VIỆT NAM CÓ CÔ ĐỘC???
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Mới đây, tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Stratfor tiếp tục loạt bài phân tích tình hình Việt Nam trong bối cảnh các thay đổi lớn trong khu vực. Stratfor đã nói cán cân quyền lực ở Đông Nam Á đang dịch chuyển có lợi cho Trung Quốc, “và có lẽ không có nước nào cảm nhận điều này rõ ràng hơn Việt Nam”.
Theo Stratfor, Việt Nam thầm lặng tìm cách thúc đẩy quan hệ với các đối tác để bảo vệ chủ quyền, thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính sách xoay trục lại gần với Trung Quốc, Việt Nam sẽ trở nên cô độc trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh.
Nhận định của Stratfor về chính sách ngoại giao của Việt Nam có thể là đúng. Đơn giản vì Việt Nam công khai chính sách đối ngoại của mình với thế giới “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước, không liên minh với một nước để chống lại nước thứ ba; trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia…”. Chính sách này rất phù hợp trong quan điểm quan hệ quốc tế hiện nay của các nước. Với lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt lên hàng đầu thì không gì là không thể diễn ra. Những dự đoán đó của Stratfor là thiếu căn cứ.
Các nước không thực thi chính sách xoay trục lại gần với Trung Quốc mà đó là chiến lược đa phương của các quốc gia hiện nay. Vì vậy chẳng có gì khẳng định Việt Nam sẽ cô độc trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh. Nếu lấy áp lực của nước lớn để chèn ép thì không chỉ Việt Nam, ngay cả Mỹ và các cường quốc trên thế giới đều phải chùn Trung Quốc. Nhưng nếu có một chiến lược khôn ngoan thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công. Ít nhất là tránh gây căng thẳng, quân sự hóa biển Đông và giải quyết nó bằng luật pháp quốc tế.
Nên nhớ một điều, mặc dù lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu nhưng những tính toán chiến lược để sắp xếp lại trật tự quốc tế vẫn là vấn đề mà các cường quốc đều tính toán đến. Vì vậy, tăng cường hợp tác như vậy một mặt để phát triển kinh tế những mặt khác cũng là kiểm tỏa lẫn nhau. Các cường quốc không dễ để chấp nhận một Trung Quốc vươn lên bằng một sự chèn ép và thô bạo như vậy. Điều đó có nghĩa là, những lợi ích mang tính lâu dài vẫn đang được tính toán. Việt Nam sẽ không cô độc trong việc thực hiện chính sách với Trung Quốc.
Khánh Việt
Tags:
biển Đông,
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Trong những năm trước đây, khi giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, Trung Quốc luôn dùng chiêu bài không chấp nhận đàm phán đa phương, chỉ chấp nhận đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia có liên quan. Ý đồ quá rõ ràng của Trung Quốc là chia rẽ sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn thể khối ASEAN để dễ bề áp đặt những yêu sách phi lý, thiếu căn cứ về chủ quyền đối với biển Đông. Có thể thấy, vấn đề biển Đông đang làm cho các quốc gia ASEAN xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh tập thể. Hi vọng trong tương lai không xa, bằng vào sức mạnh này có thể duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trả lờiXóaCó thể thấy, vấn đề biển Đông đang làm cho các quốc gia ASEAN xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh tập thể. Hi vọng trong tương lai không xa, bằng vào sức mạnh này có thể duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Những hành động ngang ngược, hung ác, bất chấp các luật pháp quốc tế của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông là hành vi không thể chấp nhận được. Họ cứ nghĩ mình là nạn nhân ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ đánh lừa được dư luận trong nước và quốc tế mới sợ chứ. Xin thưa không bao giờ luôn, vì sao ư? Đơn giản chính nghĩa luôn được phân định rõ ràng, gieo nhân nào gặp quả ấy mà
Trả lờiXóaChưa thấy bất kì cái quốc gia nào to lớn, phát triển mà lại là cái loại bẩn thỉu và vô liêm sỉ như ông láng giềng Trung Quốc nhà mình. Càng ngày Trung Quốc càng hung bạo hơn, âm mưu thủ đoạn hơn. Một mình Trung Quốc một kiểu chả giống ai, nếu cứ tiếp diễn thế này tình hình các nước trong khu vực Biển Đông ngày càng căng thẳng, mà mấu chốt vẫn ở Trung Quốc, đừng ỷ thế nước to bắt nạt nước nhỏ. Vừa ăn cắp lại còn vừa la làng chứ. CŨng đơn giản thôi vì cái yếu nhất của Trung Quốc là cái lý, họ không có chủ quyền trên biển Đông, đâm ra lôi trò mèo ăn vạ ra hòng đánh lừa dư luận, Thật bỉ ổi
Trả lờiXóaTàu khựa lắm mưu mô. Lịch sử hàng ngàn năm chung sống với ông bạn láng giềng Trung Quốc đã minh chứng về những quỷ kế mà nước này “xuất khẩu” khắp thế giới. Sau khi âm thầm cải tạo các đảo trong vùng biển tranh chấp nhằm tạo sự đã rồi đối với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục thực hiện các chính sách “mị dân” để huy động sức mạnh của đội ngũ hải ngư trong hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình. Chúng ta cần phải xác định rằng, âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi. Vì vậy, Việt Nam cần theo dõi các động thái mới của Trung Quốc để có những bước đi chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trên Biển Đông.
Trả lờiXóaCó thể thấy ASEAN đang đứng những thách thức lớn về việc làm thế nào để duy trì được một tiếng nói chung, một sự đoàn kết nhất định trong bối cảnh Trung Quốc đang có những bước đi đầy toan tính nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình tại một khu vực mang tính chiến lược như Đông Nam Á. Mỗi quốc gia đều có lợi ích riêng với Trung Quốc bên cạnh sự thống nhất chung của nội khối. Vấn đề là các nước nên đặt “lợi ích” nào mang tính bền vững, lâu dài và thiết thực để bày tỏ quan điểm của mình trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Trả lờiXóaViệc xác định chủ quyền của nước ta đối với biển Đông hiện nay là vấn đề cần giải quyết triệt để, không cho Trung Quốc có cơ hội, lý do để tiếp tục gây khó dễ cho ta về vấn đề này. Chúng ta thấy rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan đến chủ quyền quốc gia, trọn vẹn lãnh thổ. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề không chỉ một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn và hết sức khôn khéo. Vì thế không nên có một cái nhìn phiến diện mà cần có một cái nhìn trọn vẹn, sâu sắc như những chủ trương mà Đảng, Nhà nước ta đưa ra.
Trả lờiXóaTrước tình hình căng thẳng đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đẻ bảo vệ chủ quyền của đất nước như công văn phản đối các hành động của Trung Quốc ; tiến hành các cuộc gặp song phương, đa phương ; tranh thủ sự ủng hộ cộng đồng quốc tế; đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta luôn tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết được vấn đề biển Đông, toàn Đảng, toàn dân ta phải chung sức, chung lòng đoàn kết toàn dân trong mọi chủ trương, chính sách và vấn đề Biển Đông.
Trả lờiXóa"Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính sách xoay trục lại gần với Trung Quốc, Việt Nam sẽ trở nên cô độc trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh". Cái này đâu có đúng. Có lẽ chẳng quốc nào thích cái tính ngang ngược của Trung Quốc cả. Nhưng TQ cậy mình lớn, tạo sức ép lên các nước khác nên phần nào người ta phải chấp thuận theo thôi.
Trả lờiXóa