Vậy kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
Thưa các bạn, có thể hiểu nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Như vậy, có thể thấy nền kinh tế này vừa có tính kinh tế
thị trường, vừa có tính định hướng XHCN. Đây là điều mà từ Đại hội Đảng lần thứ
VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, mô hình kinh tế này ngày càng được hoàn thiện
và được chứng minh tính đúng đắn trên cả phương diện lý luận và thực tế.
Thứ hai, nếu
đem so sánh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nền kinh tế thị trường của
các nước tư bản trên thế giới hiện nay, ta có thể thấy rõ tính ưu việt của KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam. Bạn có thể hình dung, trong nền KTTT của tư bản, tư
liệu sản xuất nằm hết trong tay các nhà tư bản, lợi nhuận chỉ phục vụ cho nhà
tư bản, phục vụ cho Đảng cầm quyền, không có hoặc rất ít công bằng xã hội… Trong
khi đó, ở Việt Nam, nền kinh tế nhiều thành phần, chế độ công hữu giữ vai trò nền
tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; nền
kinh tế này có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam ; và sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi
chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nhà nước khuyến khích làm giàu chính đáng
đồng thời tích cực xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế song song với thực
hiện các chính sách, phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng và an sinh xã hội, chú
trọng phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, làm cho khoảng cách giữa thành
thị và nông thôn ngày càng gần lại…
Thứ ba, thực
tiễn hơn 30 năm đất nước đổi mới đã chứng minh kinh tế thị trường định hướng XHCN
chính là kim chỉ nam để Việt Nam phát triển toàn diện. Từ một quốc gia lạc hậu,
thiếu đói thường xuyên, kém phát triển, đến nay chúng ta đã trở thành nước xuất
khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, trở thành nước đang phát triển. So với thời kỳ
trước đổi mới, đến nay diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc
độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống Nhân dân
không ngừng được cải thiện. Nếu như, giai đoạn 1986 - 1990, tăng trưởng GDP
bình quân hằng năm của nước ta chỉ đạt 4,4%, nhưng đến giai đoạn 1991 - 1995, con
số này tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó; mặc dù chịu sự tác động của
khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai
đoạn 1996 - 2000 vẫn đạt 7,6%; giai đoạn 2011 - 2015, GDP ước đạt mức tăng bình
quân hơn 6%. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ở
nước ta cũng được nâng lên. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đạt
hơn 2.200USD…
Chúng ta cũng cần phải nhớ rằng kinh
tế thị trường định hướng XHCN chưa có tiền lệ trong lịch sử, khó tránh khỏi sai
lầm, vấp váp, cho nên nhìn nhận thấu đáo vấn đề này, Đảng ta đã khẩn trương rà
soát, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế kinh tế để giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các thành phần kinh tế, thực hiện
xã hội hoá tối đa các dịch vụ công, hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên
để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình
trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách tiền
lương, gắn với xây dựng, thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính
sách đối với người có công, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu -
nghèo...
Trong một thế giới thông tin đã chiều
như hiện nay, việc chọn lựa được những thông tin có giá trị, hữu ích là việc rất
cần thiết. Để làm được điều này, bài viết chỉ đề cập tới một góc độ rất nhỏ của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mong rằng, quý bạn đọc sẽ có cái nhìn
phổ quát hơn về thuật ngữ này, để từ đó hiểu đúng về nó, không tin theo những
luận điệu xuyên tạc rẻ tiền của đám rận cuội.
Đan Nguyên
Trong suốt quá trình 30 năm đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ, sát thực tế hơn về tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc, thể chế và cơ chế vận hành của nền KTTT định hướng XHCN. Khi bắt đầu đổi mới, Đảng quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng. Trong quá trình đổi mới, từ thực tiễn, Đảng nhận thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, KTTT là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng CNXH; từ chỗ áp dụng cơ chế thị trường tiến đến phát triển KTTT, đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế KTTT định hướng XHCN. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc về đường hướng phát triển kinh tế của đất nước để phấn đấu vì mục tiêu chung
Trả lờiXóaMình nghĩ đám rận chủ cuội này cũng chỉ dựa trên các báo cáo thua lỗ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong các năm để xuyên tạc về định hướng, mô hình phát triển kinh tế của nước ta mà thôi. Chúng cho rằng đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó. Nhưng thưa các bạn các bạn chỉ nhìn cái ngọn mà không nhìn thấy cái gốc của vấn đề là gì, mình thấy bài viết này tác giả phân tích rất cụ thể, không còn bàn tán gì về thành tựu của mô hình kinh tế mà Đảng ta đã lựa chọn.
Trả lờiXóaTừ khi lý luận về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam đến nay, đã có nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí có ý kiến còn phê phán, bác bỏ. Nhưng các thành tựu phát triển đất nước trong các năm qua đã chứng minh thể chế kinh tế của chúng ta là đúng đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam, phù hợp với con đường đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn.
Trả lờiXóaĐể bảo đảm định hướng XHCN đạt tới mục tiêu, trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Có không ít ý kiến bài bác hoặc tranh cãi tư biện về sự chủ đạo này. Trong khi về đường lối và trong thực tiễn, chúng ta có một lộ trình giảm dần số lượng doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức thích hợp, như: cổ phần hóa và giao, khoán, bán, cho thuê. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước tại một số ngành kinh tế trọng yếu và những ngành mà tư nhân chưa đủ khả năng tham gia, như doanh nghiệp công ích, với mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và giữ vai trò điều tiết để ngăn ngừa bất ổn, khủng hoảng kinh tế, cũng là để bảo vệ sự an lành môi trường làm ăn, cuộc sống của mọi người dân. Đó là ý nghĩa của vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Vai trò này hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Trả lờiXóaDĩ nhiên, KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để thị trường có thể vận hành nhịp nhàng, đồng bộ với sự lựa chọn con đường phát triển, từ đó thúc đẩy nhanh hơn quá trình “người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” như mong muốn của Bác Hồ.
Trả lờiXóaBất bình đẳng, xã hội bị phân cực là nguyên nhân dẫn đến rối loạn, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Môi trường bị hủy hoại làm tăng trưởng phải trả giá đắt, không bảo đảm phát triển bền vững. Trong điều kiện bùng nổ nông tin, dân trí được nâng cao, ý thức dân chủ ngày càng mạnh mẽ dẫn đến các phong trào xã hội chống lại các hiện tượng này. Chính vì vậy thành tựu hơn 30 năm đất nước đổi mới đã chứng minh kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là kim chỉ nam để Việt Nam phát triển toàn diện, và cũng là cái tát vào mặt đám côn đồ hung hãn rận thối
Trả lờiXóaNền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trả lờiXóaTrong suốt quá trình 30 năm đổi mới, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ, sát thực tế hơn về tính tất yếu, mục tiêu, bản chất, đặc trưng, cấu trúc, thể chế và cơ chế vận hành của nền KTTT định hướng XHCN. Khi bắt đầu đổi mới, Đảng quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng.
Trả lờiXóa