mà là trả lại danh dự cho những nhà báo chân chính.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Năm 2015, hai nhà báo của tờ Myanmar Herald có hànhvi “phỉ báng” ông Thein Sein (Tổng thống Myanma). Sau khi bị bắt giữ và được thả ngay sau đó, họ đã phải nhận mức phạt tiền cao nhất vì vi phạm Đạo luật Truyền thông mới được ban hành.
Trả lờiXóaNhà báo không phải là người muốn nói gì thì nói, báo chí đâu phải là thứ quyền lực thứ tư, không ai chấp nhận cho họ việc làm như vậy. Nhà báo hoạt động điều đầu tiên là phải dựa trên tinh thần sự thật, phản ánh sự thật, nếu nhà báo mà dối trá thì đương nhiên phải chấp nhận bị xử lý.
Trả lờiXóa