NGUYỄN ĐÌNH CỐNG – MẶT TRỞ MẶT
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Không dừng lại với những gì mình đã nói, đã lộng ngôn thời gian qua, Nguyễn Đình Cống lại tiếp tục lún sâu vào con đường tội lỗi, tai tiếng của mình. Từ một con người có học, có ích đáng kính trở thành một người vô học, vô tích sự lại thêm cái phần phá hoại. Nguyễn Đình Cống đã ném toàn bộ sự nghiệp, danh tiếng và sự đáng kính của mình vào sọt rác một cách không thương tiếc.
Từ những thứ mà ông gọi là góp ý mang tính xây dựng giờ đây đã chuyển thành giọng cực đoan của một Nguyễn Đình Cống được có thể được coi là đã kết nạp cùng đám rận chủ cuội. Câu nói gần đây nhất: “Muốn chấn hưng giáo dục phải thay đổi thể chế chính trị” cho thấy chẳng còn chút gì để chúng ta phải tôn trọng con người này. Bởi vì với phát biểu đó, Nguyễn Đình Cống đã tự đẩy mình rời xa khỏi dân tộc.
Được sinh ra và học tập rèn luyện trong môi trường xã hội chủ nghĩa rồi sau đó được phong danh hiệu Giáo sư, Nguyễn Đình Cống đã không biết ơn, tôn trọng những gì đã tôi luyện mình nên người mà lại quay sang phản bội, phá hoại nó.
Nguyễn Đình Cống nói: “Nền giáo dục Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng, tụt hậu nhiều bậc so với các nước trong vùng. Có nhiều nguyên nhân được đề cập đến để giải thích cho sự tụt hậu đó mà nổi bật là triết lý giáo dục. Có người nói Việt Nam chưa có triết lý giáo dục nhưng số đông khẳng định từ xa xưa Việt Nam đã có triết lý, có nguyên lý giáo dục. Sở dĩ có tình trạng tụt hậu là do mấy chục năm gần dưới chế độ toàn trị của đảng cộng sản, giáo dục đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thực hiện một triết lý giáo dục xơ cứng, bảo thủ biến con người trở thành nô lệ”
Phải khẳng định rằng, giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng mang tính nền tảng để phát triển đất nước. Nhìn vào đời sống và trình độ phát triển của một quốc gia chúng ta có thể đánh giá được phần nào nền giáo dục của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, nền giáo dục quốc dân đã có nhiều thay đổi tích cực trong thời gian qua. Tuy vậy, nó vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện mà tất cả chúng ta đều thừa nhận. Những điểm cần hoàn thiện đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, việc quy chụp nó như Nguyễn Đình Cống, đổ lỗi cho thể chế chính trị là không thể chấp nhận được.
Khẳng định: “cần thay đổi thể chế chính trị để chấn hưng giáo dục” của Nguyễn Đình Cống là một sự quy chụp vô căn cứ, một sự quy chụp có chủ ý xấu và không thể chấp nhận được. Nó ràng cho chúng ta thấy con người này đang nghĩ gì? Với ông ta, bản chất con người đã chuyển sáng chống phá chế độ rồi đó. Ông ta chỉ mượn câu chuyện giáo dục để thực hiện chủ ý xấu xa của mình mà thôi. Sau khẳng định này, có lẽ tên gọi GS. Nguyễn Đình Cống không còn nữa. Thay vào đó, Nguyễn Đình Cống chính thức trở thành một phần của đám rận chủ cuội ngoài kia. Một đứa con đã hỏng.
Khánh Việt
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập,
nguyễn đình cống
Giáo sư Nguyễn Đình Cống là nhân vật khá nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng, từng nhiều năm đứng trên giảng đường để truyền đạt kiến thức cho sinh viên trong các ngành, nghề liên quan đến xây dựng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, vị giáo sư già này là ít tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, chuyển trọng tâm sang hoạt động chính trị, nhưng cái “chính trị” ở đây không phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển của nước nhà mà theo chiều hướng trái ngược hẳn.
Trả lờiXóaSau khi bị khai trừ không thương tiếc khỏi Đảng, Nguyễn Đình Cống thường xuyên trả lời phỏng vấn của các đối tượng xấu. Nội dung phỏng vấn không hề đề cấp đến lĩnh vực xây dựng mà ông được phong đến học hàm giáo sư, chủ yếu chúng hướng đến những yếu tố liên quan đến chính trị, dân chủ, nhân quyền, những vấn đề này thì Nguyễn Đình Cống chỉ là một kẻ tầm thường, hiểu biết không hơn ai.
Trả lờiXóaĐể một kẻ tráo trở như Nguyễn Đình Cống trở thành giáo sư thì đúng là giáo dục có vấn đề. Xã hội này, đất nước này đã cho ông ta rất nhiều nhưng cuối cùng ông ta lại phản bội lại, quay sang phá hoại
Trả lờiXóa